* CÂU HỎI TÁI HIỆN ( 10 CÂU )
1 / Hidro có những tính chất hoá học nào ? ( 1đ )
ĐA: - Tác dụng với oxi : H2 + 02 t0 2H20 ( 0.5đ )
- Tác dụng với đồng oxit : H2 + CuO t0 H2O + Cu ( 0.5đ )
2 / Dựa vào những tính chất nào mà hidro có nhiều ứng dụng ? ( 1đ )
ĐA: - Hidro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ , tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt ( 1đ)
3 / Hãy kể những ứng dụng của hidro mà em biết ? ( 2đ )
ĐA: SGK / 107
4/ Phân biệt chất oxi hoá và chất khử ? ( 1đ )
ĐA: - Chất oxi hoá: là chất nhường oxi cho chất khác ( 0.5đ )
- Chất khử: là chất chiếm oxi của chất khác ( 0.5đ )
5/ Phân biệt sự khử và sự oxi hoá ? Cho VD ( 1đ )
ĐA: - Sự khử : là sự tách oxi ra khỏi hợp chất .VD ( 0.5đ )
- Sự oxi hoá : là sự tác dụng của oxi với 1 số hợp chất . VD ( 0.5đ )
MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 *CHỦ ĐỀ HYDRO- NƯỚC * CÂU HỎI TÁI HIỆN ( 10 CÂU ) 1 / Hidro có những tính chất hoá học nào ? ( 1đ ) ĐA: - Tác dụng với oxi : H2 + 02 t0 2H20 ( 0.5đ ) - Tác dụng với đồng oxit : H2 + CuO t0 H2O + Cu ( 0.5đ ) 2 / Dựa vào những tính chất nào mà hidro có nhiều ứng dụng ? ( 1đ ) ĐA: - Hidro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ , tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt ( 1đ) 3 / Hãy kể những ứng dụng của hidro mà em biết ? ( 2đ ) ĐA: SGK / 107 4/ Phân biệt chất oxi hoá và chất khử ? ( 1đ ) ĐA: - Chất oxi hoá: là chất nhường oxi cho chất khác ( 0.5đ ) - Chất khử: là chất chiếm oxi của chất khác ( 0.5đ ) 5/ Phân biệt sự khử và sự oxi hoá ? Cho VD ( 1đ ) ĐA: - Sự khử : là sự tách oxi ra khỏi hợp chất .VD ( 0.5đ ) - Sự oxi hoá : là sự tác dụng của oxi với 1 số hợp chất . VD ( 0.5đ ) 6/ Xác định chất khử , chất oxi hoá , sự khử , sự oxhi hoá ở phương trình hoá học sau (1.5đ ): CuO + H2 t0 Cu + H2O ĐA: Xác dịnh - đúng chất oxi hoá , chất khử (0.5đ ) . - đúng sự khử , sự oxi hoá ( 1đ ) (vẽ sơ đồ) 7/ Phân biệt phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng oxi hoá – khử và phản ứng thế . Viết phương trình hoá học minh họa ( 2đ ) ĐA: - Định nghĩa và viết phương trình hoá học đúng cho mỗi loại phản ứng / 0.5đ 8/ Những phản ứng hoá học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm : a/ Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 b/ 2 H2O điện phân 2H2 + O2 c/ 2Al + 6 HCl 2AlCl3 + 3H2 ĐA : a , c 9/ Phân biệt axit và bazơ . Cho VD minh hoạ ĐA: - Khái niệm axit . VD ( 0.5đ ) - Khái niệm bazơ . VD ( 0.5đ ) 10/ Đọc tên của những chất có công thức hoá học ghi dưới đây : a/ HBr , H2SO3 , H3PO4 , H2SO4 , HNO3 b/ Mg(OH)2 , Fe(OH)3 , Cu(OH)2 , NaOH , Al(OH)3 ĐA: Đọc đúng tên mỗi CTHH / 0.25đ *CÂU HỎI VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN (15 câu) 1/ Viết phương trình hoá học của các phản ứng hidro khử các oxit sau : (1.5đ ) a. Sắt (III) oxit b. Thuỷ ngân (II) oxit c. Chì (II) oxit ĐA: - Fe2O3 + 3H2 t0 2Fe + 3H2O (0.5đ ) - HgO + H2 t0 Hg + H2O (0.5đ ) - PbO + H2 t0 Pb + H2O (0.5đ ) 2/ Cho các sơ đồ phản ứng oxi hoá- khử sau , hãy cân bằng phương trình phản ứng , xác định chất oxi hoá , chất khử ( 3đ) a/ Fe2O3 + H2 Fe + H2O b/ CuO + Al Al2O3 + Cu c/ Fe3O4 + CO FeO + CO2 ĐA - Lập phương trình đúng : mỗi phương trình hoá học / 0.5đ - Xác định chất oxi hoá đúng : mỗi PTHH / 0.25đ - Xác định chất khử đúng : mỗi PTHH / 0.25đ 3/ Viết công thức và đọc tên các axit hoặc bazơ tương ứng với các oxit sau: MgO, Al2O3 , SO2 , SiO2 , SO3 , CO2 , P2O5 , Fe2O3 . ( 2đ) ĐA - MgO Mg(OH)2 : Magie hidroxit ( 0.25đ ) - Al2O3 Al(OH)3 : Nhôm hidroxit ( 0.25đ ) (tương tự cho các oxit còn lại) 4/ Cho các công thức hoá học sau : CaCl2 , Cu2O , Na2O , KSO4 , Al(SO4)3 , Na2PO4 , AlO3 , Zn(OH)2 , CuOH , MgNO3 ,NaCO3 , CaCO3 , Fe2(SO4)3 , FeCO3 . Hãy cho biết công thức hoá học nào viết sau và sửa lại cho đúng . ( 2đ) ĐA: - Xác định được 1 công thức viết sai và sửa lại đúng / 0.25đ 5/ Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau : oxi, không khí và hidro.Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ. ( 2đ) ĐA: Dùng que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ: (0.5đ ) - Lọ làm que đóm cháy sáng bùng lên là lọ chứa khí oxi. (0.5đ ) - Lọ làm que đóm có ngọn lửa xanh mờ là lọ chứa khí hidro. (0.5đ ) - Lọ không làm thay đổi ngọn lửa của que đóm đang cháy là lọ chứa không kh í. (0.5đ ) 6/ Viết phương trình biểu diễn chuyển hóa sau: ( 2đ) a/ Na Na2O NaOH b/ H2 H2O NaOH c/ Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 d/ CuO H2O H2SO4 H2 ĐA: Lập đúng mỗi PTHH / 0.5đ 7/ Lập các phương trình hoá học theo sơ đồ sau : ( 2đ) Kali oxit + nước Kali hidroxit Kẽm + axit sunfuric Kẽm sunfat + hidro Magie oxit + axit nitric Magie nitrat + nước Canxi oxit + axit photphoric Canxi photphat + hidro ĐA : Lập đúng mỗi phương trình hoá học / 0.5đ 8/ Viết công thức của các hidroxit ứng với kim loại natri, canxi, crom, sắt. Cho biết hoá trị của crom là III , sắt là III. ( 1đ) ĐA : Viết đúng mỗi công thức / 0.25 đ 9 / Cho biết các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào.Viết công thức của các chất đó : natri hidroxit , khí cacbonic , khí sunfurơ , muối ăn , axit phophoric , kali clorua. ( 1.5đ) ĐA : Xác định đúng loại hợp chất và viết đúng công thức của mỗi chất / 0.5đ 10/ Viết CTHH của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng ( 3đ ) =SO3 , =SO4 , - HSO4 , = S , - NO3 , PO4 ĐA : Viết CTHH và đọc tên đúng mỗi axit / 0.5đ 11/ Có 4 lọ đựng riêng biệt : nước cất , dd H2SO4 , dd NaOH , dd NaCl . Bằng cách nào có thể nhận biết được các chất trong mỗi lọ . ( 2đ) ĐA : - Dùng quì tím -> nhận biết lọ NaOH , H2SO4 (đổi màu ), 2 lọ không đổi màu là nước cất và dd NaCl - Đun cạn 2 dd này -> dd nào còn lại 1 chút cặn trắng -> dd NaCl 12/ Trong các oxit sau : SO3 , K2O , Fe2O3 , P2O5 , CaO , MgO , CO2 . Chất nào tác dụng đước với nước . Viết phương trình ? ( 3đ) ĐA : Lập đúng mỗi phương trình hoá học / 0.5đ 13/ Tương tự như natri , các kim loại kali (K)và canxi (Ca) cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hidro . a/ Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra b/ Các phản ứng hoá học trên thuộc loại phản ứng hoá học nào. ( 2đ) ĐA : Lập đúng mỗi phương trình phản ứng v à xác định đúng loại / 0.5đ 14 / Viết 2 phản ứng hoá học tạo ra bazơ và 2 phản ứng hoá học tạo ra axit . Làm thế nào để nhận biết được dd axit và dd bazơ . ( 2.5đ) ĐA : - Lập đúng mỗi phương trình phản ứng / 0.5đ - Nêu đúng phương pháp nhận biết (0.5đ) 15 /Viết CTHH của oxit tương ứng với các bazơ sau : ( 1.5đ) Ca(OH)2 , Mg(OH)2 , Zn(OH)2 , Fe(OH)3 , NaOH , Al(OH)3 . ĐA : Viết đúng mỗi công thức / 0.25 đ * CÂU HỎI VẬN DỤNG TỔNG HỢP ( 5 câu) 1 / Khử 48gam đồng (II) oxit bằng khí hidro . Hãy : a/ Tính số gam đồng kim loại thu được b/ Tính thể tích khí hidro (đktc) cần dùng (2đ) ĐA: a/ mCu = 38,4 (g) ( 1đ ) b/ VHidro = 13,44 (l) ( 1đ ) 2/ Tính số gam nước thu được khi cho 8.4 (l) khí hidro tác dụng với 2.8 (l) khí oxi ( các thể tích khí đo ở đktc ) ( 2đ ) ĐA : mnước = 4,5 (g) 3 / Cho m g sắt (III) oxit tác dụng với hidro cho 8.4g sắt a/ Viết phương trình phản ứng, xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử b/ Tính số gam sắt ( III ) oxit đã tham gia phản ứng (3đ) ĐA : a/- Lập phương trình phản ứng đúng ( 0,5đ ) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O - Xác định đúng chất oxi hoá, chất khử ( 0,5đ ) - Xác định đúng sự oxi hoá, sự khử ( 0,5đ ) b/ nFe = 8,4/56 = 0,15 mol ( 0,5đ ) Theo PTPƯ : Cứ 2 mol Fe 1 mol Fe2O3 Vậy 0,15 mol Fe ? mol Fe2O3 n Fe2O3 = (0,15x 1 )/2 = 0,075 mol ( 0,5đ ) Ta có: m = n.M m Sắt (III) oxit = 0,075 x 160 = 12 (g) ( 0,5đ ) Câu 4 : Tính thể tích khí hidro và khí oxi (ở đktc ) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước ( 2đ ) ĐA: Phương trình phản ứng : 2H2 + O2 t0 2H2O (0,5đ ) nnước = 1,8/ 18 = 0,1 mol (0,5đ ) Theo PTPƯ : nhidro = nnước = 0,1 mol (0,25đ ) noxi = 2 nnước = 0,1/ 2 (0,25đ ) Ta có Vhidro = nhidro x 22,4 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (l) ( 0,25đ ) Voxi = noxi x 22,4 = (0,1/ 2) x 22,4 = 1,12 ( l ) ( 0,25đ ) Câu 5 : (2đ)Viết công thức hoá học của những muối có tên gọi sau :Đồng (II) clorua , Kẽm sunfat , sắt (III) sunfat , magie hidrocacbonat , canxi photphat , natri hidro photphat , natri đihidrophotphat, natri clorua . ĐA : Viết đúng mỗi CTHH / 0,25đ ***
Tài liệu đính kèm: