A./ Mục tiêu:
Bài kiểm tra nhằm:
• Đánh giá học sinh thông qua việc nắm nội dung cơ bản của ba phần trong sách giáo khoa ngữ văn 8 tập I
• Chú ý vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng trên.
• Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự và kĩ năng Tập làm văn để tạo lập bài viết. Biết cách vận dụng kiến thức văn học một cách tổng hợp, toàn diện théo phương pháp kiểm tra và đánh giá mới.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 KHỐI 8 A./ Mục tiêu: Bài kiểm tra nhằm: Đánh giá học sinh thông qua việc nắm nội dung cơ bản của ba phần trong sách giáo khoa ngữ văn 8 tập I Chú ý vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng trên. Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự và kĩ năng Tập làm văn để tạo lập bài viết. Biết cách vận dụng kiến thức văn học một cách tổng hợp, toàn diện théo phương pháp kiểm tra và đánh giá mới. B./ Ma trận: Lĩnh vực nội dung được kiểm tra Nhận biết Mức độ Tổng số Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao Văn Văn học C2 1 Tiếng Việt Từ tượng hình C3 C3 1 TLV Tóm tắt văn bản tự sự Tự sự (kề về một kỉ niệm) C1 C4 1 1 Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 1 1 1 7 10 C./ Đề bài: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN 8 THỜI GIAN : 90 phút (Không tính thời gian phát đề) ----------- Câu hỏi: Câu 1: Để tóm tắt một văn bản tự sự ta cần thực hiện mấy bước, kể ra đủ các bước ấy ? Theo em thì bước nào trong các bước ấy là quan trọng nhất? Vì sao? (1điểm) Câu 2 : Em hiểu như thế nào về thể loại tự truyện ? Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật bé Hồng ? ( 1điểm ) Câu 3 : Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong khổ thơ sau : “ Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh ...” ( 1 diểm ) ( Lượm – Tố Hữu ) Câu 4 : Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em nhớ mãi ( 7 diểm ) . HẾT ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM Câu 1: Để tóm tắt được một tác phẩm tự sự cần thực hiện các bước sau : Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản Xác định nội dung chính cần tóm tắt Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lý Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình . * Các bước trên đều quan trọng vì có mối quan hệ mật thiết , ảnh hưởng đến kết quả . Thiếu một bước thì thì các bước khác không thực hiện được .( 1 điểm ) Câu 2 : Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình, các sự kiện về tiểu sử nhà văn đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật (0,5 đ) Tình cảnh của bé Hồng : + Cha mất , mẹ đang tha hương kiếm sống ở phương xa + Bé phải sống với người cô cay nghiệt , đầy ác cảm với người mẹ đáng thương của mình + Khát khao tình mẫu tử . ( 0, 5 điểm ) Câu 3 : Từ tượng hình trong khổ thơ : loắt choắt , thoăn thoắt , nghênh nghênh (0,5 đ ) Tác dụng : Mô tả sinh động hình ảnh hồn nhiên của một chú bé . Câu 4 : ( 7 điểm ) Định hướng nội dung (Có tính chất gợi mở) Mở bài : ( 1điểm ) Chọn , giới thiệu sự việc kể : là câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ; Thân bài : ( 5 điểm ) Đó là câu chuyện gì ? Người bạn của ấy là ai ? Hình dáng và tính cách của bạn ấy như thế nào ? Chuyện diễn biến ra sao ? Ở đâu? Vào lúc nào ? Kết quả ra sao ? Câu chuyện ấy cảm động ở chỗ nào ? Vì sao? ( biểu cảm ) Kết bài : ( 1 điểm ) Tình cảm của em đối với kỉ niệm ấy ra sao ? * Lưu ý : Căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá và chấm điểm một cách linh hoạt – khuyến khích những bài viết sáng tạo .
Tài liệu đính kèm: