Một số đề kiểm tra tham khảo Vật lí Lớp 8

Một số đề kiểm tra tham khảo Vật lí Lớp 8

Câu 2. Áp suất không có đơn vị đo là

 A. Paxcan B. N/m3 C. N/m2 D. N/cm2

Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào

 A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏng

 B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí

 C. sự truyền lực trong lòng chất lỏng

 D. nguyên tắc bình thông nhau

Câu 4. Phương án có thể giảm được ma sát là

 A. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

 C. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

 A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc.

 C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là

 A. 50s B. 40s C. 25s D. 10s

 

doc 15 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề kiểm tra tham khảo Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 8
-------------------------------
A. HỌC KỲ 1:
I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
	Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 09 theo PPCT (sau khi học xong bài 9: Áp suất khí quyển).
1. ĐỀ SỐ 1.	
	Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi
	A. vật đó không chuyển động.
	B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
	C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
	D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. 
Câu 2. Áp suất không có đơn vị đo là
	A. Paxcan	B. N/m3	C. N/m2 	D. N/cm2	
Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào 
	A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏng	
	B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí
	C. sự truyền lực trong lòng chất lỏng	
	D. nguyên tắc bình thông nhau
Câu 4. Phương án có thể giảm được ma sát là
	A. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc.	B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
	C. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.	D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
	A. đột ngột giảm vận tốc.	B. đột ngột tăng vận tốc.
	C. đột ngột rẽ sang trái.	D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là
	A. 50s	B. 40s 	C. 25s	D. 10s	
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 7. Tốc độ trung bình là gì? Cách xác định tốc độ trung bình của chuyển động không đều?
Câu 8. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
	a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.
	b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.
	c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.
Câu 9. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực?
Câu 10. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.
	a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
	b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
C
D
B
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7: 2,0 điểm. 
 - Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức , trong đó, vtb là tốc độ trung bình, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường.
 - Để xác định tốc độ trung bình của chuyển động trên một quãng đường, ta đo quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó rồi thay các giá trị đo được vào công thức tính tốc độ trung bình 
1 điểm
1 điểm
Câu 8. 1,5 điểm
 a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt.
 b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ.
 c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 9. 1,5 điểm
 - Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông. 
 - Hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên.
0,5 điểm
1 điểm
Câu 10. 2,0 điểm
a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là:
 p = h.d = 180.10300 = 1854000 N/m2
b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là:
 Dp = Dh.d = 30.10300 = 309000 N/m2
 Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là:
 p' = p + Dp = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m2
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
2. ĐỀ SỐ 2.	
	Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi
	A. vật đó không chuyển động.
	B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
	C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
	D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. 
Câu 2. Độ lớn của tốc độ cho biết
	A. quãng đường dài hay ngắn của chuyển động
	B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
	C. thời gian dài hay ngắn của chuyển động
	D. thời gian và quãng đường của chuyển động
Câu 3. Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
	A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
	B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.
	C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại.
	D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại.
Câu 4. Áp lực là
	A. lực tác dụng lên mặt bị ép.
	B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
	C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.
	D. lực tác dụng lên vật chuyển động.
Câu 5. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
	A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.
	B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng.
	C. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
	D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.
Câu 6. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi
	A. tiết diện của các nhánh bằng nhau.
	B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
	C. độ dày của các nhánh như nhau.
	D. độ dài của các nhánh bằng nhau.
Câu 7. Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là
	A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.
	B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.
	C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.
	D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
Câu 8. Chuyển động đều là
	A. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
	B. chuyển động của một vật có tốc độ không đổi theo thời gian
	C. chuyển động của một vật mà tốc độ thay đổi theo thời gian.
	D. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau
Câu 9. Lực là đại lượng véctơ vì
	A. lực làm cho vật chuyển động	B. lực làm cho vật bị biến dạng
	C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ	D. lực có độ lớn, phương và chiều 
Câu 10. Phương án có thể giảm được ma sát là:
	A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc.	B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
	C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.	D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
Câu 11. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là
	A. 50s 	B. 25s	C. 10s 	D. 40s
Câu 12. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là
	A. 15km/h	B. 16km/h	C. 11km/h	D. 14km/h.
Câu 13. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe
	A. đột ngột giảm vận tốc.	B. đột ngột tăng vận tốc.
	C. đột ngột rẽ sang trái.	D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 14. Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m2, một điểm A trong bình cách đáy bình 1,8m. Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là
	A. 18000N/m2	B. 10000N/m2	C. 12000N/m2	D. 30000N/m2.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 15. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
	a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.
	b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.
	c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.
Câu 16. Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
C
B
C
B
D
B
A
B
D
C
D
A
C
C
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 2 điểm 
 a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt.
 b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ.
 c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
Câu 16. 1 điểm
Áp lực của xe tác dụng lên mặt đất là: F1 = P1 = 45000N.
Áp suất do xe tác dụng lên mặt đường coi như nằm ngang là: 	
0,5 điểm
0,5 điểm
II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ: Thời gian làm bài 45 phút
	Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 14: Định luật về công).
1. ĐỀ SỐ 1.
	Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Chuyển động cơ học là 
	A. sự dịch chuyển của vật.
	B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
	C. sự thay đổi tốc độ của vật.
	D. sự không thay đổi khoảng cách của vật.
Câu 2. Công cơ học được thực hiện khi
	A. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức.
	B. Một chiếc xe đang dùng và tắt máy.
	C. Học sinh đang nghe giảng bài trong lớp.
	D. Chiếc ô tô đang chạy trên đường.
Câu 3. Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là
	A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
	B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
	C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
	D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.
Câu 4. Lực là đại lượng véctơ vì
	A. lực làm cho vật bị biến dạng
	B. lực có độ lớn, phương và chiều	
	C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ
	D. lực làm cho vật chuyển động
Câu 5. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là
	A. 11km/h	B. 14km/h. 	C. 15km/h	D. 16km/h	
Câu 6. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:
	A. 45000 N/m2	B. 450000 N/m2.
	C. 90000 N/m2	D. 900000 N/m2
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 7. Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? lấy ví dụ minh họa?
Câu 8. Phát biểu định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản? lấy ví dụ minh họa?
Câu 9. Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách  ... oẻ hơn? 
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
A
C
B
D
B
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7: 2,0 điểm. 
 - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
 - Công thức tính công suất là ; trong đó, là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s).
 - Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 2 điểm
 - Có 3 hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
 + Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
 Ví dụ: Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt.
 + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí
 Ví dụ: Khi đun nước, ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình.
 + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 
 Ví dụ: Mặt trời hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt làm Trái Đất nóng lên.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 9. 1 điểm
Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn.
	1 điểm
Câu 10. 2,5 điểm
 Công suất làm việc của An: 
	Công suất làm việc của Bình: 
	Ta thấy P1 > P2 Þ An làm việc khoẻ hơn Bình.
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ (Thời gian là bài 45 phút)
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 18 đến tiết thứ 32 theo PPCT (sau khi học xong bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt).
1. ĐỀ SỐ 1.
	Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là
	A. Oát (W)	B. Jun trên giây (J/s)	
	C. Kilô oát (KW)	D. Kilô Jun (KJ)
Câu 2. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau?
	A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.	
	B. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
	C. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật.
	D. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 3. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào
	A. khối lượng của vật	B. độ tăng nhiệt độ của vật 
	C. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật.	D. trọng lượng của vật
Câu 4. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
	A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. 
	B. nhiệt năng của miếng sắt giảm. 
	C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
	D. nhiệt năng của nước giảm.	
Câu 5. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Vì
	A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
	B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
	C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
	D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 6. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là
