Một số khái niệm và thuật ngữ văn học thường dùng

Một số khái niệm và thuật ngữ văn học thường dùng

I. Thể loại văn học:

1. Tự sự:

- Chỉ loại văn bản lấy mục đích tái hiện lại hiện thực đời sống thông qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Nhà văn cũng thể hiện tư tưởng, thái độ của mình nhưng không trực tiếp mà thông qua việc lựa chọn đề tài phản ánh. Vì vậy,, khi đọc văn bản, ta nhận xét vì sao nhà văn lại chọn đề tài này, kể về nó nhằm mục đích gì tức là ta tiếp xúc với tư tưởng tình cảm của tác giả.

- Yếu tố quan trọng của tự sự: cốt truyện và nhân vật. Khi tìm hiểu tác phẩm tự sự phải hướng đến hai yếu tố đó. Tuy nhiên, trong một số dạng văn bản tự sự, không có cốt truyện và nhân vật hoặc nếu không chúng chỉ là cái cớ để bộc lộ ý kiến chủ quan của người viết: Hồi ký tự truyện, Ký sự

(Dùng văn bản minh hoạ cụ thể cho HS thấy)

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2886Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số khái niệm và thuật ngữ văn học thường dùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số khái niệm
và thuật ngữ văn học thường dùng
I. Thể loại văn học:
1. Tự sự:
- Chỉ loại văn bản lấy mục đích tái hiện lại hiện thực đời sống thông qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Nhà văn cũng thể hiện tư tưởng, thái độ của mình nhưng không trực tiếp mà thông qua việc lựa chọn đề tài phản ánh. Vì vậy,, khi đọc văn bản, ta nhận xét vì sao nhà văn lại chọn đề tài này, kể về nó nhằm mục đích gì tức là ta tiếp xúc với tư tưởng tình cảm của tác giả.
- Yếu tố quan trọng của tự sự: cốt truyện và nhân vật. Khi tìm hiểu tác phẩm tự sự phải hướng đến hai yếu tố đó. Tuy nhiên, trong một số dạng văn bản tự sự, không có cốt truyện và nhân vật hoặc nếu không chúng chỉ là cái cớ để bộc lộ ý kiến chủ quan của người viết: Hồi ký tự truyện, Ký sự
(Dùng văn bản minh hoạ cụ thể cho HS thấy)
2. Thể loại trữ tình:
- Là kiểu văn bản bộc lộ trực tiếp tâm tình, cảm xúc của người viết đối với con người và cuộc sống. Không ít trường hợp, cảm xúc được bộc lộ gián tiếp thông qua việc miêu tả thiên nhiên (Mưa xuân, cánh buồm - Nguyễn Bính), hay thuật lại ít nhiều sự kiện (Quê hương của Giang nam, Núi đôi của Vũ Cao), tuy nhiên khi ấy thiên nhiên và sự việc là cái cớ để bộc bạch tâm tình.
- Yếu tố quan trọng của trữ tình là tâm trạng, vì vậy cái Tôi trữ tình = nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) là hết sức quan trọng. Tâm trạng không tĩnh mà trái lại luôn vận động, khi tìm hiểu phải thấy được mạch vận động của cảm xúc ấy. Tác phẩm trữ tình vì có thể thâm nhập vào nơi sâu xa, phức tạp nhất của tâm hồn con người bởi vậy nó tạo được sự đồng điệu rất lớn của người đọc.
- Nội dung trữ tình đòi hỏi hình thức nghệ thuật phù hợp, lời văn phải hàm súc, giàu nhịp điệu.. Thể loại ưa thích vì vậy là thơ, thơ văn xuôi hoặc tuỳ bút trữ tình.
VD: Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ.
Mẹ ơi, mẹ bảo con gà trống gáy thì trời mới sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng?
Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai vì sau này con cũng sẽ làm mẹ.”
	(Hỏi – Giả Bình Ao , TQ)
	3. Kịch:
Là loại hình nghệ thuật được viết ra chủ yếu nhằm để diễn chứ không để đọc.Tuy nhiên, nó vẫn cần có văn bản để thể hiện nên nó cũng được coi là một thể loại văn học. Kịch thể hiện những xung đột phổ biến trong đời sống như Thiện và ác, cao cả và thấp hèn hoặc phản ánh những mâu thuẫn lớn của thời đại: cãi cũ và cái mới, cái tiến bộ, nhân văn với cái bảo thủ, phản nhân văn.
- Yếu tố quan trọng hàng đầu của kịch vì vậy là xung đột. Các màn kịch thường được sắp xếp theo hồi, nhằm đẩy xung đột lên đỉnh điểm để sau đó giải quyết xung đột để thể hiện một tư tưởng nào đó. Dựa vào đặc điểm và mục đích, người ta chia kịch thành bi kịch, hài kịch và chính kịch. (có thể giải thích sơ lược)
II. Một số thuật ngữ cơ bản quen dùng:
1. Giá trị hiện thực:
Nói đến một thành công về nội dung của tác phẩm: phản ánh hiện thực một cách chân thực, sinh động như nó diẽn ra ngoài cuộc sống thực tế, không bóp méo, xuyên tạc, khiến người đọc có thể hình dung cụ thể một phương diện nào đó của đời sống.
(GV lấy ví dụ cụ thể về một số tác phẩm đã học)
2. Giá trị nhân đạo: (nhân văn)
Nói đến một thành công quan trọng khác của nhiều tác phẩm văn học có giá trị: đằng sau việc phản ánh hiện thực, người viết thường thể hiện rõ thái độ quan tâm đến số phận con người, bênh vực cho quyền sống chính đáng của con người (quyền được sống bình đẳng, được no ấm, được yêu thương, được hạnh phúc), khẳng định và bảo vệ những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Nói như ThạchLam: “Làm cho tâm hồn con người thanh sạch hơn”. Nói như Nam Cao: “ ca ngợi lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.”. Macxim Gorky: “Văn học là nhân học”.
3. Không gian nghệ thuật:
Chỉ không gian được lựa chọn làm bối cảnh cho diễn biến sự kiện và hành động của nhân vật, hoặc làm nền cho tâm tình con người. Nó có thể đồng nhất với không gian địa lý: Làng Đông Xá, làng Vũ Đại, cũng có thể không đồng nhất: không gian tâm tưởng (Không gian trong buổi tiễn đưa của chinh phụ với chinh phu; buổi ly biệt của Thúc Sinh với Thuý Kiều; Dòng Trường giang trống vắng trong thơ Lý Bạch). Lựa chọn không gian nghệ thuật, người viết bao gời cũng nhằm thể hiện một ý nghĩa, một dụng ý nghệ thuật: ()
4. Thời gian nghệ thuật:
Tương tự như không gian nghệ thuật, không đo bằng ngày tháng và lịch năm mà rát linh hoạt, tự do, thuộc ý muốn chủ quan của con người: có thể quay ngược về quá khứ, cũng có thể vượt xa đến tương lai, thậm chí dồn nén trong chốc lát hạơc cũng có thể kéo dài đến như vô tận:
VD: Thời gian kéo dài trong Tắt đèn của NTT; thời gian bị dồn nén lại trong khoảnh khắc: câu chuyện đời người được kể trong một đêm trong truyện Rừng xà nu; thời gian ước lệ, thậm chí vĩnh viễn (thần thoại) trong văn học dân gian, thậm chí thời gian trong nhiều thời điểm: cảnh thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm
5. Hình tượng nghệ thuật:
Là sản phẩm do người cầm bút tạo ra dùng để khái quát một hiện tượng nào đó hoặc một quy luật nào đó của đời sống. Đó có thể là một đồ vật, một cảnh vật thiên nhiên hay một sự kiện xã hội mà người đọc cảm nhận được trong tác phẩm. Phổ biến nhất vẫn là hình tượng con người (cá nhân hoặc tập thể). Như vậy, khi đọc văn bản nghệ thuật, bao giờ cũng hướng đến phát hiện ra hình tượng nghệ thuật và tìm hiểu sự độc đáo cũng như ý nghĩa của nó.
VD: Hình tượng chú dế mèn trong câu thơ “Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu” (TĐK); hình tượng cây tre trong “Cây tre VN”; hình tượng bánh trôi trong bài Bánh trôi nước; hình tượng chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ; hình tượng Tổ Quốc trong câu thơ “Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững – Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” hoặc “Ôi Viẹt nam TQ thân yêusuốt đời im lặng”
III. Bài tập:
1. Kể tên 8 – 10 văn bản thuộc hai thể loại đã được học: tự sự và trữ tình.
2. Nhận xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các văn bản: Sống chết mặc bay (PDT); Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (ĐP); Trong lòng mẹ (NH); Tức nước vỡ bờ (NTT)
3. Nhận xét về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong ví dụ sau
a. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
4. Phát hiện ý nghĩa các hình tượng nghệ thuật sau:
a. Vầng trăng trong bài thơ”Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch.
b. Trái bần trôi trong bài ca dao “Thân em”
c. Chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ.
d. Con chim non đậu bên khung cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Gợi ý thực hành
bài về các thuật ngữ văn học thường dùng.
Bài tập 1:
HS kẻ bảng và kể tên các văn bản đã học trong chương trình: 6,7,8. Cũng có thể lấy các tác phẩm ngoài nhà trường mà các em đã đọc. Có thể chia nhóm để thi đua kiểm tra trí nhớ.
Bài tập 2:
Yêu cầu: Nhận xét khái quát về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các văn bản đã học.
_ HS nhắc lại khái niệm hiện thực và nhân đạo theo câu hỏi:
? Hiện thực đời sống nào đã được dưa vào các văn bản trên?
? Qua hiện thực ấy, nhà văn đã bộc lộ thái độ và tình cảm của mình ra sao đối với con người và hiện thực được nói đến?
Mẫu:
* Giá trị hiện thực trong văn bản Sống chết mặc bay: Phản ánh chân thực cảnh sinh hoạt xa hoa và thái độ thờ ơ của viên quan hộ đê trước cảnh người dân quê lầm than vật lộn với dòng nước lũ và tai hoạ đê vỡ.
* Qua hiện thực ấy, nhà văn đã phê phán gay gắt thái độ vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm của bọn quan lại và tỏ lòng cảm thương sâu sắc với tình cảnh khốn cùng của người nông dân.
HS căn cứ vào mẫu, thực hành các văn bản còn lại.
Chưa và chấm ngay trên lớp.
Bài tập3:
Nhận xét về không gian và thời gian nghệ thuật.
Yêu cầu HS phát hiện. Nhận thấy: không gian: ngõ sau và thời gian nghệ thuật được lựa chọn là chiều chiều.
+Không gian: ngõ sau: nơi vắng vẻ, heo hút ít người qua lại. Đó không chỉ là nơi người con xa quê được sống trọn vẹn với nỗi lòng nhớ thương của mình mà đồng thời còn là không gian gợi nỗi cô đơn, lẻ loi của con người
+ Thời gian: Buổi chiều: thời điểm kết thúc một ngày, gợi buồn man mác, nhất là khơi gợi nỗi sầu xa quê khi đó là thời khắc sum họp, quây quần của mỗi gia đình => Nỗi nhớ quê trỗi dậy da diết.Nghệ thuật điệp góp phần nhân lên nhiều lần, cảm xúc thường trực, dai dẳng, bám riết
Không gian và thời gian phù hợp biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình
Bài tập 4:
Hướng dẫn:Hình ảnh và chi tiết nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó vượt ra khỏi giới hạn là một chi tiết của đời sống thông thường, nhà văn sử dụng để thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó.
VD: Vầng trăng trong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch:
+thể hiện vẻ đẹp huyền ảo và kỳ diệu nhất của thiên nhiên, nó cũng là vẻ đẹp tự nhiên mà LB yêu thích nhất => Phát hiện ánh trăng sáng là cảm xúc tất yếu, tự nhiên của hồn thơ Lý Bạch.
+ Trăng sáng soi rọi vào tâm tưởng, đánh thức kỷ niệm thiếu thời, khơi dậy nỗi lòng yêu quê, nhớ quê thường trực. Vầng trăng vượt ra khỏi giới hạn hiện tại để hoà nhập với vầng trăng trong ký ức => biểu tượng của quê hương, của tuổi thơ trong sáng đẹp đẽ thi nhân lưu giữ trọn vẹn. Trăng lúc này là tâm hồn, là người bạn cố tri 
các hình tượng nghệ thuật còn lại cũng có cách cảm, hiểu tương tự.
GV gợi ý các em phát hiện, khuyến khích diễn đạt gãy gọn thành lời, thành đoạn. Chấm chữa
 một số bài tiêu biểu, định hướng làm bài đúng cho lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac thuat ngu van hoc.doc