Câu 1. Thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng ? (2 đ)
Câu 2. Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ? Theo em, công dân được quyền khiếu nại trong điều kiện nào ? (4 điểm)
Câu 3. Hãy nêu đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (4 điểm)
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Môn : GDCD 8 Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của Thầy (Cô) giáo Trường THCS Ea Phê Họ và tên :......................................................... Lớp : 8A Đề Câu 1. Thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng ? (2 đ) Câu 2. Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ? Theo em, công dân được quyền khiếu nại trong điều kiện nào ? (4 điểm) Câu 3. Hãy nêu đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (4 điểm) Bài làm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: GDCD 8 HS phải trả lời được những ý cơ bản sau: Câu 1: (3 điểm) - Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. (1 đ) - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. (1 đ) Câu 2: (4 điểm) - Quyền khiếu nại : Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (1,5 đ) - Quyền tố cáo : Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nươc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. (1,5 đ) - Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác xâm hại. (1 đ) Câu 3: (4 điểm) - Đặc điểm của pháp luật: + Tính quy phạm phổ biến. (0,5 đ) + Tính xác định chặt chẽ. (0,25) + Tính bắt buộc. (0,25) - Bản chất pháp luật: + Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,5 đ) + Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. (0,5 đ) - Vai trò của pháp luật: + Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội. (0,5 đ) + Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. (0,5 đ) + Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. (1 đ)
Tài liệu đính kèm: