Kế hoạch giảng dạy môn Toán 8

Kế hoạch giảng dạy môn Toán 8

Mục tiêu môn toán 8.

Học sinh nắm được các kiến thức của chương.

Biết nhân, chia đa thức.

Hiểu thế nào là phân thức đại số. Thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia phân thức .

Biết cách giải các phương trình một ẩn.; giải toán bằng cách lập phương trình.

Hiểu thế nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn và biết cách giải các bất phương trình.

Hiểu các loại hình như Tứ gáic, hình thang, hình bình hành . Hiểu và nắm được định nghĩa tính chất đa giác và tính diện tích đa giác.

Biết sử dụng định lí Talet để chứng minh một bài toán, các trường hợp đồng dạng của tam giác.

Bắt đàu làm quen với hình học không gian như hình lăng trụ đứng, hình chóp đều; biết cachs tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình đó.

 

doc 8 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 2970Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Toán 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy môn Toán 8
Mục tiêu môn toán 8.
Học sinh nắm được các kiến thức của chương.
Biết nhân, chia đa thức.
Hiểu thế nào là phân thức đại số. Thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia phân thức .
Biết cách giải các phương trình một ẩn.; giải toán bằng cách lập phương trình.
Hiểu thế nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn và biết cách giải các bất phương trình. 
Hiểu các loại hình như Tứ gáic, hình thang, hình bình hành ... Hiểu và nắm được định nghĩa tính chất đa giác và tính diện tích đa giác.
Biết sử dụng định lí Talet để chứng minh một bài toán, các trường hợp đồng dạng của tam giác.
Bắt đàu làm quen với hình học không gian như hình lăng trụ đứng, hình chóp đều; biết cachs tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình đó.
Nội dung chương trình toán 8.
37 tuần = 140 tiết.
Đại số 70 tiết (cụ thể được thể hiện ở PPCT).
Hình học 70 tiết (được thể hiện chi tiết ở PPCT toán 8).
Chuần bị của giáo viên và học sinh.
+ Giáo viên phải nắm vững các kiến thức có liên quan đến các chương trình học lớp 8. Chẳng hạn như chương I: Nhân và phép chia đa thức. Kiến thức liên quan ở chương này đã được học ở lớp 7. Khi dạy phải đảm bảo tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành (40% dành cho lí thuyết về thời lượng; 60% dành cho thực hành).
Thiết bị dạy học: Bảng phụ, thước thẳn, êke, com pa và thước đo góc.
+ Học sinh: Trên cơ sở kiến thức đã học ở toán 6, 7 dần dần tiếp cận với kiến thức mới theo tưng chương.
Công việc ghi chép bài, làm bài tập và học bài cũ đầy đủ, thường xuyên.
+ Chuần bị thiết bị: Bảng phụ nhóm, thước thẳng, ê ke, com pa, thước đo góc.
Chỉ tiêu của bộ môn toán 8 trong năm học 2010 - 2011:
Học sinh xếp học lực Giỏi: 	......%
Học sinh xếp học lực Khá: 	......%
Học sinh xếp học lực TB: 	......%
Học sinh xếp học lực Yếu: 	......%
Kì I: 
Đại số
Chương I: Phép nhân và phép chia đa thức.
Mục tiêu của chương:
Học xong chương HS cần đạt một số yêu cầu sau:
Nắm vững quy tắc về các phép tính: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, chia đa thức cho đơn thức. Nắm vững thuật toán chia đa thức đã sắp xếp.
Có kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia đơn thức, đa thức. 
Nắm vững các hằng đẳng thứcđáng nhớ để vận dụng vào giải toán .
Nắm chác các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
Phương pháp: Dạy chương này cần lưu ý:
Đây là chương cơ sở của pháp biến đổi các biểu thức đại số, chương này chú ý nhiều đến thực hành nên GV cần dành nhiều thời gian cho HS luyện tập.
chú ý dạy học theo phương pháp đổi mới theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của HS. Cho HS thực hành nhiều hơn kết hợp với thảo luận nhóm.
Về hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích GV sáng tạo thay đổi các hình thức dạy học như: Tổ chức cho HS học theo nhóm tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cho phép.
Nội dung chủ yếu của chương:
Nội dung chương “Phép nhân và hpép chia các đa thức đã trình bày thành 12 mục và được hpân phối để dạy trong 19 tiết.
Chuần bị của giáo viên - HS:
GV: Nắm vững các kiến thức: Đơn thức, đa thức, các phép tính nhân chia đơn, đa thức, luỹ thừa; đơn thức đồng dạng. cách sắp xếp đa thức theo bậc luỹ thừa.
Nắm vững 7 hằng đẳng thức đáng nhớ và cách vận dụng.
Nắm vững các phương pháp phân tích đa thức tnàh nhân tử.
+ Thiêt bị đồ dùng: Bảng phụ để ghi câu hỏi, bài tập
HS: Nắm được đơn thức là gì. Đa thức; bậc của đa thức; cách sắp xếp đa thức; đơn thức đồng dạng; cá phép tính cộng trừ đơn, đa thức.
Chương II. Phân thức đại số:
Mục tiêu:
Học xong chương HS cần đạt một số yêu cầu sau:
Nắm vững và vận dụng thành thạo các quy tắc của bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các phân thức đại số.
Nắm vững điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định và biết tìm điều kiện này trong những trường hợp mẫu thức là một nhị thức bậc nhất hoặc một đa thức để phân tính được tích của những nhân tử bậc nhất. Đối với phân thức hai biến chỉ cần tìm được điều kiện của biến trong những trường hợp đơn giản. Những điều này nhằm phục vụ cho việc học chương phương trình và bất phương trình bậc nhất tiếp theo và hệ phương trình 2 ẩn ở lớp 9.
Phương pháp:
Dẫn dắt từ phân số (lớp 6) bằng phương hpáp tích cực, HS nắm được định nghĩa phân thức đại số.
Từ các quy tắc phép tính của phân số sẽ đẫn dắt HS thực hiện được các phép tính phân thức.
Dành nhiều thời gian cho thực hành.
Nội dung chủ yếu của chương:
Dung lượng 20 tiết. Tuy nhiên cần dành 3 tiết cho việc ôn tập, thi học kì và cuối năm, còn lại 17 tiết được phân phối theo PPCT.
Chuẩn bị của GV - HS:
GV: Trước khi dạy chương II - GV cần nắm được các biểu thức có liên quan đến kiến thức của chương phân số đã học ở lớp 6.
Nắm được các kiến thức về phân thức đại số, các phép tính cộng trừ nhân chia phân thức.
+ Đồ dùng thiết bị: Bảng phụ để ghi các bài tập; các dấu chấm hỏi.
HS: Cần nắm được kiến thức ở chương phân số lớp 6. Biết cách quy đồng phân số; các quy tắc cộng trừ nhân chia phân số.
Nắm được kiến thức chương I “phép nhân. phép chia đa thức”.
Kì I: 
Hình học
Chương I: tứ giác.
Mục tiêu của chương:
Chương “tứ giác” cung ấp cho học sinh một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tứ giác như: Tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông (bao gồm định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của mỗi loại tứ giác trên).
Chương I cũng giới thiệu hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng, một điểm.
Các kĩ năng vẽ hình tính toán, đo đạc, gấp hình tiếp tục được rèn luyện trong chương I. Kĩ năng tập luyện và chứng minh hình học được coi trọng. Hầu hết các định lí trong chương được chứng minh hoặc gợi ý chứng minh.
Bước đàu rèn cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải toán. Phân tích tìm tòi cách gải và cách trình bày lời giải của bài toán. Nhận biết được các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học đã học vào thực tiễn.
Phương pháp: 
Dạy chương này cần lưu ý:
Thao tác tư duy quan sát, dự đoán khi giải toán.
Phân tích tìm tòi cách giải.
Nội dung chủ yếu của chương:
Chương I gồm 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Tứ giác ,tứ giác đặc biệt.
Các tứ giác được nghiên cứu trong chương I là tứ giác lồi. Cá tứ giác đặc biệt được nghiên cứu trong chương là là hình thang và hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông đều được định nghĩa từ tứ giác cho nhất quán với cách định nghĩa ở tiểu học.
