Câu 4. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết
A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó.
C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó.
D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
KIỂM TRA TIẾT 26- VẬT LÝ 8 I. Bảng trọng số Nội dung Tổng tiết Lý thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (CĐ1;2) VD (CĐ3;4) LT (CĐ1;2) VD (CĐ3;4) 1. Cơ năng 4 3 2.1 1.9 30 27.1 2. Cấu tạo phân tử, nguyên tử của các chất 2 2 1.4 0.6 20 8.6 3. Nhiệt năng 1 1 0.7 0.3 10 4.3 Tổng 13 13 7.8 5.2 60.0 40 II. Bảng số câu hỏi Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu Điểm số TS KQ TL 1. Cơ năng 30 4.5 6 6 (3) Tg: (15’) 6 (3) Tg: (15’) 2. Cơ năng 27.1 4.062 2 (2,5) Tg: (9’) 2 (2,5) Tg: (9’) 3. Cấu tạo phân tử, nguyên tử của các chất 20 4 4 (2) Tg: (10’) 4 (2) Tg: (10’) 4. Cấu tạo phân tử, nguyên tử của các chất 8.6 1.290 5. Nhiệt năng 10 1.52 2 (1) Tg: (5’) 2 (1) Tg: (5’) 6. Nhiệt năng 4.3 0.651 1 (1,5) Tg: (6’) 1 (1,5) Tg: (6’) 100 15 12 (6) Tg: (30’) 3 (4) Tg: (15’) 15 (10) Tg: (45’) III. Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL 1) Cơ năng 3 tiết 1.Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. 2.Hiểu công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 3.Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. 4. Hiểu được khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng. cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 5. Biết được vật ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. 6.Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này. 7.Vận dụng giải thích sự biến đổi qua lại giữa các loại cơ năng. 8. Vận dụng so sánh được công suất, dùng được công thức: để giải bài tập tìm một đại lượng khi biết hai đại lượng còn lại. Số câu hỏi 3 (7,5’) C4.1 C3.4 C6.7.10 2( 5’) C2.3 C4.5. 6 1(2,5’) C8.1.12 1 (3’) C6.14 1 (6’) C8.1.15 8 (24’) Số điểm 1,5 1 0,5 1 1,5 5,5 (55%) 2) Cấu tạo phân tử, nguyên tử của các chất 9. Biết các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Chúng chuyển động hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 10.Từ hiểu biết về cấu tạo các chất giải thích được một số hiện tượng về sự khuếch tán, sự hòa trộn của các chất. Số câu hỏi 1(2,5’) C9.5 3 (7,5) C9.10. 7,8,9 Số điểm 0,5 1,5 2 (20%) 3) Nhiệt năng 11 Nắm được nhiệt năng, biết được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp Nắm hai cách biến đổi nhiệt năng. 12. Hiểu được nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. 13. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Đơn vị tính nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. Số câu hỏi 1 (2,5’) C11. 11 1 (2,5’) C11. 2 1 (3’) C11. 13 Số điểm 0,5 0,5 1,5 2,5 (25%) TS câu hỏi 5 6 1 2 1 15 TS điểm 2,5 3 0,5 2,5 1,5 10 III. ĐỀ BÀI: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng: A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép ngay trên mặt đất. Câu 2. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào A. khối lượng của vật B. độ tăng nhiệt độ của vật C. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. D. trọng lượng của vật Câu 3. Hai bạn Nam và Long thi kéo nước từ một giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước lên của Nam lại chỉ bằng nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam. Câu trả lời nào sau đây là đúng: A. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long. B. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi. C. Công suất của Nam và Long như nhau. D. Không thể so sánh được. Câu 4. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó. C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó. Câu 5. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động. C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách. Câu 6. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. Câu 7. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là: A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học. B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học. C. Do các phân tử không khí và các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng va trạm vào nhau nên các phân tử nước hoa nhanh chóng lan ra khắp lớp học D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khí trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa. Câu 8. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Bởi vì A. Khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên. B. Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước. C. Khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. D. Đường có vị ngọt Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. C. Sự tạo thành gió. D. Đường tan vào nước. Câu 10.Trong các nhận xét sau, nhận xét đúng là: A. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo toàn. B. Trong quá trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn. C. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo toàn. D. Trong quá trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn. Câu 11. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì: A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm. C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. Nhiệt năng của nước giảm. Câu 12. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là A. 100W B. 7500W C. 312,5 W D. 24W B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 13. Phát biểu định nghĩa Nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của một vật? Câu 14. Một quả bưởi đang rơi từ trên cành cây xuống là nhờ năng lượng nào? Năng lượng đó biến đổi thế nào cho tới lúc chạm đất? Cơ năng của quả bưởi lúc chạm đất và lúc bắt đầu rơi có như nhau không? (bỏ qua sức cản của không khí) Câu 15.An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? IV. THU BÀI VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ CHẤM. Lớp 8A: ........../ 37. Vắng........................................................................... V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 6 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D C A A C D B C B B A B. TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 13.(1,5 điểm) - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 14.(1 điểm) Lúc bắt đầu rơi, quả bưởi vừa có thế năng, vừa có động năng. Trong quá trình rơi, thế năng giảm dần, động năng tăng dần. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì khi chạm đất, thế năng bằng không, động năng đạt cực đại. Cơ năng được bảo toàn. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm Câu 15. 1,5 điểm Công suất làm việc của An: Công suất làm việc của Bình: Ta thấy P1 > P2 Þ An làm việc khoẻ hơn Bình. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
Tài liệu đính kèm: