Ngân hàng để kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9

Ngân hàng để kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9

1/ VĂN NGHỊ LUẬN:

a/ Sự việc đời sống xã hội:

* Vận dụng tái hiện:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Bàn về đọc sách” là gì? (0.5đ)

Câu 2: Trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng? (0.5đ)

Câu 3: Tác giả của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là ai? (0.5đ)

* Vận dụng đơn giản:

Câu 1: Trong văn bản “ Bàn về đọc sách”, theo tác giả Chu Quang Tiềm, việc đọc sách hiện nay có những khó khăn chủ yếu gì? (1đ)

Câu 2: Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? (1.5đ)

* Vận dụng tổng hợp:

Câu 1: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em thích và phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy ? (2đ)

 Câu 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.(2đ)

 Câu 3: Phân tích lời bàn của tác giả Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách. (2đ)

 

doc 8 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng để kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2008- 2009
1/ VĂN NGHỊ LUẬN:
a/ Sự việc đời sống xã hội:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Bàn về đọc sách” là gì? (0.5đ)
Câu 2: Trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng? (0.5đ)
Câu 3: Tác giả của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là ai? (0.5đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1: Trong văn bản “ Bàn về đọc sách”, theo tác giả Chu Quang Tiềm, việc đọc sách hiện nay có những khó khăn chủ yếu gì? (1đ)
Câu 2: Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? (1.5đ)
* Vận dụng tổng hợp: 
Câu 1: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em thích và phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy ? (2đ)
 Câu 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.(2đ)
 Câu 3: Phân tích lời bàn của tác giả Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách. (2đ)
*Vận dụng suy luận:
 Câu 1: Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? (2đ)
 b/ Văn chương:
 * Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản “ Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphông-Ten là gì?(0,5đ)
 Câu 2: Ý nghĩa của văn bản “ Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphông –Ten? (1đ)
 2/ THƠ VIỆT NAM:
*Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Bài thơ “ Con Cò” được in trong tập thơ nào của Chế Lan Viên? (0,5 đ)
 Câu 2: Cảm xúc bao trùm trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là gì? (1đ)
 Câu 3: Y Phương là nhà thơ của dân tộc ít người nào? (0.5đ)
* Vận dụng đơn giản:
 Câu 1: Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận qua hình ảnh, hiện tượng nào? (1,5đ)
 Câu 2: Tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” là gì? (1đ)
 Câu 3: Con Cò là một hình tượng rất quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam đặc biệt là hát ru. Em hãy chép lại 2 câu ca dao ( thể lục bát) nói đến hình ảnh con Cò và cho biết con Cò trong ca dao xưa thường mang ý nghĩa biểu tượng gì? (1đ)
 * Vận dụng tổng hợp: 
Câu 1: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ sau: (2đ)
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
	 (Sang thu- Hữu Thỉnh)
 Câu 2: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và cách xây dựng hình ảnh trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương? (2đ)
 Câu 3: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. (5đ)
 Câu 4: Cảm nhận của em về bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5đ)
 * Vận dụng suy luận:
 Câu 1: Hình tượng bao trùm bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là hình tượng con cò. Em hãy cho biết sự khác nhau giữa hình tượng con cò trong bài thơ của Chế Lan Viên và hình tượng con Cò trong ca dao?(2đ)
 Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về tình của người cha đối với người con trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì? (2đ)
 Câu 3: Từ tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua bài “ Mùa xuân nho nhỏ”, em có lời khuyên gì đối với thế hệ thanh niên ngày nay? (1đ)
3/ THƠ NƯỚC NGOÀI:
 * Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Chủ đề của bài thơ “ Mây và sóng” là gì? (1đ)
 * Vận dụng đơn giản:
 Câu 1:Trong bài thơ “ Mây và sóng”, vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “ trên mây” và những người sống “ trong sóng”? (1đ) 
 * Vận dụng tổng hợp:
 Câu 1: Phân tích ý nghĩa của câu thơ “ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. (2đ)
 * Vận dụng suy luận:
 Câu 1:Bài thơ “Mây và Sóng” ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẹ con, em thấy bài thơ còn gợi lên điều gì sâu sắc hơn ?(2đ)
4/ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM:
 * Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Thông điệp của truyện ngắn “ Bến quê” mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì? (1đ)
 Câu 2: Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” được khắc họa ở những phương diện nào? (1đ)
 * Vận dụng đơn giản:
 Câu 1: Giới thiệu sơ nét về hoàn cảnh sống, công việc, phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi của nguyễn Minh Châu? (2đ)
 Câu 2: Nêu tình huống truyện của truyện ngắn “ Bến quê”. (1đ)
 *Vận dụng tổng hợp:
 Câu 1: Chi tiết về trận mưa đá và niềm vui của các cô gái ở cuối văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” gợi cho em cảm nhận được điều gì về những con người ấy và cuộc sống của họ ở nơi chiến trường ác liệt? (2đ)
 * Vận dụng suy luận:
 Câu 1: Có ý kiến cho rằng truyện ngắn “Bến quê” là một truyện ngắn giàu tính biểu tượng. Em hãy chỉ ra các hình ảnh biểu tượng? (2đ)
5/ TRUYỆN NƯỚC NGOÀI:
 * Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Trong truyện “ Rô-bin-xơn”, Đảo hoang mà Rô-bin-xơn sống thuộc miền khí hậu nào? (0,5đ)
 Câu 2: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích “ Bố của Xi-mông” là gì? (0,5đ)
 *Vận dụng đơn giản:
 Câu 1: Hãy tìm những từ ngữ miêu tả Rô-bin-xơn theo các phương diện sau: trang phục, trang bị, diện mạo. (1,5đ)
 Câu 2: Điều gì khiến bác Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông? (1đ)
 * Vận dụng tổng hợp:
 Câu 1: Qua hình tượng Rô-bin-xơn trong đaọn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, em hãy tìm trong văn học Việt Nam một hình tượng nhân vật giống như Rô-bin-xơn và nêu lên những phẩm chất tốt đẹp về nhân vật ấy? (2đ)
 Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Blăng-sốt căn bản là một người tốt và cảnh ngộ của chị rất đáng được cảm thông? (2đ)
 *Vận dụng suy luận:
 Câu 1: Đoạn trích “ Bố của Xi-mông” gợi cho em suy nghĩ gì về cái nhìn và thái độ đối với mọi người ở xung quanh ta? (2đ)
 6/ KỊCH :
* Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Nêu những đặc điểm của thể loại kịch.(0.5đ) 
* Vận dụng đơn giản:
 Câu 1: Khi chạy nhầm vào nhà của Thơm và Ngọc, thái độ của Thái và Cửu như thế nào?(1đ)
* Vận dụng tổng hợp: 
Câu 1: Câu 1: Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Thơm trong vở kịch “ Bắc Sơn ”.(2 đ)
 7/ VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN:
 a/ Nghị luận xã hội:
*Vận dụng tái hiện:
 Câu 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là gì? (1 đ)
 Câu 2:Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì? (1đ)
* Vận dụng đơn giản:
 Câu 1: Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? (1,5đ)
 Câu 2: Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? (1đ)
* Vận dụng tổng hợp: 
Câu 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. . . Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ và bày tỏ thái độ của mình trước vấn đề trên.(5đ)
Câu 2:
Bàn về ý nghĩa tư tưởng câu ca dao:
“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. (5đ)
 * Vận dụng suy luận:
 Câu 1: Một nhóm bạn tranh luận về cách ăn mặc. Có bạn cho rằng, đó là chuyện tự do của mỗi người, hãy tôn trọng sở thích, quan niệm cá nhân. Có bạn cho rằng, phải tùy theo ý kiến của số đông. Em hãy trình bày quan niệm của mình về vấn đề này. (2đ)
 b/ Nghị luận văn học:
*Vận dụng tái hiện:
Câu 1: Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là gì? (1 đ)
 Câu 2:Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì? (1đ)
* Vận dụng đơn giản:
 Câu 1: Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn tr1ch)? (1,5đ)
 Câu 2: Dàn bài chung của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? (1,5đ)
* Vận dụng tổng hợp: 
Câu 1: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong thời chiến tranh ở truyên “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. (5đ)
Câu 2: Phân tích ý nghĩa và giá trị nghệ thuật bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy. (5đ)
 * Vận dụng suy luận:
 Câu 1: Sau khi đọc xong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây? (2đ) 
 8/ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1:Biên bản là gì?(0.5 đ) 
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1: Trình bày các phần của một biên bản.(1.5 đ)
* Vận dụng tổng hợp: 
Câu 1: Căn cứ vào những dữ liệu dưới đây, em hãy viết thành biên bản bàn giao nhiệm vụ chăm sóc vườn trường:(2 đ)
- Người bàn giao: Lớp trưởng, Bí thư chi đoàn lớp 9A.
- Người nhận: Lớp trưởng, chi đội lớp 9B.
- Số luợng, tình trạng của các công cụ lao động ( cuốc, xẻng, kéo tỉa cây, bình tưới, )
- Hiện trạng của vườn trường ( các khu vực: cây cảnh, cây lâu năm, cây thuốc,)
- Sổ sách ghi chép, theo dõi tình hình hàng tuần.
- Ngày, giờ và địa điểm bàn giao: 11h30 ngày 1 tháng 12 năm 2008 tại vườn trường.
9/ TIẾNG VIỆT:
I. Khởi ngữ:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1: Khởi ngữ là gì?( 0.5 đ)
Câu 2: Trước khởi ngữ, có thể thêm các quan hệ từ gì? ( 0.5 đ)
Câu 3:Khởi ngữ thường đứng ở vị trí nào của câu? ( 0.5 đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1:Tìm khởi ngữ trong các câu sau: ( 1đ)
a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b. Về trí thông minh thì nó là nhất.
Câu 2: Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ: ( 1đ)
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Câu 3: Xác định khởi ngữ trong các câu sau: ( 1đ)
a. Mùa thu tựu trường, bọn chúng em mong mãi.
b. Sấm sét, quân ta lại giáng xuống đồn giặc.
* Vận dụng tổng hợp:
Câu1: Đặt hai câu có sử dụng thành phần khởi ngữ sau: ( 1đ)
a. Quyển sách này:
b. Chị:
Câu 2:Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng khởi ngữ. Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong đoạn văn đó. ( 2đ)
II. Liên kết câu, đoạn:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1:Thế nào là liên kết chủ đề? ( 0.5 đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1:Câu thơ: 
“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao”
được liên kết với nhau bằng phép nào? ( 0.5 đ)
* Vận dụng tổng hợp:
Câu 1:Viết đoạn văn ngắn với chủ đề” Quê hương ta đang từng ngày thay da đổi thịt”, trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết. ( 3đ)
III. Nghĩa tường minh, hàm ý:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1:Hàm ý là gì? ( 0.5 đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1:Tìm các hàm ý trong những câu gạch dưới sau:( 1đ)
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
Thôi để mẹ cầm cũng được.
( Thanh Tịnh, Tôi đi học)
* Vận dụng tổng hợp:
Câu 1: Bài thơ sau đây được hiểu theo nghĩa nào? Phân tích nghĩa và sắc thái giọng điệu bài thơ. ( 2đ)
Mấy khi chó ngáp phải ruồi?
Đừng mong bắt chạch, đằng đuôi làm gì?
Văn minh thời đại bao bì
Muốn nâng phong độ, phải xì phong bao!
* Vận dụng suy luận:
Câu 1: Những tình huống nào trong giao tiếp yêu cầu chúng ta phải dùng hàm ý? Tại sao?( 2đ)
IV. Từ loại:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1: Danh từ là gì? ( 0.5 đ)
Câu 2: Động từ là gì? ( 0.5 đ)
Câu 3: Tính từ là gì? ( 0.5 đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1: Xác định danh từ trong các câu sau:(1đ)
a. Những băn khoăn ấy làm Nam day dứt mãi.
b. Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá.
Câu2:Xác định tính từ trong các câu sau: (1đ)
a. Tôi đội một chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì.
b. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Câu3: Xác định động từ trong các câu sau: (1đ)
a. Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá.
b. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
* Vận dụng tổng hợp:
Câu1: Đặt câu với mỗi cặp từ sau: (1đ)
a. Bàn( danh từ)- bàn(động từ).
b. Sâu ( danh từ)- sâu (tính từ).
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì, vua bảo:” Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Hãy xác định:
a. Số từ(0.5đ)
b. Động từ(0.5đ)
3. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ, tình thái từ, thán từ(2đ).
V. Cụm từ:
* Vận dụng tái hiện:
Câu1: Cụm danh từ là gì? ( 0.5 đ)
Câu 2:Cụm động từ là gì? ( 0.5 đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu1:Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:
a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
b.[]Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
Câu 2: Hãy tạo các cụm danh từ có cấu tạo phức tạp với các danh từ sau:(1đ)
a. Dòng sông.
b. Ngôi nhà.
* Vận dụng tổng hợp:
Câu 1: Tìm và chép các cụm danh từ đó vào mô hình cụm danh từ:(2đ)
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Câu 2:Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các cụm danh từ: những người thân, luỹ tre làng, những con trâu.( 2đ)
VI. Thành phần câu:
* Vận dụng tái hiện:
Câu 1: Thành phần chính của câu là gì? ( 0.5 đ)
Câu 2:Thế nào là thành phần biệt lập.( 0.5đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu 1: Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: (1đ)
a. Đôi càng tôi mẫm bóng.
b. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được.
Câu 2: Xác định thành phần cảm thán trong các câu sau: (1đ)
a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
* Vận dụng tổng hợp:
Câu 1:. Hãy thêm các thành phần tình thái ở mức độ khác nhau cho câu sau:
Đó là bạn Lan.
a. Mức độ tin cậy thấp( 0.5đ)
b. Mức độ tin cậy cao( 0.5đ)
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các thành phần biệt lập( 2đ).
VII. Các kiểu câu:
*Vận dụng tái hiện:
Câu 1:Câu trần thuật đơn là gì? ( 0.5 đ)
Câu 2:Câu đặc biệt là gì? ( 0.5 đ)
Câu 3: Câu bị động là gì? ( 0.5 đ)
* Vận dụng đơn giản:
Câu1: Các câu sau rút gọn thành phần nào?( 1đ)
a. Uống nước nhớ nguồn.
b. Bao giờ cậu đi Hà Nội?
Ngày mai.
Câu 2: Xác định câu đặc biệt trong các câu sau: (1đ)
a. Ôi! Trăm hai mươi năm lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà cho quan mê được như thế?
b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Câu 3: Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó trong các câu sau: (1đ)
a. Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy?
b. Đoàn ngườI nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
* Vận dụng tổng hợp:
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em. Trong đó có một vài câu đặc biệt.( 2đ)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.( 2đ)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về bảo vệ môi trường có sử dụng câu rút gọn.( 2đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9.doc