Ôn tập cơ bản và nâng cao Vật lí lớp 9 phần Quang học - Lê Xuân Lộc

Ôn tập cơ bản và nâng cao Vật lí lớp 9 phần Quang học - Lê Xuân Lộc

1. a. Các vật nhiễm điện có những tính chất chung nào ?

b. Để nhận biết một vật nhiễm điện ta có thể dùng những cách nào ?

c. Cách nào trong các cách đã nêu khó phát hiện vật nhiễm điện yếu ?

2. a. Các vật nhiễm điện tác dụng vào nhau theo quy luật thế nào ?

b. Sau khi xát vào lông thú, hai thanh nhựa sẽ hút hay đẩy nhau ? Vì sao ?

c. Đưa thanh nhựa đã xát vào len lại gần thanh thủy tinh đã xát vào lụa khô thì chúng sẽ hút nhau hay đẩy nhau ? Vì sao ?

d. Thanh thủy tinh sau khi xát vào lụa khô sẽ hút hay đẩy mảnh lụa khô ?

3. a. Đưa hai quả cầu nhỏ lại gần nhau thì thấy chúng đẩy nhau. Có thể khẳng định gì về dấu của điện tích trên hai quả cầu đó ?

 b. Nhìn thấy một đũa thủy tinh hút một quả cầu bấc mà khẳng định rằng quả cầu bấc và đũa thủy tinh nhiễm điện trái dấu thì có đúng không ?

4. Cho các quả cầu nhỏ, nhẹ A, B, C, D treo dưới các sợi tơ mảnh.

 Biết rằng A đẩy B, B hút C, C đẩy D.

a. Các vật trên có vật nào không nhiễm điện hay không ? Vì sao ?

b. Nếu D mang điện tích dương thì dấu điện tích của các vật kia thế nào ?

c. D sẽ tác dụng thế nào với B ? Với A ?

Một quả cầu bấc đã nhiễm điện được treo dưới một sợi chỉ tơ mảnh. Cho thêm một thanh nhựa sẫm, một thanh thủy tinh, một mảnh lụa khô, một tất

doc 19 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập cơ bản và nâng cao Vật lí lớp 9 phần Quang học - Lê Xuân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. quang học: 
a. Tại sao nói: ngoài trời đêm 30 mở mắt cũng như nhắm mắt ? Tại sao ban ngày lấy tay bịt mắt thì không thấy ánh sáng ? Mắt nhận thấy ánh sáng khi nào ? Tại sao người bị bệnh mộng mắt chỉ thấy xung quanh sáng lờ mờ ? 
b. Một cây nến chưa thắp để trong hộp kín, ta ghé mắt vào lỗ ở thành hộp để nhìn thì có thấy cây nến không ? Vì sao ? Một bóng đèn điện đang sáng trong phòng, ta đi ra ngoài, khuất tường, mắt có nhìn thấy đèn nữa không ? Vì sao ? Tại sao vào buổi tối, khi trong phòng kín đột ngột mất điện ta không nhìn thấy các đồ vật xung quanh ? Mắt nhìn thấy một vật khi nào ?
c. Tìm một ví dụ thực tế chứng tỏ: Nếu từ vật không có ánh sáng phát ra thì mắt không nhìn thấy vật ? Tìm một ví dụ thực tế chứng tỏ: Từ vật có ánh sáng phát ra, nhưng ánh sáng đó không đến được mắt, thì mắt không nhìn thấy vật ?
d. Tại sao từ trong bóng tối, đột ngột bước ra chỗ sáng, ta cảm thấy chói mắt ? Tại sao từ ngoài sáng bước vào hầm có ít ánh sáng lọt vào, thoạt tiên ta thấy tối sầm, sau đó mới cảm nhận được là có ánh sáng ?
2. a. Từ các vật sau đây đều có ánh sáng phát ra: Mặt Trời, Mặt Trăng, ngọn nến đang cháy, cây nến nằm trên bàn, bóng đèn điện chưa bật, dây tóc đèn điện đang sáng, ngọn lửa đèn cồn, cây bút bi, quyển vở. Các nhà khoa học đã chia tất cả các vật sáng đó thành 2 loại khác nhau. Theo em, các nhà khoa học đã phân chia như thế nào ? Hai loại vật sáng đó khác nhau ở chỗ nào ? 
b. Chỉ ra nguồn sáng, vật được chiếu sáng trong các vật sau đây: sao Hoả, sao Chức Nữ , hòn than đỏ, que củi, mắt mèo ta nhìn thấy ban đêm, gương soi sáng loáng, cây nến đang cháy, bóng đèn điện đang sáng. 
Hãy kể tên 4 nguồn sáng, 4 vật được chiếu sáng trong thực tế ?
3. a. Vật chắn sáng là gì ? Cho 3 ví dụ ? Vật trong suốt là gì ? Cho 3 ví dụ ?
b. Nước là vật chắn sáng hay vật trong suốt ? Nhựa PVC (làm xô, chậu) là vật chắn sáng hay vật trong suốt ?
c. Vật rắn trong suốt được dùng ở những chỗ nào trong thực tế ?
4. a. Quan sát ánh đèn pha ô tô hoặc đèn la de chiếu trong không khí ban đêm ta có nhận xét gì về đường truyền của ánh sáng trong không khí bình thường ? Làm thế nào để kiểm tra 3 điểm thẳng hàng ? Bố trí, thực hiện thí nghiệm thế nào để kiểm tra dự đoán ánh sáng truyền theo đường thẳng ? (C1: Đèn la de chiếu là là mặt bìa, dùng bút bi đánh dấu 3 điểm, dùng thước thẳng hoặc dây chỉ mảnh căng thẳng để kiểm tra. C2: Đèn la de chiếu qua 3 khe hẹp trên 3 tấm bìa dựng đứng trên mặt bàn, dùng thước hoặc dây chỉ kiểm tra. C3: Ngắm đèn qua 3 lỗ nhỏ đục trên 3 tấm bìa dựng đứng đặt trên bàn, dùng que nhỏ, thẳng để kiểm tra. C4: Dùng 3 kim cắm lần lượt để kim cắm sau che không cho ánh sáng truyền đến kim cắm trước, dùng thước hoặc dây chỉ để kiểm tra)
b. Trong nước và thuỷ tinh bình thường đường truyền ánh sáng thế nào ? Làm thế nào để kiểm tra dự đoán ? Nhận xét chung về đường truyền ánh sáng ?
c. Nước và không khí đều là môi trường trong suốt, nhưng tính chất khác nhau. Trong không khí ánh áng truyền thẳng, nhưng khi truyền từ không khí sang nước ánh sáng có tiếp tục đi thẳng hay không ? Làm thế nào để xác minh nhận định nào đúng ? Từ không khí vào thuỷ tinh, ánh sáng có tiếp tục truyền thẳng hay không ? Như vậy, xuyên các môi các môi trường trong suốt nhưng không cùng tính chất thì đường truyền ánh sáng có còn thẳng nữa không ? Vậy, trong môi trường trong suốt ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng với điều kiện gì ?
d. Nước nóng lên thì có cùng tính chất với nước lạnh nữa không ? Vì sao ? Xuyên qua các khối nước nóng lạnh khác nhau thường xuyên thay đổi thì đường truyền ánh sáng sẽ như thế nào ? Làm thế nào để kiểm tra dự đoán ?
e. Đặt một bình thủy tinh hình hộp chữ nhật đựng nước lên đun trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát các vật qua bình thủy tinh đó ta sẽ thấy hiện tượng gì ? Giải thích?
g. Tại sao nhìn vào nồi nước đang đun, ta thấy đáy nồi đang lượn ?
h. Tại sao nhìn qua ngọn lửa đang cháy ta thấy các vật lung linh ? 
i. Tại sao giữa trưa hè nắng nóng, nhìn xuống mặt đường nhựa ta thấy dường như có nước chảy trên mặt đường ?
5.a. Vận tốc truyền đi của ánh sáng trong chân không là bao nhiêu ? 
So với trong chân không, trong không khí , trong nước, trong thủy tinh vận tốc truyền đi của ánh sáng có thay đổi gì không ? 
c. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất ?
6. a. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ? Một chùm sáng được biểu diễn như thế nào ? 
b. Theo hình dạng của chùm ánh sáng người ta chia ra những loại chùm sáng nào ? Vẽ hình biểu diễn các loại chùm sáng đó ?
Xác định loại cho các chùm sáng sau đây: chùm ánh sáng phát ra từ một ngọn nến đang cháy; chùm ánh sáng Mặt Trời xuyên qua một lỗ hổng ở mái che; chùm ánh sáng từ bóng đèn điện xuyên qua một ô cửa sổ; chùm ánh sáng mặt trời được hắt trở lên từ một lòng chảo inốc; chùm ánh sáng đi ra từ pha của một đèn pin.
7..a. Một bóng đèn pin nhỏ xíu đặt tại S. Giữa S và màn M được biểu diễn bởi đoạn thẳng CD có đặt một tấm bìa chắn được biểu diễn bằng đoạn thẳng AB như hình vẽ. Hãy vẽ các chùm sáng từ S đến màn. Trên màn có những vùng nào ? Đặt tên cho vùng A’B’ ? Gọi tên chung cho vùng CA’, vùng B;D ?
 C
 S . A 
 B
 D 
b. Vùng bóng tối sẽ thay đổi thế nào khi ta dịch vật chắn sắng về phía màn ? Khi ta xoay nghiêng vật chắn sáng ? Vùng bóng tối sẽ thay đổi thế nào khi ta dịch vật chắn sáng về phía S ? Khi nào thì trên màn toàn là vùng bóng tối ?
8. a. Đặt thêm một bóng đèn nhỏ S2 cách S1 một đoạn ngắn. Vẽ các chùm sáng từ S1 và từ S2 đến màn ? Trên màn sẽ có những vùng như thế nào ? Các vùng giao của vùng sáng đèn này với vùng tối đèn kia nên gọi là gì ? 
b. Độ rộng các vùng thay đổi thế nào khi ta dịch vật chắn sáng lại gần màn ? Khi nào thì mất vùng bóng nửa tối ? . Độ rộng các vùng thay đổi thế nào khi ta dịch vật chắn sáng lại gần 2 đèm ? Khi nào thì trên màn toàn bóng tối 
9. Đặt một đĩa sáng IJ thay vào vị trí của đèn. Trên màn M sẽ có các vùng sáng tối như thế nào ? Độ rộng các vùng đó sẽ thay đổi thế nào khi ta dịch vật chắn lại gần màn ? khi dịch vật chắn sáng lại gần đĩa sáng ?
10. a. Khi nguyệt thực xảy ra, người ta thấy Mặt Trăng như thế nào ? Trăng sáng là do đâu ? Nguyệt thực xảy ra khi nào ? Vẽ hình minh hoạ ?
b. Khi nhật thực xảy ra, người ta thấy Mặt Trời như thế nào ? Vẽ hình minh hoạ vị trí tương đối của Mặt Trời, TráI Đất và Mặt Trăng khi đó ? Độ sáng xung quanh thế nào ? Đứng ở đâu thì thấy nhật thực toàn phần ? Đứng ở đâu thì thấy nhật thực bán phần ? 
11*. Một bóng đèn điện nhỏ được gắn ở trần nhà cao 4m. Thẳng xuống phía dưới, ở chính giữa khoảng cách sàn và trần nhà, ta đặt nằm ngang một tấm bìa chắn sáng hình vuông mỗi cạnh 4dm. 
Vẽ hình biểu diễn và tính diện tích vùng bóng tối trên sàn nhà ?
Diện tích vùng bóng tối sẽ tăng hay giảm trong các trường hợp sau: quay xiên tấm bìa ? nâng tấm bìa lên cao ?
12*. Thay bóng đèn nhỏ bằng một bóng đèn dài 6dm và gắn lên trần sao cho bóng đèn nằm song song với cạnh của tấm bìa, giữ nguyên vị trí tấm bìa. 
Vẽ hình biểu diễn, tính bề rộng vùng bóng tối, bóng nửa tối trên mặt sàn ?
Hạ dần tấm bìa xuống đến mặt sàn thì trong quá trình đó vùng bóng tối, bóng nửa tối thay đổi thế nào ?
Nâng dần tấm bìa lên cao thì vùng bóng tối, bóng nửa tối thay đổi thế nào ?
Muốn kích thước vùng bóng tối trên sàn không thay đổi khi di chuyển tấm bìa lên xuống thì kích thước tấm bìa phải như thế nào ?
13*. Hai tấm ván phẳng đặt nằm ngang cách mặt sàn 1m, cách nhau một khe hở rộng 0,3m. Phía trên 2 tấm ván có một bóng đèn nêon dài 0,6m nằm ngang, vuông góc với khe hở và cân giữa khe hở. Đèn cách 2 tấm ván 0,5m.
Vẽ hình, xác định vùng bóng tối, bóng nửa tối trên sàn ?
Kích thước các vùng đó thay đổi thế nào khi ta nâng đèn lên cao ?
Sẽ có gì trên sàn nhà khi ta quay cho đèn song song với cạnh khe hở ?
14. a. Vẽ vùng mà một mắt M nhìn thấy qua một khe hở AB ?
 b. Vẽ vùng mà hai mắt M1, M2 cùng nhìn thấy qua một khe hở AB ?
 c. Vẽ vùng đặt mắt nhìn thấy một điểm sáng S qua một khe hở AB ?
 d. Vẽ vùng đặt mắt nhìn thấy một đoạn thẳng S1S2 qua một khe hở AB ?
 e*. Trên hình vẽ, dấu hiệu để mắt M nhìn thấy vật V qua một khe hở là gì ?
(V nằm trong vùng nhìn thấy của M qua khe hở hoặc M nằm trong vùng đặt mắt nhìn thấy V qua khe hở)
15. A đứng quan sát đường bb’ qua cửa sổ aa’. ãA
A có nhìn thấy B không ? Vì sao ? a a’
Xác định trên hình vẽ quãng đường 
mà A nhìn thấy B di chuyển trên bb’. b Bã b’
16. Bốn người A, B, C, D đứng tại các c 
vị trí trong khu vực có các bức tường ãA 
chắn aa’, bb’ như hình vẽ. Dã a a’ 
A nhìn thấy những ai ? 
b. B không nhìn thấy những ai ? b ãC
c. Ai nhìn thấy nhiều người nhất ? Bã 
C phải dịch đến khoảng nào trên cc’ 
 để nhìn thấy đồng thời cả A, B và D ? b’ c’
17. Làm thí nghiệm để quan sát xem ánh sáng sẽ truyền tiếp như thế nào khi gặp các bề mặt sau đây:
Bề mặt kim loại sáng bóng.
Bề mặt nhựa trắng mài nhám.
Bề mặt tấm nhựa trong và nhẵn.
Bề mặt nước có gió thổi.
Bề mặt thủy tinh mài nhám.
Bề mặt tấm xốp nhuộm đen sần sùi.
18. a. Gương là gì ? Gương phẳng là gì ? Hãy nêu 3 ví dụ về gương phẳng trong thực tế ? 
b. Sự phản xạ ánh sáng là gì ? Biểu diễn tia tới, tia phản xạ ? Pháp tuyến là gì ? Góc tới là gì ? Góc phản xạ là gì ?
19. a. Giữ nguyên điểm tới, quay đèn la de vòng tròn theo phương ngang, chùm tia tới sẽ quay, quan sát chùm tia phản xạ ta có dự đoán gì về mặt phẳng chứa tia tới và tia phản xạ ? Làm thế nào để kiểm tra được nhận xét đó ?
Giữ nguyên điểm tới, quay đèn la de vòng tròn theo phương đứng, chùm tia tới sẽ quay, quan sát chùm tia phản xạ ta có nhận xét gì về quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ ? Làm thế nào để kiểm tra được nhận xét đó ?
Tia sáng phản xạ ra từ mặt gương phẳng tuân theo quy luật như thế nào ? Vẽ hình minh họa ?
20. Chiếu một chùm sáng song song rất hẹp vào một gương phẳng.
Chùm tia phản xạ thuộc loại chùm sáng nào ? Vì sao ?
Biết góc phản xạ là 450. Tính góc giữa tia tới và tia phản xạ ?
Biết góc tới là 300. Tính góc giữa tia phản xạ với mặt gương ?
Góc giữa tia phản xạ và tia tới là 500. Tính góc giữa tia tới và mặt gương ?
21*. Chiếu một chùm sáng song song rất hẹp theo phương nằm ngang vào một gương phẳng, chùm tia phản xạ từ gương chếch lên, lập với phương thẳng đứng một góc 400 . 
Xác định góc giữa gương phẳng với phương nằm ngang ?
Nếu quay mặt gương một góc a0 quanh điểm tới thì tia phản xạ sẽ quay đi một góc bao nhiêu độ ?
22. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng AB như hình vẽ. 
 A
 S . 
 B
Vẽ 2 tia tới A, tới B và 2 tia phản xạ của chúng ? 
Kéo dài 2 tia phản xạ về phía sau gương thì cất nhau tại S’. Chứng minh rằng 
 SAB = S’AB ? Quan hệ S và S’ qua gương ?
c. Các tia từ S tới và phản xạ trên gương, khi kéo dài về phía sau gương sẽ cùng đi qua điểm nào ? Vì sao ?
d. Đặt mắt trong vùng có chùm tia phản xạ từ gương ... Chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu, chỗ chưa chính xác trong các câu sau:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các nguyên tử.
Dòng điện là sự chuyển dời của các hạt mang điện.
Dòng điện trong dây dẫn bằng nhôm là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm.
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.
Dòng điện trong nước muối là dòng chuyển dời có hướng của các ion (+)
Dòng điện đi qua dung dịch axit trong bình ắc quy là dòng chuyển dời có hướng của các ion âm.
Dòng điện đi qua cơ thể người là dòng chuyển dời có hướng của các electron.
 a. Khi đi qua vật dẫn, dòng điện có thể gây ra những tác dụng nào ?
b. Dòng điện gây ra những tác dụng nào khi đi qua bàn là ?
c. Khi đi qua đèn nêon, dòng điện gây ra những tác dụng nào ? Tác dụng nào là chủ yếu ?
d. Khi chạy qua các cuộn dây của sutvontơ, dòng điện gây ra những tác dụng nào ? Tác dụng nào là chính ?
e. Dòng điện gây ra những tác dụng nào khi đi qua bể mạ điện ? Tác dụng nào là có ích ?
 a. Kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện ?
 b. Kể tên 3 dụng cụ điện sử dụng tác dụng từ của dòng điện ?
 c. Kể tên 3 ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện ?
 d. Tác dụng sinh lí của dòng điện đã được người ta ứng dụng vào việc gì ?
 Chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu, chỗ chưa chính xác trong các câu sau và sửa câu:
Khi đi qua nồi cơm điện, dòng điện gây ra tác dụng hoá học. 
Khi đi qua bóng đèn điện tròn, dòng điện chỉ gây ra tác dụng phát sáng.
Dòng điện đi qua ắc quy không gây ra tác dụng nào cả.
Khi đi qua quạt điện, dòng điện gây ra tác dụng nhiệt là chính.
Khi đi qua máy sấy tóc, dòng điện chỉ gây ra tác dụng nhiệt.
Dòng điện chỉ gây ra tác dụng làm lạnh khi đi qua tủ lạnh.
 a. Để mạ inox cho cái thìa, ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện ?
 b. Khi mạ cái thìa ta phải nối cái thìa với cực nào của nguồn điện ?
 c. Dung dịch để mạ kền cho cái thìa phải là dung dịch gì ?
 Trong mỗi câu sau đây, sai ở chỗ nào ? Sửa thế nào cho đúng ?
Nhúng hai thỏi than chì đã nối với hai cực của ắc quy vào dung dịch muối đồng thì một lúc sau thỏi nối với cực dương sẽ có màu đỏ.
Có thể dùng dung dịch muối nitơratbạc để mạ vàng cho vỏ đồng hồ.
Người ta sử dụng hyđroxitkẽm để mạ kẽm lên mặt các tấm tôn. 
Nối hai cái nắp bút bằng nhôm với hai cực của ắc quy rồi nhúng vào một dung dịch muối của vàng thì cả hai nắp bút sẽ được mạ vàng.
 a. Cuộn dây dẫn bằng đồng không hút sắt. Có cách nào để làm cho cuộn dây dẫn bằng đồng hút được sắt ?
b. Nêu cách sử dụng cuộn dây dẫn có dòng điện để làm cho một cái dùi sắt gõ vào một cái chuông ?
c. Tại sao khi có dòng điện đi qua thì sutvontơ hút tuôcnơvit ? 
 a. Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào ?
 b. Hạt mang điện tích âm chuyển động có hướng theo chiều như thế nào so với chiều của dòng điện ?
c. Chiều của dòng điện trong một mạch điện được xác định như thế nào ? d. Chiều chuyển động có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại thế nào so với chiều dòng điện ?
e. Trong dung dịch axit, so với chiều của dòng điện, chiều chuyển động có hướng của ion dương thế nào ? của ion âm thế nào ?
 Sai chỗ nào trong mỗi câu sau ? Sửa lại cho đúng.
Trong dây dẫn kim loại, electron tự do chạy theo chiều từ cực dương về cực âm của nguồn điện. 
Trong dung dịch đồng sunfat đã lắp vào mạch điện, ion đồng chạy về phía điện cực nối với cực dương của nguồn điện.
 a. Một mạch điện đầy đủ gồm có những thành phần cơ bản nào ?
 b. Điền kí hiệu quy ước của các chi tiết mạch điện vào bảng sau
Chi tiết
Pin, 
ắc quy
Bóng đèn
Dây dẫn toả nhiệt
Khoá điện (đóng)
Dây dẫn vắt qua
Nút phân nhánh
Kí hiệu
 a. Các vật dẫn được nối với nhau theo 2 cách mắc cơ bản là ... 
b. Mắc nối tiếp là mắc .. 
c. Trên đoạn mạch mắc nối tiếp, một chỗ bị hở thì cả đoạn mạch .  dòng điện.
d. Mắc song song là mắc  
e. Trên đoạn mạch mắc song song, nhánh này kín nhánh kia có thể . ., nhánh này không có dòng điện nhánh kia có thể 
 a. Các bóng đèn điện trên một dây đèn nháy được mắc theo kiểu nào ? Căn cứ vào đâu để khẳng định điều đó ?
b. Các bóng đèn và quạt điện trong gia đình được mắc với nhau theo kiểu nào ? Căn cứ vào đâu để khẳng định điều đó ?
c. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn đang sáng. Có thể xác định kiểu mắc hai bóng bằng những cách nào ?
 Đánh dấu chiều dòng điện và ghi tóm tắt các sơ đồ mạch điện ở bảng sau:
* Đánh dấu chiều dòng điện và ghi tóm tắt sơ đồ mạch điện.
 a. 
 b.
 c.
* Vẽ lại sơ đồ tương đương cho dễ nhìn 
a. 
b. 
c. 
d. 
Từ tóm tắt mạch điện vẽ sơ đồ mạch điện.
(R1 // R2) nt R3
(Đ1 nt Đ2) // Đ3
(Đ1 // R1) nt (Đ2 // R2)
(Đ1 nt Đ3) // (Đ2 nt Đ4)
[(Đ1//Đ2) nt Đ3] // [R1 nt R2]
 a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2pin nối tiếp 1 khóa K, nối tiếp 1 bóng đèn .
b. Vẽ sơ đồ đoạn mạch điện gồm 2 nhánh song song, mỗi nhánh có 1 khóa điều khiển 1 đèn.
c. Vẽ sơ đồ đoạn mạch điện gồm 2 đèn, 2 khóa. Nếu ngắt khóa K1 2 đèn cùng tắt, chỉ ngắt K1 thì đèn 2 tắt, đèn 1 vẫn sáng.
d. Vẽ sơ đồ đoạn mạch điện gồm 4 đèn. Tháo đèn 1 tất cả đều tắt. Tháo đèn 2 thì đèn 3 tắt, hai đèn kia vẫn sáng. Tháo đèn 4 thì 3 đèn kia vẫn sáng.
 Cho mạch điện gồm 3 đèn mắc 
theo sơ đồ bên. Đèn nào sẽ tắt khi C
Tháo đèn 1 ? .
Tháo đèn 2 ? .. A B D
Tháo đèn 4 ? ..
Dùng dây dẫn nối 2 điểm B và C ? 
Dùng dây dẫn nối 2 điểm B và D ? 
Dùng dây dẫn nối 2 điểm A và C ? 
 Giải thích hoạt động của 2 công tắc điều khiển đèn cầu thang
 a b 
 K1 c d K2
 + - 
.
.
.
.
.
.
.
.
.
 Giải thích tác dụng của công tắc xoay trong hệ thống đèn nháy. 
 1
+ O 2 -
 3
.
.
.
.
* Một ống gồm 3 dây đặt cố định luồn trong tường từ tầng 1 lên tầng 2. Có 1 pin, 1 bóng đèn nhỏ và vài ba đoạn dây nối ngắn khoảng vài dm. Làm thế nào để xác định đúng đầu dây còn lại 1’, 2’, 3’ của mỗi dây ? 
 1 ?
 2 ?
 3 ?
.
.
.
.
.
.
 a.Đại lượng nào chỉ độ mạnh của dòng điện ? Kí hiệu đại lượng ? Đơn vị ? 
b. Dụng cụ đo ? Cách nhận biết ? Kí hiệu trên sơ đồ mạch điện ?
 a. Điền cường độ dòng điện khi các dụng cụ tiêu thụ điện trong gia đình hoạt động bình thường (cường độ dòng điện định mức) (Uđm = 220V)
Dụng cụ tiêu thụ điện
Đèn sợi đốt
(bóng đèn tròn)
Đèn neon
Quạt điện
Bàn là
I định mức
b. Cường độ dòng điện, hiệu điện thế ứng với mức độ gây tác dụng cho người
Mức độ gây tác dụng cho người
Cường độ 
dòng điện
Hiệu điện thế tương ứng
Làm co cơ rất mạnh, không thể dứt tay khỏi dây điện khi chạm phải
Gây tổn thương tim khi đi qua vùng ngực
Làm tim ngừng đập, chết người.
 Đặc điểm cường độ dòng điện trên đoạn mạch mắc nối tiếp ? 
Đặc điểm cường độ dòng điện trên đoạn mạch mắc song song ?
 a. Cho sơ đồ mạch điện 
như bên. Biết cường độ dòng A 
điện qua đèn 1 là I1 = 0,3A. Đ1 Đ2
Suy ra qua Đ2 có I2 =  vì .. 
Suy ra tại A trên dây dẫn có IA =  vì ...
b. Cho sơ đồ mạch điện như bên. Đ1
Biết cường độ dòng điện qua đèn 1 
là I1 = 0,2A, qua đèn 2 là I2 = 0,3A. A 
Suy ra cường độ dòng điện tại Đ2
điểm A là IA = .
vì ................................................................................................
 Cho mạch điện có sơ đồ như bên A
Cho sơ đồ mạch điện như bên. 
Biết cường độ dòng điện qua đèn 1 Đ2
là I1 = 0,7A, qua đèn 2 là I2 = 0,4A. 
a. Suy ra cường độ dòng điện qua Đ1 Đ4
đèn Đ3 là I3 = . Đ3
vì ................................................................................................
b. Suy ra cường độ dòng điện qua đèn Đ4 là I4 =  vì ..
c. Cường độ dòng điện tại điểm A là IA =  vì .
 Trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế ?
Giữa 2 cực ắc quy đã nạp điện. ..
Giữa 2 cực của một pin hỏng ..
Hai đầu một đoạn dây đồng nằm riêng lẻ ...
Hai đầu một bóng đèn đang sáng 
 a. Điền hiệu điện thế của một số loại nguồn điện.
Nguồn điện
Pin đèn
(1pin)
ắc quy chì (1ắc quy)
Đinamô
 xe đạp
Mạng điện
 gia đình
Điện lưới quốc gia
Hiệu điện thế
b. Điền hiệu điện thế định mức của một số dụng cụ tiêu thụ điện.
Tên dụng cụ
Bóng đèn pin
Máy đo huyết áp
Rađiô cầm tay
Bóng đèn xe đạp
Bóng đèn xe máy
Bóng đèn, tivi, quạt điện, , tủ lạnh, máy giặt 
U định mức
Đặc điểm hiệu điện thế trên đoạn mạch mắc nối tiếp ? 
Đặc điểm hiệu điện thế trên đoạn mạch mắc song song ?
 a. Cho sơ đồ mạch điện 
như bên. Biết hiệu điện thế A B 
hai đầu đèn 1 là U1 = 3V, Đ1 Đ2
hiệu điện thế giữa hai điểm
A và B là U = 9V. Suy ra hiệu điện thế hai đầu đèn 2 là U2 =  
vì .. 
b. Cho sơ đồ mạch điện như bên. 
Biết hiệu điện thế 2 đầu đèn 1 Đ1 
là U1 = 6V. Suy ra hiệu điện. A B 
thế 2 đầu đèn 2 là U2 = . 
vì . Đ2
Hiệu điện thế hai đầu đoạn AB là U = 
 Cho mạch điện có sơ đồ như bên C D
Cho sơ đồ mạch điện như bên. 
Biết hiệu điện thế 2 đầu đèn 1 là Đ2
U1 = 3A, đèn 2 là U2 = 6V. A B 
a. Hiệu điện thế 2 đầu đèn Đ3 là U3 =  Đ1 
vì .......................... Đ3
b. Hiệu điện thế giữa 2 điểm C và D là UCD =  vì ... . 
c. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là UAB = . ....
vì .
.
a. GHĐ của ampekế là gì ? ĐCNN của ampe kế là gì ? Tại sao phải chọn ampe kế phù hợp giá trị cường độ dòng điện cần đo ?
b. Số chỉ của ampe kế cho ta biết điều gì ? Mắc ampe kế thế nào để đo I ?
 c. Vì sao trên ampe kế phải có núm “+”, núm”-“ ? Mắc thế nào là đúng ?
a. GHĐ của vônkế là gì ? ĐCNN của vôn kế là gì ? Tại sao phải chọn vôn kế phù hợp giá trị hiệu điện thế cần đo ?
b. Số chỉ của vôn kế kế cho ta biết điều gì ? Mắc vôn kế thế nào để đo I ?
 c. Vì sao trên vôn kế phải có núm “+”, núm”-“ ? Mắc thế nào là đúng ?
 a. Có 3 ampe kế: ampe kế A1 có GHĐ 2A, ĐCNN 0,05A ; ampe kế A2 có GHĐ 200mA, ĐCNN 1mA; ampe kế A3 có GHĐ 20A, ĐCNN 0,1A 
 Điền ampe kế thích hợp dùng để đo cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ
Dòng điện cần đo
Dòng điện châm cứu
Dòng điện qua bàn là
Dòng điện qua đèn pin
Dòng điện qua quạt điện
Ampe kế thích hợp
b. Có 3 vôn kế: vôn kế V1 có GHĐ 3V, ĐCNN 0,01V ; vôn kế V2 có GHĐ 20V, ĐCNN 0,5V; vôn kế V3 có GHĐ 500V, ĐCNN 10V 
 Điền vôn kế thích hợp dùng để đo hiệu điện thế trong mỗi trường hợp
Hiệu điện thế cần đo
ổ cắm điện gia đình
Giữa hai cực bộ ắc quy
Thí nghiệm pin chanh
Điện lưới quốc gia
Vôn kế 
thích hợp
 Ghi lại chỗ sai của cách mắc ampe kế trong mỗi sơ đồ sau
 + -
Â
ẫ
 Đ - +
 + -
 Đ 
A
 + -
 - + 
 Đ 
A
 + -
 Ghi lại chỗ sai của cách mắc vôn kế trong mỗi sơ đồ sau
 + -
V
 Đ - +
 + -
 Đ
V
 + -
 - + 
 Đ
V
 + -
 Cho đoạn mạch điện có sơ đồ như bên
V
A
A
A1
Â
A
V
V
Tóm tắt sơ đồ mạch điện: .. 
Biết số chỉ của A1 là 1A, của A2 là 0,7A, của V3 là 12V, của V2 là 3V.
Số chỉ của V1 là . vì .
Số chỉ của A3 là .. vì 
Số chỉ của A4 là .. vì 
 Cho đoạn mạch điện có sơ đồ như
bên. Biết rằng 4 đèn giống hệt nhau.
a. Đèn nào sáng mạnh nhất ? 
 Đèn nào sáng kém nhất ? .
 Những đèn nào sáng như nhau ? ..
b. Vôn kế sẽ chỉ giá trị lớn nhất khi mắc vào 2 điểm ..
 Vôn kế sẽ chỉ giá trị bé nhất khi mắc vào 2 đầu đèn 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Vat lY 9 Quang hoc.doc