Kiểm tra Văn - Lớp 7 (tiết 98) - Trường THCS Chiềng An

Kiểm tra Văn - Lớp 7 (tiết 98) - Trường THCS Chiềng An

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM )

 * Em hãy đọc kĩ các câu hỏi và các câu trả lời rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất :

Câu 1 : Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

 A. Văn học dân gian. C. Văn học thời kĩ kháng chiến chống Mĩ

 B. Văn học viết. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.

Câu 2 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

 A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

 B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.

 C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

 D. Một nắng hai sương.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Văn - Lớp 7 (tiết 98) - Trường THCS Chiềng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chiềng An Thứ ngày tháng 3 năm 2009
Họ và tên: 
Lớp: 7 
KIỂM TRA VĂN
Thời gian: 45 phút
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
(Học sinh làm bài trực tiếp vào tờ đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM )
 * Em hãy đọc kĩ các câu hỏi và các câu trả lời rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất :
Câu 1 : Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
 A. Văn học dân gian. C. Văn học thời kĩ kháng chiến chống Mĩ
 B. Văn học viết. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu 2 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
 A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
 B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
 C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
 D. Một nắng hai sương.
Câu 3: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kì nào?
 A. Thời kì kháng chiến chỗng Mĩ
Thời kì kháng chiến chống Pháp
Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Câu 4 : Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?
 A. Phạm Văn Đồng. C. Đặng Thai Mai 
 B. Hồ chí Minh D. Hoài Thanh 
Câu 5: Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào?
 A. Ngữ âm C. Ngữ pháp
 B. Từ vựng D. Cả 3 mặt trên
Cầu 6: Văn nghị luận của Hoài Thanh( qua bài “Ý nghĩa văn chương”) có gì đặc sắc?
 A. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
 B. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc.
 C. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
B- PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1: Tục ngữ có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”, em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đó?
Câu 2: Dựa vào bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy chứng minh giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ.
Trường THCS Chiềng An 
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA VĂN - LỚP 7 
(Tiết 98)
PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 đ’)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
 1
A
0,5
4
C
0,5
 2
D
0,5
5
D
0,5
 3
B
0,5
6
C
0,5
PHẦN TỰ LUẬN : (7 đ’)
Câu 1 : (2 điểm)
 Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nêu lên bài học luân lí: đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất kì hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình. 
Câu 2 : (5 điểm)
 Học sinh chứng minh được sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở những mặt sau: (HS phải lấy được dẫn chứng).
- Bác giản dị trong trong đời sống:
 + Bữa cơm và đồ dùng: bữa cơm đạm bạc, tiết kiệm giản dị: từ món ăn đơn giản, dân dã, đậm vị quê hương, cách ăn chậm dãi, cẩn trọng.(dẫn chứng) (1 điểm) 
 + Cái nhà: nhà sàn gỗ thoáng mát, tao nhã.(1 điểm)
 + Việc làm: tự mình làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ; (dẫn chứng) (1 điểm)
- Bác giản dị trong lời nói, bài viết: “vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” nên cách nói, cách viết của người rất giản dị. (1 điểm)
* Yêu cầu: 
Hình thức: trình bày sạch đẹp, khoa học, không sai chính tả, ngữ pháp (1 điểm)
Nội dung: (4 điểm) Đảm bảo các ý đã nêu, lấy được dẫn chứng minh hoạ cho mỗi ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 98 - Kiểm tra Văn.doc