Sách giáo khoa cũng chỉ rõ quan hệ bao hàmgiữa ác hình: hình bình hành là một hình thang đặc biệt, hình chữ nhật là một hình bình hành, hình thang cân đặc biệt, hình thoi là một hình bình hành đặc biệt, hình vuông là một hình chữ nhật, hình thoi đặc biệt nhờ đó việc nêu tính chất các hình được đơn giản.
Chủ đề 2: Bổ sung một số kiến thức về tam giác.
Các kiến thức về tam giác trong chương I gồm đường trung bình của tam giác. Tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông. Các kiến thức này có thể được chứng minh với kiến thức hình học 7 nhưng chúng được đặt trong chương I hình học 8 với mục đích giảm bớt khối lượng kiến thứ ở lớp 7 khi HS chưa thành thạo trong chứng minh hình học.
Chủ đề 3: Đối xứng trục - Đối xứng tâm.
Đây là nội dung có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Trong chủ đề này HS biết định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng, qua một điểm; tính chất của hai hình đối xứng (trong đó có hình thang cân), hình có tâm đối xứng (trong đó có hình bình hành).
Chuẩn bị của giáo viên - Học sinh:
GV: Trước khi dạy chương “Tứ giác” giáo viên cần nắm được các kiến thức trong chương nhằm truyền đạt tới HS các hình đặc biệt của tứ gáic (gồm định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết).
+ Đồ dùng thiết bị:
Thước thẳng, com pa, êke, thước đo góc, bảng phụ.
HS: Cần nắm được các kiến thức như đỉnh, góc, cạnh kề, góc kề, góc đối ...; hình tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi.
+ Đồ dùng họ tập:
Thước thẳng, com pa, êke, thước đo góc, bảng phụ nhóm.
Chương II. đa giác - diện tích đa giác.
Mục tiêu của chương:
Học sinh học đa giác sau khi đã học tam giác (lớp 6,7) và tứ giác (đầu lớp 8). Một lợi thế của dạy học chương này là có thể sử dụng những kiến thức đã học về tam giác, tứ giác rồi khái quát hoá nhằm phát hiện kiến thức mới về đa giác.
HS được cung cấp những kiến thức sau”
+ Khái niệm về đa giác, đa giác lồi, đa giác đều,.
+ Các công thức tính diện tích của một số đa giác đơn giản.
HS được rèn các kĩ năng vẽ hình, đo đạc tính toán. Đặc biệt HS biết vẽ một số đa giác đều với các trục đối xứng của nó. Biết vẽ tam giác có diện tích bằng diện tích của một đa giác cho trước, biết phân chia một đa giác thành nhiều đa giác đơn giản hơn để thuận lợi trong việc tính diện tích đa giác đó.
HS được rèn luyện những thao tác tư duy quen thuộc như quan sát, dự đoán, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt yêu cầu HS thành thạo hơn trong việc giáo dục tính cẩn thận, chính xác và tinh thần trách nhiệm khi giải toán, đặc biệt khi tính diện tích một cách gần đúng trong các bài toán thực tế.
Phương pháp: 
Dạy theo phương pháp quan sát trực quan quy nạp, dự đoán, phân tích tổng hợp; yêu cầu HS phải có tư duy logíc, khái quát hoá.
Nội dung chủ yếu của chương.
Chương II được trình bày 6 mục và được phân phối trong 10 tiết (cụ thể trong PPCT).
Chuẩn bị của giáo viên - học sinh.
Trước khi dạy chương này, GV càn phải có đầy đủ các kiến thức liên quan đến diện tích tam giác, diện tích đa giác, diện tích hình chữ nhật, diện tích hình thang ...
+ Đò dùng thiết bị dạy học:
Thước thẳng, com pa, êke, thước đo góc, bảng phụ.
HS: Do đã được học về tam giác, chữ nhật, hình thang và các công thức tìm diện tích các hình trên. HS dễ tiếp cận với các kiến thức của chương II.
Thiết bị học tập: Thước kẻ, êke, compa, thước đo góc.
Kì II: 
Đại số
Chương III: phương trình bậc nhất một ẩn
Mục tiêu của chương:
HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Hiểu khái niệm phương trình (một ẩn) và nắm vững các khái niệm liên quan như: Nghiệm và tập nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất.
Hiểu và biết cách sử dụng một số thuật ngữ: vế của phương trình, số thoả mãn hay nghiệm của phương trình; phương trình vô nghiệm; phương trình tích ... Biết dùng đúng chỗ, đúng lúc kí hiệu Û.
Có kỹ năng giải và trình bày lời giải các phương trình có dạng quy định trong chương trình (phương trình bậc nhất, phương trình quy về bậc nhất, phương trình tích, phương trình có chứa ẩn ở mẫu).
Có kỹ năng giải và trình bày lời giải bài toán bằng cách lập phương trình (loại toán dẫn đến phương trình bậc nhất một ẩn).
Phương pháp:
Phương pháp nhận biết thông qua các bài tập cụ thể.
Nội dung chủ yếu của chương:
Chương phưnơg trình bậc nhất một ẩn được trình bày 7 mục bài và phân phối thực hiện trong 16 tiết (cụ thể trong PPCT).
Chú ý: Trong chương này các VD giải phương trình gồm 2 loại:
Loại thứ nhất là các ví dụ mà trong bài giải có kèm theo các chỉ dẫn, chú giải hay phân tích về cách giải. Điều đó chỉ để giải thích về cách làm mà không yêu cầu HS phải trình bày trong bài giải của mình. Trường hợp này phần cách giải sẽ tình bày ngay sau đề bài hay sau cụm từ “phương pháp giải”.
Loại thứ hai gồm các ví dụ mà sau đề bài có ghi “giải”. Đó lalf các ví dụ áp dụng và cách trình bày bài giải có tính chất mẫu mực mà GV cần phải hướng dẫn cho HS làm theo.
Chuẩn bị của giáo viên và HS:
GV: Cần nắm vững các kiến thức về phương trình một ẩn. Cách quy đồng, lập luận để giải một bài toán bằng cách lập phương trình.
Thiết bị dạy học: Bảng phụ để ghi các bài tập, các chấm hỏi.
HS: Cần nắm được các kiến thức đã học ở chương II: Phân thức, quy đồng mẫu các phân thức; các phép tính phân thức.
Thiết bị để học: Bảng phụ nhóm, phiếu học tập.
Chương V: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Mục tiêu của chương:
Học xong chương này HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Có một số hiểu biết về bất đẳng thức (BĐT); nhận biết vế trái, vế phải; dấu BĐT; tính chất; tính chất BĐT với phép cộng và phép nhân. (cũng là tính chất của thứ tự với phép cộng và phép nhân).
Biết chứng minh một BĐT nhờ so sánh giá trị hai vế hoặc vận dụng đơn giản tính chất BĐT. 
Biết lập một bất phương trình (BPT) một ẩn từ bài toán so sánh gái trị các biểu thức hoặc từ bài toán có lời văn dạng đơn giản.
Biết kiểm tra một số có là nghiệm của một BPT một ẩn hay không.
Biểu diễn tập nghiệm của BPT dạng x a; x ≤ a x ≥ a trên trục số. 
Giải BPT bậc nhất một ẩn.
Giải được một số bất phương trinhg một ẩn dạng khác nhờ vận dụng đơn giản hai quy tắc biến đổi BPT.
Giải được phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |ax| = cx + d hoặc dạng |x + b| = cx + d trong đó a, b, c và d là số cụ thể.
Nội dung chủ yếu của chương.
Nội dung chương bao gồm 10 tiết (trong PPCT Đại số 8).
Phương pháp.
Chương này trọng tâm là hình thành kĩ năng giải BPT bậc nhất và các bất phương trình quy về bậc nhấ nhờ hai quy tắc: chuyển vế (chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia của BPT và đổi dấu BPT đó) và quy tắc nhân cả hai vế của BPT với cùng một số khác 0) nên GV cần sử dụng kỹ năng hình thành giải bài tập toán trên cơ sở giải phương trình ở chương III bằng phưnơg pháp gợi mở, tích cực cùng HS giải tìm nghiệm của BPT còn có thể dùng phương pháp mô tả dạng và cách giải, kể cả biểu diễn tập nghiệm BPT bậc nhất một ẩn.
Chuẩn của GV - HS:
GV: Nắm được các kiến thức có liên quan như: Hai quy tắc giải phương trình bậc nhất một ẩn (chuyển vế, nhân 2 vế với một số khác 0).
Thiết bị dạy: Bảng phụ
HS: Nắm vững kiến thức chương II và chương III làm cơ sở cho xhương IV.
Thiết bị để học: Bảng phụ nhóm; phiếu học tập.
Kì II: 
Hình học
Chương III: Tam giác đồng dạng
Mục tiêu của chương:
Học xong chương này HS đạt được các yêu cầu sau:
Hiểu và ghi nhớ được định lí Talét trong tam giác (định lí thuận và đảo).
Vận dụng định lí Talét vào việc giải các bài toán tìm độ dài các đoạn thẳng, giai các bài toán có chia các đoạn thẳng cho trước thành những đoạn thẳng bằng nhau.
Nắm vững khái niệm về hai tam giác đồng dạng, đặc biệt là phải nắm vững các trường hợp đồng dạng của hai tam giác (hiểu và nhớ các trường hợp đồng dạng của hai tam giác thường, các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
Sử dụng các dấu hiệu đồng dạng để giải các bài toán hình học: Tìm độ dài các đoạn thẳng, chứng minh; xác lập các hệ thức toán học thông dụng trong chương trình lớp 8.
HS được thực hành đo đạc, tính các độ cao, các khoảng cách trong thực tế gần gũi với HS. Giúp cho HS thấy được lợi ích của môn toán trong đời sống thực tế. Toán học không chỉ là môn học rèn luyện tư duy mà là môn gắn liền với thực tiễn của con người và quay trở lại phục vụ lợi ích con người. Về mức độ yêu cầu HS chủ yếu hiểu được ác kiến thức trong SGK, tự mình thực hành giải các bài tập trong SGK của chương này. Số HS khá giỏi có thể được làm thêm một số bài trong sách bài tập hoặc chương trình tự chọn.
Nội dung chủ yếu của chương:
Chương tam giác đồng dạng được trình bày thành 9 mục bài phân phối dạy trong 20 tiết.
Phương pháp:
Thông qua các kiến thưc bằng nhau của tam giác suy ra các tương hợp bằn nhau của tam giác.
Đo để lập các tỉ số.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Những kiến thức có liên quan đến tam giác, tam giác vuông.
Những kiến thức để truyền thụ cho HS trong chương này: ĐN tam giác đồng dạng; các trương hợp đồng dạng của tam giác; định lí Talét (thuận đảo) trong tam giác. 
Thiết bị dạy: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc.
HS: - Cách vẽ tam giác, cách viết các đỉnh tương ứng của 2 tam giác, cạnh tương ứng. Lập tỉ số các cạnh của tam giác.
Thiết bị học: Thước tẳng; êke; com pa; thước đo góc.
Chương IV. Hình lăng trụ đứng - Hình chóp cụt
Mục tiêu của chương:
Thông qua một só vật thể; HS quan sát mô hình trong không gian, HS nhận biet được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian:
+ Điểm; đường thăng; mặt phẳng trng không gian.
+ Đoạn thẳng trong không gian, cạnh, đường chéo.
+ Hai đường thẳng song song với nhau.
+ Đường thẳng song song với mặt phẳng; hai mặt phẳng song song.
+ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
+ Nắm được các công thức đã thừa nhận về diện tích xung quanh; diện tích toàn phần; thể tích của lăng trụ đứng, hình chóp đều và sử dụng các công thức đó để tính toán.
Nội dung chủ yếu của chương.
Chương IV gồm 2 phần: 	A. Hình lăng trụ đứng
B. Hình chóp đều.
Phần A gồm: Mô hình; hình vẽ của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; hình lăng trụ đứng. Từ đó GV sẽ hình thành dần cho HS các khái niệm cơ bản của hình học không gian. Điểm; đường thẳng; mặt phẳng; quan hệ liên thuộc; quan hệ song song; quan hệ vuông góc.
+ Các khía niệm vẽ hình, mặt bên; cạnh bên; đáy ... công thức tính diện tích và thể tích của hình lăng trụ.
Phần B gồm: Cac khái niệm về đỉnh, trung đoạn; đường cao; mặt bên; mặt đáy .. công thức tinh diện tích xung quanh; thể tích của hình chóp đều.
Phương pháp.
Sử dụng phương pháp quan sát mô hình; quan sát hình vẽ, đọc hình; đo đạc để đưa ra kiến thức mới.
Chuẩn bị của GV - HS:
GV: Có sẵn những kiến thức về hình học không gian; hình chữ nhật; hình lăng trụ đứng (cách vẽ, giới thiệu qua mô hình)
Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần; thể tích các hình.
+ Thiết bị dạy: Bảng phụ, thước thẳng, êke, compa, mô hình.
HS: Đây là kiến thức hoàn toàn mới đối với HS lớp 8. HS chủ yếu là quan sát và theo hướng dẫn của giáo viên, từ đó HS nắm được các công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần; thẻ tích hình hộp; hình lăng trụ đứng; hình chóp đều.
Thiết bị dạy học: Thước thẳng, com pa, êke, thước đo góc.

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bo mon toan 8.doc