Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự Vận dụng trong bài dạy “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự Vận dụng trong bài dạy “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

 I/ PHẦN MỞ ĐẦU:

 Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn hiện nay là rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng đọc diễn cảm là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ văn bản chỉ là la liệt những con chữ vô hồn, chết cứng và câm lặng; tác phẩm văn học lại là một cơ thể sống, vô cùng sinh động với muôn vàn âm thanh sắc màu. Có ý kiến cho rằng bao nhiêu người đọc văn bản là có bấy nhiêu tác phẩm được hình thành. Đọc diễn cảm là hành động đánh thức tác phẩm sống dậy để đi vào thế giới của nó. Khi đọc tác phẩm, qua từng câu chữ, học sinh như được đối thoại với nhà văn, được sống cùng với tâm trạng của nhà văn

 Đối với các văn bản tự sự, việc đọc phải gắn liền với tóm tắt. Việc tóm tắt văn bản tự sự có vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Mọi lời giảng, lời bình của thầy sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu học sinh không nắm được cốt truyện, không hình dung được diễn biến của truyện và các hành động của nhân vật. Vì vậy trong một giờ Văn, việc tổ chức đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự Vận dụng trong bài dạy “Ông lão đánh cá và con cá vàng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
 Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn hiện nay là rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng đọc diễn cảm là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ văn bản chỉ là la liệt những con chữ vô hồn, chết cứng và câm lặng; tác phẩm văn học lại là một cơ thể sống, vô cùng sinh động với muôn vàn âm thanh sắc màu. Có ý kiến cho rằng bao nhiêu người đọc văn bản là có bấy nhiêu tác phẩm được hình thành. Đọc diễn cảm là hành động đánh thức tác phẩm sống dậy để đi vào thế giới của nó. Khi đọc tác phẩm, qua từng câu chữ, học sinh như được đối thoại với nhà văn, được sống cùng với tâm trạng của nhà văn
 Đối với các văn bản tự sự, việc đọc phải gắn liền với tóm tắt. Việc tóm tắt văn bản tự sự có vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Mọi lời giảng, lời bình của thầy sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu học sinh không nắm được cốt truyện, không hình dung được diễn biến của truyện và các hành động của nhân vật. Vì vậy trong một giờ Văn, việc tổ chức đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
 Trong chương trình Ngữ văn THCS, các tác phẩm tự sự chiếm số lượng khá lớn ở tất cả các khối lớp. Riêng ở lớp 6, toàn bộ các tác phẩm truyện dân gian, truyện Trung đại, truyện kí hiện đại đều thuộc văn bản tự sự. Song trên thực tế, các em mới ở Tiểu học lên, kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự còn rất hạn chế. Giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng cho học sinh. Trong các giờ học, hoạt động này có khi bị coi nhẹ hoặc diễn ra rất hình thức, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh để hình thành kĩ năng cần thiết. 
 Xuất phát từ yêu cầu và thực tế trên, bản thân tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự vận dụng trong một bài giảng cụ thể: Ông lão đánh cá và con cá vàng (Ngữ văn 6 Tập một).
 II/ NỘI DUNG: 1)Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng: - Bước1: Hướng dẫn cách đọc diễn cảm. + GV nêu vấn đề: Truyện có mấy nhân vật? Theo em lời của mỗi nhân vật cần đọc như thế nào? Người dẫn truyện cần đọc với giọng điệu, thái độ như thế nào? + HS thảo luận, thống nhất cách đọc: -> Lời của cá vàng: tha thiết, van xin; động viên an ủi ông lão (cần nhấn giọng ở các từ ngữ ông lão ơi, ông cần gì thế?). -> Lời ông lão nói với cá vàng: giọng chân thật, tha thiết (đọc nhỏ, rõ ràng, nhấn gọng ở các từ ngữ giúp tôi với, cá ơi); nói với mụ vợ: nhu nhược, sợ hãi. -> Lời của mụ vợ: hống hách, quát tháo, thể hiện tính cách tham lam độc ác (đọc to, nhấn giọng ở các từ ngữ đồ ngu, đồ ngốc và các câu cầu khiến, câu nghi vấn). -> Người dẫn truyện: đọc to, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, đặc biệt là thái độ của biển cả (GV có thể đọc mẫu một vài đoạn ngắn) - Bước 2: Tổ chức đọc diễn cảm (phân vai) + GV chọn 4 HS đọc diễn cảm theo từng vai + HS khác trong lớp theo dõi. - Bước 3: Nhận xét, đánh giá + HS nhận xét cách đọc của từng bạn. + GV nhận xét, đánh giá chung, khen ngợi những em đọc tốt. 2) Tổ chức hoạt động tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng:
* Bước 1: GV đưa ra một số sự việc chính của truyện trên bảng phụ hoặc trình chiếu trên màn hình (Các sự việc này không đầy đủ và đã bị đảo trật tự). Yêu cầu HS quan sát: - Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở trong một túp lều nát bên bờ biển. Hàng ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. - Mụ vợ đã yêu cầu ông lão ra biển bắt cá vàng phải: + Cho mụ một cái nhà rộng. + Cho mụ một cái máng lợn mới. + Mụ đòi làm nữ hoàng. + Rồi mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân. -> Cá vàng đã cho mụ tất cả những thứ đó. + Cuối cùng, mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển. Ông lão lại xin cá vàng giúp, cá vàng không nói gì. + Ông lão trở về nhà, tất cả biến mất, mụ vợ lại trở về với túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. * Bước 2: HS nhận xét, bổ sung: + Các nội dung, sự việc chính của truyện chưa đầy đủ. + Các sự việc đã được sắp xếp chưa theo đúng trình tự được kể trong SGK. * Bước 3: GV nhận xét, trình chiếu các nội dung, sự việc sau khi đã bổ sung: - Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở trong một túp lều nát bên bờ biển. Hàng ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. - Một hôm ông lão đánh được con cá vàng, cá van xin, ông lão đã thả cá về biển. - Mụ vợ biết chuyện đã yêu cầu ông lão ra biển bắt cá vàng phải đền ơn: + Đầu tiên mụ đòi một cái máng lợn mới. + Sau mụ đòi một ngôi nhà rộng. + Rồi mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân, đòi làm nữ hoàng. -> Cá vàng đã cho mụ tất cả những thứ đó. + Cuối cùng, mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển. Ông lão lại xin cá vàng giúp, cá vàng không nói gì. + Ông lão trở về nhà, tất cả biến mất, mụ vợ lại trở về với túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. * Bước 4: HS tóm tắt văn bản (diễn đạt bằng lời văn của mình) * Bước 5: HS, GV nhận xét, đánh giá. 
C/ KẾT LUẬN: 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh lớp 6 qua một bài dạy cụ thể. Với cách tổ chức hoạt động như trên, bước đầu tôi nhận thấy học sinh đã tích cực hơn trong quá trình học tập, nhiều học sinh cùng được tham gia đọc, tóm tắt và theo dõi, nhận xét nên đa số học sinh nắm vững kiến thức. Nếu có nhiều giờ học như thế chắc chắn kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản tự sự của học sinh sẽ khá lên. Hi vọng rằng các em sẽ thấy hứng thú hơn với việc học văn, sẽ vận dụng tốt hơn các kĩ năng này trong cuộc sống. 
 Tuy nhiên, đây mới chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, không tránh khỏi chủ quan, đặt. Rất mong nhận được sự góp ý của Ban Giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 H¹ Hoµ th¸ng 10 n¨m 2011 
 Ng­êi thùc hiÖn
 §µm ThÞ Thu HuyÒn 

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem Ren ki nang doc cho HS.doc