Ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Học kì II

Ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Học kì II

Bài 10. Cần phải trộn bao nhiêu lít nước sôi vào 3kg nước ở 200C để được nước ấm ở 400C?

Bài 11. Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 200g ở 1000C và 0,5 lít nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của dồng là 380J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi & bài tập: Ôn tập môn Vật Lí 8 – Học kì II
Bài 1. Công suất của một ô tô là 80kW. Ô tô chuyển động trong 10s và đi được quãng đường 200m. Tính lực kéo của ô tô.
Bài 2. Một cần trục nâng một vật có trọng lượng 25000N lên cao với vận tốc không đổi là 0,8m/s. Tính công suất của cần trục đó.
Bài 3. Công suất của một ô tô là 8kW. Ô tô chuyển động đều với vận tốc 72km/h. Tính lực kéo của ô tô.
Bài 4. Đựng khối khí trong xilanh có pittông nhẹ đóng kín. Đun nóng khối khí. Hỏi:
Nhiệt năng của khí, xilanh thay đổi như thế nào?
Trong quá trình trên, khi nào có sự thực hiện công?
Bài 5. Khi vẽ tranh muốn có được màu như ý muốn thì ta hòa trộng các màu khác lại với nhau. Hãy giải thích cách làm trên.
Bài 6. Có hai ấm nước: Một ấm màu sáng, láng bóng và một ấm bị bám muội đen, ấm nào giữ nhiệt lâu hơn? Hãy giải thích.
Bài 7. Một học sinh cho rằng khi trời lạnh ta nên mặc áo len dày. Học sinh khác lại cho rằng nên mặc nhiều áo mỏng thì ấm hơn. Ý kiến của em như thế nào?
Bài 8. Để 1kg nước và 1kg rượu tăng lên đến nhiệt độ như nhau thì nhiệt lượng cần cung cấp cho chúng có bằng nhau không? Tại sao?
Bài 9. Người ta thả vào 200g nước một thỏi đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ của hỗn hợp sau khi có sự cân bằng nhiệt là 400C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K.
Bài 10. Cần phải trộn bao nhiêu lít nước sôi vào 3kg nước ở 200C để được nước ấm ở 400C?
Bài 11. Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 200g ở 1000C và 0,5 lít nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của dồng là 380J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K.
Bài 12. Người ta dùng một máy bơm để bơm 10m3 nước lên độ cao 4,5m.
Máy cần thực hiện một công là bao nhiêu?
Thời gian để bơm nước là 30 phút. Tính công suất của máy.
Bài 13. Một cần trục nâng một vật có khối lượng 600kg lên độ cao 4m trong thời gian 12s. Tính công suất cần trục.
Bài 14. Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 10500N, sau 90 giây máy bay đạt được độ cao 850m. Tính công suất của động cơ máy bay.
_____ Hết _____
Hướng dẫn giải
Bài 1: Tóm tắt
𝒫 = 80kW = 80000W
t = 10s; s = 200m
Fk = ?
Giải
Công để ô tô thực hiện trong 10s là: A = 𝒫.t = 80000.10 = 800000J
Lực kéo của ô tô thực hiện là: 
ĐS: Fk= 4000N
Bài 2: Tóm tắt
P = 25000N
v = 0,8m/s
𝒫 =?
Giải
Công để đưa vật đó lên độ cao h là: A = P.h = P.v.t (1)
Công thực hiện của cần trục: A = 𝒫.t (2)
So sánh (1) và (2) ta có: 𝒫.t = F.v.t
Suy ra: 𝒫 = F.v = 25000.0,8 = 20000W = 20kW
ĐS: 𝒫 = 20kW
Bài 3: Tóm tắt
𝒫 = 8kW = 8000W
v = 72km/h = 20m/s
Fk = ?
Giải
Công thực hiện của ô tô là: A = 𝒫.t
Mà A = F.s = F.v.t
→ 𝒫.t = F.v.t
→ 
ĐS: F = 400N
Bài 4. Trả lời
a) Nhiệt năng của khí trong xilanh tăng, vì nhiệt độ của khối khí trong xilanh tăng, các phân tử khí trong xilanh chuyển động nhanh hơn.