	A. 100W	B. 7500W	C. 312,5 W	D. 24W
B. TỰ LUẬN
Câu 7. Phát biểu định nghĩa Nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của một vật?
Câu 8. Trình bày các cách làm biến đổi nội năng của một vật? cho ví dụ minh họa?
Câu 9. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Câu 10. Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100oC vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC. 
	a) Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt?
	b) Tính nhiệt lượng nước thu vào?
	c) Tính nhiệt dung riêng của chì?
	d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
A
D
B
C
A
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7: 2 điểm. 
 - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 - Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
 - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 2 điểm
 Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
 - Thực hiện công: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công. Ví dụ, khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công.
 - Truyền nhiệt: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. Ví dụ, nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên.
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 9. 1 điểm
 Nhiệt lượng cần thiết: Q = c.m(t2 - t1)
 Thay số tính được: Q = 420000J
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 10. 2 điểm
 a) Vì nhiệt độ cuối của nước chính là nhiệt độ khi đã cân bằng nhiệt giữa nước và chì nên nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt là 60oC.
	b) Nhiệt lượng của nước thu vào: 
	Q2 = m2.c2.(t - t2) = 0,25.4190.(60 - 58,5) = 1575 J
	c) Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q1 = Q2 = 1575 J
	Nhiệt dung riêng của chì: 
	d) Vì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình và môi trường xung quanh.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2. ĐỀ SỐ 2.
	Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Công suất được xác định bằng
	A. lực tác dụng trong một giây. 	
	B. công thức P = A.t. 	
	C. công thực hiện được trong một giây
	D. công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét
Câu 2. Trong các nhận xét sau, nhận xét đúng là:
	A. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo toàn.
	B. Trong quá trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn.
	C. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo toàn.
	D. Trong quá trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn.
Câu 3. Khi nói về cấu tạo chất, Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
	B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
	C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
 D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
Câu 4. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:
	A. chuyển động cong.	C. chuyển động tròn.
	B. chuyển động thẳng đều.	D. chuyển động hỗn độn, không ngừng.
Câu 5. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
	A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. 	
	B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
	C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.	
	D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.
Câu 6. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
	A. Khối lượng của vật	
 B. Trọng lượng của vật
	C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật
 D. Nhiệt độ của vật
Câu 7. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
	A. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt
	B. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
	C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
	D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng
Câu 8. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
	A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. 
	B. nhiệt năng của miếng sắt giảm. 
	C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
	D. nhiệt năng của nước giảm.	
Câu 9. Nhiệt lượng của vật thu vào:
	A. không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	B. chỉ phụ thuộc vào khối lượng và độ tăng nhiệt độ của vật.
	C. chỉ phụ thuộc vào chất cấu tạo vật.
	D. phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất cấu tạo nên vật.
Câu 10. Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:
	A. sự dẫn nhiệt. 	C. bức xạ nhiệt.
	B. sự đối lưu. 	D. sự phát quang.
Câu 11. Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút. Công suất của cần cẩu là:
	A. 1800W. 	B. 10800W.	C. 108000W.	D. 180W.
Câu 12. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
	A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
	B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
	C. Sự tạo thành gió.
	D. Đường tan vào nước.
Câu 13. Để đun sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 20oC, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết là:
	A. 67200kJ.	B. 67,2kJ.	C. 268800kJ.	D. 268,8kJ.
Câu 14. Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 60oC vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 20oC. Giả sử chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước, cho nhiệt dung riêng của nước và thép lần lượt là 4200J/kg.K và 460J/kg.K. Nhiệt độ của nước và quả cầu khi có cân bằng nhiệt là:
	A. 23oC.	B. 20oC.	C. 60oC.	D. 40oC.
B.TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 15. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng? nêu đơn vị đo nhiệt lượng?
Câu 16. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
C
B
A
D
B
D
D
B
D
C
A
C
D
A
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm 
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J)
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 16. 2 điểm
 Nhiệt lượng miếng đồng toả ra là:
	Q1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,5.380.(80 - 20) = 11400 J
	Nhiệt lượng nước thu vào đúng bằng nhiệt lượng miếng đồng toả ra:
	Q2 = Q1 = 11400 J
	Độ tăng nhiệt độ của nước: 
0,75 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docNgan hang de thi ly 8 2011 Moi tap huan.doc