Nguồn học liệu mở môn: Giáo dục công dân 8

Nguồn học liệu mở môn: Giáo dục công dân 8

Bài 1: Tôn trọng lẽ phải. 1. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực không chấp nhận và không làm theo những việc làm sai trái là người biết:

A. Tôn trọng người khác.

B. Giữ chữ tín.

C. Tôn trọng lẽ phải.

D. Liêm khiết.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nguồn học liệu mở môn: Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BÌNH TIÊN
TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ
NGUỒN HỌC LIỆU MỞ
MÔN : GDCD 8
TT
TN BI
 CÂU HỎI,ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
 Hiểu
 Đáp án
 (biêu đểm)
 Biết 
 Đáp án 
 (biêu đểm)
 Vận dụng
 Đáp án 
 (biêu đểm)
1
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải.
1. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực không chấp nhận và không làm theo những việc làm sai trái là người biết:
A. Tôn trọng người khác.
B. Giữ chữ tín.
C. Tôn trọng lẽ phải.
D. Liêm khiết.
C ( 0,25 điểm)
2. Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
A. Chỉ làm việc mình thích.
B. Chấp hành tốt nội quy.
C. Bực tức khi khó khăn.
D. Phê phán gay gắt.
B(0,25điểm)
3. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm em sẽ:
A. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó.
B. Xa lánh không chơi với bạn.
C. Giận bạn.
D. Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
D(0,25điểm)
4. Lẽ phải là gì? Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải? (3điểm)
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
( 1,5 điểm)
-Vì tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội,góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.(1,5điểm)
5. Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
(2điểm)
Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và làm những việc sai trái.(2điểm)
6. Nêu hai ví dụ về việc làm tôn trọng lẽ phải mà em biết?(2điểm)
Học sinh nêu đúng mỗi một ví dụ đạt
(1 điểm)
2
Bài 2: Liêm khiết.
1. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính liêm khiết?
A. Kính già, yêu trẻ
B.Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
C. Gió chiều nào xoay chiều ấy.
D.Cả A,B,C đều sai.
B(0,25điểm)
2. Em tán thành với những việc làm nào sau đây?
A.Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn toán.
B.Ông giám đốc Lân luôn nhận quà cáp.
C.Vì nghèo nên cán bộ kiểm lâm chặt cây lấy gỗ để bán.
D.Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất. 
D(0,25điểm)
3. Hành vi nào thể hiện tính liêm khiết?
A.Chỉ làm việc khi thấy có lợi.
B.Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích.
C.Mong muốn làm giàu bằng tài năng của mình.
D.Dùng tiền bạc,quà cáp biếu xén để đạt được mục đích.
C(0,25 điểm)
4. Thế nào là liêm khiết?Nêu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về liêm khiết?( 3điểm)
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tam về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.(2điểm)
-Học sinh nêu dng một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về liêm khiết (1điểm).
5. Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?(2 điểm)
Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng,tin cậy của mọi người,góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.(2điểm)
6. Kể một hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết trong đời sống hằng ngày?( 1điểm)
Học sinh kể đúng một hành vi thể hiện tính liêm khiết (1điểm)
3
Bài 3: Tôn trọng người khác.
1. Luôn coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác là người biết:
A.Giữ chữ tín.
B.Tôn trọng lẽ phải.
C.Tôn trọng người khác.
D.Liêm khiết.
C (0,25điểm)
2. Tôn trọng người khác là phải:
A. Biết cách phê bình bạn để bạn hiểu.
B.Đồng tình,ủng hộ việc làm sai trái.
C.Chỉ trích,miệt thị bạn khi bạn có khuyết điểm.
D.Ch bai sở thích của người khác.
A(0,25điểm)
3. Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng người khác?
A.Chăm chọc người tàn tật.
B.Cười đùa ầm ĩ khi vào bệnh viện.
C.Coi thường, miệt thị người nghèo.
D. Lắng nghe ý kiến của người khác.
D(0,25 điểm)
4. Thế nào là tôn trọng người khác?Nêu một việc làm của em thể hiện sự tôn trọng người khác?(3điểm)
-Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mọi người.(2 điểm)
-Học sinh nêu một việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng người khác (1điểm)
5. Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác?Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?(2điểm)
-Vì tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. (1điểm)
-Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.(1điểm)
6. Em hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn thể hiện sự tôn trọng người khác?(1điểm) 
Học sinh nêu một câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn đúng thể hiện sự tôn trọng người khác (1điểm)
	Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docHoc lieu mo GDCD 8.doc