b) Trong quá trình trên, khi khối khí trong xilanh nóng lên, nở ra đẩy cho xilanh chuyển động. Khi đó có sự thực hiện công.
Bài 5. Trả lời: Khi vẽ tranh muốn có được màu như ý muốn thì ta hòa trộn các màu khác lại với nhau. Cách làm trên là dựa vào đặc điểm phân tử của các chất. Do giữa các phân tử có khoảng cách nên các phân tử có thể xen kẽ vào khoảng cách của nhau để tạo ra các màu sắc khác.
Bài 6. Trả lời: Hai ấm, 1 ấm màu sáng láng bòng và 1 ấm bị bám muội đen, ấm giữ nhiệt lâu hơn là ấm bám muội đen vì màu tối có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và tán xạ nhiệt kém.
Bài 7. Trả lời: Khi trời lạnh mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày vì: Giữa các lớp áo mỏng có không khí mà không khí lại dẫn nhiệt kém nên ta thấy ấm hơn.
Bài 8. Trả lời:
Để 1 kg nước và 1 kg rượu tăng lên nhiệt độ như nhau thì nhiệt lượng cần cung cấp cho chúng không bằng nhau vì:
Để 1 kg nước tăng 10C cần một nhiệt lượng Q1 = 4200J (tra bảng nhiệt dung riêng)
Để 1 kg rượu tăng 10C cần một nhiệt lượng Q2 = 2500J (tra bảng nhiệt dung riêng)
→ Q1 > Q2, do đó nhiệt lượng cần cung cấp cho chúng không bằng nhau.
Bài 9. Tóm tắt
Vật 1: Nước thu nhiệt
m1 = 200g = 0,2 kg → t1
c1 = 4200J/kg.K
t = 400C
Vật 2: Đồng tỏa nhiệt
m1 = 600g = 0,6 kg → t2 = 1000C
c2 = 380J/kg.K
t = 400C
t1 = ?
Giải
Nhiệt lượng mà 200g nước thu vào khi nhiệt độ tăng từ t1 đến 400C là:
Qthu = m1.c1.(t – t1) = 0,2.4200. (40 – t1) = 840. (40 – t1)
Nhiệt lượng mà 600g đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ 1000C đến 400C là:
Qtỏa = m2.c2. (t2 – t) = 0,6.380. (100 - 40)= 1368J
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa = Qthu ↔ 840. (40 – t1) = 1368
→ 33600 – 840t1 = 1368 → 
Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là 38,370C.
ĐS: t1 =38,370C
Bài 10: Tóm tắt
m1 =3kg, t1 = 200C
t2 = 1000C, t = 400C
m2 = ?
Giải
Nhiệt lượng mà 3kg nước thu vào để tăng từ 200C đến 400C là:
Qthu = m1.c1.∆t1 = 3.c.(40 – 20) = 60c
Nhiệt lượng mà m2 kg nước tỏa ra để giảm từ 1000C đến 400C là:
Qtỏa = m2.c. ∆t2 =m2.c.(100 – 40) = 60m2.c
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
 Qthu = Qtỏa → 60m2.c = 60c → m2 = 1kg ↔ 1 lít.
ĐS: m2 = 1lít
Bài 11: Tóm tắt
m1 = 200g =0,2kg, t1 = 1000C, c1 = 380J/kg.K
c2 = 4200J/kg.K, V2 = 0,5 nước → m2 = 0,5kg, t2 = 200C
t = ?
Giải
Nhiệt lượng mà quả cầu tỏa ra hạ nhiệt độ từ 1000C đến t độ là:
Nhiệt lượng mà 0,5 kg nước thu vào để tăng từ 200C đến t độ là:
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 ta có:
ĐS: t = 22,80C
Bài 12: Tóm tắt
Vnước = 10m3 = 10000 → m = 10000kg → P = 100000N, h = 4,5m
t = 30phút = 1800s
A = ?
℘máy = ?
Giải
Công do máy bơm thực hiện để đưa nước lên cao là:
A = P.h = 100000. 4,5 = 450000J
Công suất của máy bơm là: 
ĐS: a) A = 450000J
b) ℘ = 250W
Bài 13: Tóm tắt: 
m = 600kg 
h = 4m; t =12s
℘ = ?
Giải
Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10.600 = 6000N
Công để đưa vật lên cao 4m là: A = P.h = 6000.4 = 24000J
Công suất của cần trục là: 
ĐS: ℘ = 2000W
Bài 14: Tóm tắt
F = 1500N, t = 90s
h = 850m
℘ = ?
Giải
Công để tạo ra lực phát động của máy bay khi cất cánh là:
A = F. h = 1500.850 = 1275000J
Công suất của động cơ máy bay là: 
ĐS: ℘ = 14166,7W
_____ Hết _____

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi bai tap Li 8 Ki II.doc