Câu 2: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang.
D. Lò so bị nén đặt nằm trên mặt bàn.
Câu 3: Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung.
a. Ở vị trí nào viên bi có thế năng nhỏ nhất:
A. Vị trí B C. Vị trí A
B. Vị trí C D. Ngoài 3 vị trí trên
b. Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất:
A. Vị trí C C. Vị trí B
B. Vị trí A D. Ngoài 3 vị trí trên
Phòng GD&ĐT Trường THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Vật lý - Lớp: 8 Người ra đề: A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu- Điểm KQ TL KQ TL KQ TL Cơ năng C2 0.25 C1,3a,3b 0.75 B1 2 4 3 Cấu tạo chất C6 0.25 C4 0.25 2 0.5 Nhiệt năng C5,10 0.5 C9 0.25 C7,8,11,12,13 1.25 B2 4.5 9 6.5 Tổng Số câu Điểm 4 1 10 4.5 1 4.5 14 10 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.5 điểm ) Chọn phương án đúng trong các câu sau: ( Mỗi câu 0.25 điểm ) Câu 1: Hai bạn Hoa và Lan thi kéo nước từ một giếng lên. Hoa kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Hoa. Thời gian kéo gầu nước của Lan chỉ bằng nửa thời gian kéo gầu nước của Hoa. Sánh công suất trung bình của Hoa và Lan. A. Công suất của Hoa lớn hơn vì gầu nước của Hoa nặng gấp đôi. B. Công suất của Lan lớn hơn vì thời gian kéo nước của Lan chỉ bằng nửa thời gian kéo nước của Hoa. C. Công suất của Hoa và Lan như nhau. D. Không thể so sánh được. Câu 2: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. D. Lò so bị nén đặt nằm trên mặt bàn. Câu 3: Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung. a. Ở vị trí nào viên bi có thế năng nhỏ nhất: A. Vị trí B C. Vị trí A B. Vị trí C D. Ngoài 3 vị trí trên b. Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất: A. Vị trí C C. Vị trí B B. Vị trí A D. Ngoài 3 vị trí trên Câu 4 : Khi các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. C. Cả khối lượng và trọng lượng. B. Trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu5: Đối lưu là sự truyền nhiệt xẩy ra ở? A. Chất lỏng. C. Chất lỏng và chất khí. B. Chất khí. D. Chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 6 : Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích: A. Bằng 100 cm3 C. Nhỏ hơn 100 cm3 B. Lớn hơn 100 cm3 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3 Câu 7: Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm, thì nhiệt năng của giotj nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, nước trong cốc giảm B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều giảm D. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều tăng. Câu 8: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn, cách nào sau đây là đúng? A. Đồng , nước, thuỷ ngân, không khí. C. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí. B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí. D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. Câu 9: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền : A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. Từ vật có nhịêt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn D. Cả ba câu trên đều đúng. Câu10: Mặt trời truyền nhiệt tới trái đất bằng cách nào dưới đây? A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt. B. Chỉ bằng cách đối lưu. C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt. D. Bằng cả ba cách trên. Câu11: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật. A. với là độ tăng nhiệt đô. B. với là độ giảm nhiệt đô. C. với t1 là nhiệt độ đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vât. D. với t1 là nhiệt độ đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật. Câu12: Người ta thả ba miếng: đồng, nhôm và trì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên: Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. Câu13: Ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượngđược nung nóng tới 1000C và thả vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do ba miếng kim loại ttên truyền cho nước. Nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước bằng nhau. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. Nhiệt lượng của miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. Nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. Phần 2 : TỰ LUẬN ( 6.5 điểm ) Bài 1: ( 2 điểm ) Mũi tên được bắn ra từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay năng lượng của cái cung. Đó là dạng năng lượng nào? Bài 2: (4,5 điểm) Một người thả một miếng chì ở 1000C vào một cốc nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên 700. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt. Tính nhiệt lượng nước thu vào. C. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I : ( 3,5 điểm) Từ câu 1 đến câu 13 mỗi ý đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3a 3b 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 P.án đúng C C A C D C C B B C C B A B Phần II ( 6,5 điểm) Bài 1: (2 điểm) - Năng lượng của cánh cung. ( 1 điểm) - Đó là thế năng ( 1 điểm) Bài 2: ( 4,5 điểm) a. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của chì bằng 700 ( 2 điểm) b. Nhiệt độ nước thu vào: ( 1 điểm) 4200. 0,25(70 – 58,5) = 12,075 (J) ( 1,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: