Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 8 – Năm học 2008 - 2009

Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 8 – Năm học 2008 - 2009

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1.Những thuận lợi:

- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Công nghệ 8 gần gũi với điều kiện thực tế tại địa phương nơi trường đóng; thực sự vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh.

- SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, thực sự trở thành nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích ý thức học tập cho học sinh.

- Các nội dung thực hành được tăng cường và chiếm thời lượng chủ yếu, điều này đã tăng sự liên hệ gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống sản xuất, giúp cho quá trình nhận thức và vận dụng của học sinh trở nên sinh động hơn, thiết thực hơn.

- Nguồn mẫu vật dồi dào, thực tiễn để liên hệ rất sinh động, học sinh nhìn chung hăng hái với các hoạt động thực hành.

- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học và phục vụ dạy học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng.

- Một số học sinh có ý thức học tập hăng hái xây dựng bài.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 8 – Năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặc điểm tình hình
1.Những thuận lợi:
- Nội dung kiến thức trong chương trình SGK Công nghệ 8 gần gũi với điều kiện thực tế tại địa phương nơi trường đóng; thực sự vừa sức so với trình độ nhận thức của học sinh.
- SGK trình bày những nội dung kiến thức qua hai kênh hình và kênh chữ, thực sự trở thành nguồn tri thức khoa học hiện đại, góp phần quan trọng vào việc kích thích ý thức học tập cho học sinh.
- Các nội dung thực hành được tăng cường và chiếm thời lượng chủ yếu, điều này đã tăng sự liên hệ gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống sản xuất, giúp cho quá trình nhận thức và vận dụng của học sinh trở nên sinh động hơn, thiết thực hơn. 
- Nguồn mẫu vật dồi dào, thực tiễn để liên hệ rất sinh động, học sinh nhìn chung hăng hái với các hoạt động thực hành.
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học và phục vụ dạy học hiện có trong nhà trường nhìn chung đầy đủ và có chất lượng.
- Một số học sinh có ý thức học tập hăng hái xây dựng bài.
2.Những khó khăn:
- Trường chưa có phòng học bộ môn đúng tiêu chuẩn.
- Một số học sinh ý thức chưa tốt, chưa nghiêm túc trong giờ thực hành.
- Hoạt động thực hành trên thực tế còn nhiều khó khăn . 
- Giáo viên còn phải dạy chéo môn.
3.Kết quả khảo sát đầu năm:
Lớp
sĩ số
Yếu
TB
khá
giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8a
29
2
6.9
12
41.4
14
48.3
1
3.4
8b
37
0
0
2
5.4
19
51.4
16
43.2
8c
31
4
12.9
5
16.1
22
71.0
0
0
Cộng
97
6
6.2
19
19.6
55
56.7
17
17.5
II. mục tiêu dạy học
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về bản vẽ kỹ thuật, vai trò của cơ khí trong đời sống, hiểu một số kiến thức cơ bản về vật liệu cơ khí, các khái niệm chi tiết máy.Biét được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, một số nguyen nhân gây tai nạn điện và biết cách phòng tránh.
2. Mục tiêu về kĩ năng:
- Rèn các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá những thông tin kiến thức.
- Có thể sử dụng các dụng cụ thực hành một cách khoa học và đảm bảo an toàn lao động.
- Có được các kĩ năng hợp tác trong cách thức học tập theo từng nhóm nhỏ.
- Vận dụng được những hiểu biết có được trong học tập vào thực tiễn cuộc sống.
3. Mục tiêu về thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích, say mê với việc học tập bộ môn.
- Giáo dục các em ý thức trân trọng lao động chân chính, định hướng nghề nghiệp, sống hoà thuận, gần gũi với thực tế
- Biết hợp tác và yêu thương mọi ngoài thông qua việc lập nhóm, tổ chức học tập nhóm.
- Có ý thức tham gia tích cực vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững.
III. Chỉ tiêu về chất lượng trong năm học 2008-2009
 XL
Lớp
Yếu
TB 
Khá 
Giỏi
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A ( 29 )
0
0
16
55
12
41
1
4
8B ( 37 )
0
0
9
25
16
43
12
32
8C ( 31 )
0
0
17
55
13
42
1
3
Cộng
0
0
42
43
41
42
14
15
IV. các biện pháp thực hiện
- Lập kế hoạch chi tiết và soạn giáo án đầy đủ, giảng dạy theo đúng kế hoạch và phân phối chương trình.
- Tích cực áp dụng và sử dụng các phương pháp dạy học cải tiến vào từng tiết dạy, bài dạy. Tăng cường việc tiến hành các phương pháp dạy học như: Tổ chức dạy học phân nhóm, sử dụng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, phát huy tối đa ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
- Thực hiện nghêm túc tất cả các tiết thực hành, gương mẫu và sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác lao động có tính chất nghề nghiệp.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, học tập ở bạn bè đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức học sinh tham gia vào các buổi ngoại khoá, tham quan thiên nhiên, liên hệ thực tiễn sinh động vào việc giảng dạy.
- Tích cực làm chuyên đề, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các buổi hội thảo chuyên đề ở tổ nhóm chuyên môn.
- Tiếp tục và tích cực đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá học sinh.
- Tích cực hưởng ứng cuộc vận động hai không gắn với cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện HS tích cực.
V. Kế hoạch cụ thể cho từng chương, bài
Tên chương (số tiết)
Mục tiêu cần đạt
Chuẩn bị
của thầy
Chuẩn bị
của trò
Hđ
ngoại khoá
Kế hoạch 
 KT 
Chương 1: Bản vẽ các khối hình học. ( 6 t )
Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong đời sống và sản xuất, hiểu khái niệm về hình chiếu và các phép chiếu.
Mô hình 3 mặt phẳng chiếu, bản vẽ các hình chiếu, các chi tiết.
Mô hình 3 mặt phẳng chiếu.
Dụng cụ vẽ hình.
Tìm hiểu một số bản vẽ.
Tìm hiểu một số bản vẽ chi tiết.
Tiết 6
Kt 15
phút
Chương 2: Bản vẽ kỹ thuật ( 9t )
Biết được một số khái niệm về BVKT, hình cắt, quy ước ren trên bản vẽ và đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.
Mô hình, một số chi tiết có ren
Mô hình các chi tiết có ren. Dụng cụ vẽ hình.
Tiết 15
Kt 45
phút
Chương 3: Gia công cơ khí ( 5t )
Biết được đặc điểm công dụng và phân biệt được một số vật liệu cơ khí. Nhận biét và sử dụng được một số dụng cụ cơ khí đơn giản.
Một số dụng cụ cơ khí
Thước, đục, cưa kìm, tua-vit, êtô..
Tìm hiểu một xưởng sản xuât cơ khí.
Tiết 20
Kt 15
phút
Chương 4: Chi tiét máy và lắp ghép (7t )
Hiểu được khái niệm chi tiết máy, phân loại nhận biết và ứng dụng các kiểu lắp ráp chi tiết máy, biết đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của chi tiết máy.
Trục trước xe đạp
Trục trước xe đạp
Tiết 27
Kt học
Kì I
Chương 5: Truyền và bién đổi chuyển động ( 4t )
Hiêu được sự cần thiết phải truyền và biến đổi chuyển động, biết được cấu tạo và nguyên lý làm viẹc và ứng dụng của cơ cấu truyền biến đổi chuyển động
Bộ truyền và biến đổi chuyển động
Mô hình cơ cấu truyền, biến đổi chuyển động
Quan sát sự biến đổi chuyển động ở xe đạp.
Chương 6: An toàn điện ( 4t )
Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, biét được một số biện pháp sơ cứu người bị tai nạn điện và biết cách sử dụng điện an toàn.
Một số dụng cụ bảo vệ và an toàn điện.
Dụng cụ an toàn điện: bút thử điện, gang tay, gậy gỗ ...
Tìm hiểu các dụng cụ an toàn của gia đình.
Tiết 35
Kt 45
phút
Chương 7: Đồ dùng điện gia đình ( 10t )
Hiẻu được các đặc tính và công dụng của vật liệu kỹ thuật điện, phân loại được dồ dùng điện theo nguyên lý làm việc.
Một số đồ dùng điện, các dụng cụ điện.
Một số đồ dùng điện: cầu chì, ổ cắm, công tắc, cầu dao, dây điện..
Tìm hiểu mạng điện gai đình
Tiết 40
Kt 15 ph
Tiết 45
Kt thực 
hành
Chương 8: Mạng điện sinh hoạt trong nhà.
( 7t )
Hiểu được đặc điểm, yêu cầu, cấu tạo của mạng điện trong nhà, vận dụng cấu tạo nguyên lý làm việc cảu một số thiết bị, sơ đồ mạch điện, thiết kế được mạch điện đơn giản.
Một số dụng cụ, đồ dùng điện
Các dụng cụ thiết bị điện: cầu chì, ổ cắm, công tắc, cầu dao, dây điện..
Tiết 49
Kt 15 ph
Tiết 52
Kt cuối năm
 Tháng 10 năm 2008	 	Xác nhận của BGH 
	 Người lập kế hoạch Trường thcs quang phục
 Phạm Văn Định

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach giang day mon CN 8.doc