Kế hoạch giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 8

Kế hoạch giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 8

I. Đặc điểm tình hình:

 Các em đều đã được tiếp cận với SGK mới nên nắm được cấu trúc chương trình của môn học nói chung và từng bài nói riêng, bước đầu xác định được mục tiêu, yêu cầu của môn học; xác định được tâm thế và tư thế trong học tập. Đa số các em đều chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt. Các em đều có đầy đủ SGK, SBT tình huống, dụng cụ phục vụ môn học.

1/ Thuận lợi:

- Giáo viên có chuyên môn, nhiệt tình với công tác, có tinh thần trách nhiệm, yêu quý học sinh; nắm vững cấu trúc chương trình, mục tiêu và những yêu cầu của môn học. Điều đó đáp ứng tốt cho quá trình giảng dạy và học tập.

- Về phía học sinh, học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, năng động, sáng tạo, bước đầu bắt nhịp được với một số phương pháp học tập mới. Nội dung môn học thiết thực, phù hợp, gần gũi với cuộc sống của các em nên các em dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT TP THỦ DẦU MỘT 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM	
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Phú Lợi, ngày 01 tháng 09 năm 2012
KÕ ho¹ch GIẢNG DẠY bé m«n GDCD líp 8
Năm học: 2012 - 2013
I. Đặc điểm tình hình: 
 Các em đều đã được tiếp cận với SGK mới nên nắm được cấu trúc chương trình của môn học nói chung và từng bài nói riêng, bước đầu xác định được mục tiêu, yêu cầu của môn học; xác định được tâm thế và tư thế trong học tập. Đa số các em đều chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt. Các em đều có đầy đủ SGK, SBT tình huống, dụng cụ phục vụ môn học.
1/ Thuận lợi: 
- Giáo viên có chuyên môn, nhiệt tình với công tác, có tinh thần trách nhiệm, yêu quý học sinh; nắm vững cấu trúc chương trình, mục tiêu và những yêu cầu của môn học. Điều đó đáp ứng tốt cho quá trình giảng dạy và học tập.
- Về phía học sinh, học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, năng động, sáng tạo, bước đầu bắt nhịp được với một số phương pháp học tập mới. Nội dung môn học thiết thực, phù hợp, gần gũi với cuộc sống của các em nên các em dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.
2/ Khó khăn: 
- Học sinh vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng, khai thác SGK và vận dụng một số phương pháp học tập mới (thuyết trình). 
- Khả năng tự học, tư duy, vận dụng thực tế, kinh nghiệm sống vào môn học còn hạn chế. 
- Nhiều em thiếu ý thức học tập, không tập trung, lắng nghe giáo viên.
- Học sinh có tâm lý coi nhẹ môn học nên việc đầu tư thời gian và sức lực cho việc học bài ở nhà còn ít. 
- Sách tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu hạn chế. Đồ dùng, thiết bị phục vụ cho môn học cũng còn thiếu và chưa được đồng bộ.
II. Kế hoạch cụ thể:
Cả năm: 37 tuần x 1 tiết/tuần = 37 tiết.
 Học kì I: 19 tuần x 1 tiết/tuần = 19 tiết.
 Học kì II: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết.
Tuần
Tiết
Tên bài
Mục tiêu ( Kiến thức, kĩ năng, thái độ)
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
1
1
Giới thiệu bộ môn
- Nắm được nội dung chương trình bộ môn có hai phần : phần đạo đức và phần pháp luật.
- Có phương pháp tự học trên lớp và ở nhà.
Nêu vấn đề, đàm thoại.
 SGK, SGV
2
2
Bài 1: 
Tôn trọng lẽ phải
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được thế nào là lẽ phải.
- Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.
- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
3
3
Bài 2: Liêm khiết
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là liêm khiết? Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao phải sống liêm khiết.
- Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì?
2. Kĩ năng
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
3. Thái độ
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập gương của những người liêm khiết.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
4
4
Bài 3: 
Tôn trọng người khác
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác.
- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác.
- Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
- Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Thái độ:
- Đồng tình ửng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
5
5
Bài 4: 
Giữ chữ tín
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống thường ngày.
- Vì sao trong các mối quan hệ xã hội mọi người đều cần phải giữ chữ tín?
2. Kĩ năng:
- HS biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi lúc, mọi nơi.
3. Thái độ: 
- HS có mong muốn và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
6
6
Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
1. Kiến thức
- HS hiểu bản chất của pháp luậtvà kỉ luật.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
- Lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật.
2. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật.
3. Kĩ năng:
- HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà và ngoài xã hội.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
7
7
Bài 6: 
Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
1. Kiến thức:
- HS nêu được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Phân tích được đặc điểm và ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá thái độ và hành vi của mình và người khác trong quan hệ bạn bè.
- Biết xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng, lành mạnh.
3. Thái độ:
- Có thái độ quý trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
Bài 8: 
Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc học hỏi các dân tộc khác.
2. Kĩ năng:
- HS nắm và thực hiện được yêu cầu của việc học hỏi các dân tộc khác.
3. Thái độ:
- HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
8
8
Ôn tập kiểm tra 1 tiết
- Nêu lên được những nội dung đã học. Rèn khả năng tư duy lôgic. Có thái độ học tập đúng đắn.
- Liệt kê, so sánh.
- Thảo luận.
- Tài liệu.
9
9
Kiểm tra viết 1 tiết
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Rút kinh nghiệm bài dạy.
- Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
10
10
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
1. Kiến thức:
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
2. Kĩ năng:
- HS biết phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
3. Thái độ:
- HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
11 12
11 12
Bài 10: 
Tự lập
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là tự lập? Những biểu hiện của tính tự lập.
- Ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2. Kĩ năng:
- Biết cách rèn luyện tính tự lập, rèn luyện tính tự lập trong học tập, lao động.
3. Thái độ:
- HS thích lối sống tự lập, phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
13
14
13
14
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các hình thức lao động của con người: Lao đông chân tay và lao động trí óc.
- Ý nghĩa của lao động trong quá trình phát triển của con người
- Những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động
2. Kĩ năng:
Hình thành ở HS một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong lao động, học tập
3. Thái độ:
- Hình thành ở HS thái độ tự giác, luôn tìm tòi cái mới trong học tập, lao động.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao.
15
15
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
1. Kiến thức:
- HS hiểu được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Ý nghĩa của những quy định đó.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách ứng xử cho phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
3. Thái độ:
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao, luật.
16
16
Ôn tập học kỳ I
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ I để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng học bài logíc, nhớ lâu, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục các em tư tưởng yêu thích môn học.
- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi HKI.
- Hệ thống, gợi nhớ, trao đổi, vấn đáp
- SGK, SGV, bài tập tình huống, điền từ... trên bảng phụ.
17
17
Kiểm tra học kỳ I
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ I.
- Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, trình bày bài kiểm tra khoa học.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
- Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
18
18
Ngoại khóa : Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
- Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị, xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia.
 -Tự giác, tích cực , có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội do lớp ,trường, xã hội tổ chức.
 Tranh ảnh có nội dung nói về hoạt động chính trị, xã hội.
 Thảo luận.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Liên hệ gương người tốt việc tốt.
- Đóng vai.
19
20
19
20
Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là TNXH và tác hại của nó.
- Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong phòng chống TNXH và biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của TNXH.
- Biết phòng ngừa TNXH cho bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống TNXH ở trường, địa phương.
3. Thái độ:
- Đồng tình với chủ trương, chính sách của nhà nước và quy định của pháp luật.
- Xa lánh các TNXH và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em vào TNXH.
- Ủng hộ những hoạt động phòng chống TNXH.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, các văn bản của nhà nước
21
21
Bài 14: Phòng chống lây nhiễm HIV/
AIDS
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS.
- Các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Trách nhiệm của công dân.
2. Kĩ năng:
- Biết giữ mình, không để bị lây nhiễm HIV/AIDS.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
3. Thái độ:
- HS có thái độ tích cực tham gia những hoạt động phòng chống TNXH.
- Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, các văn bản của nhà nước 
22
22
Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
1. Kiến thức:
- Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất độc hại.
- Các biện pháp phòng ngừa.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa các tai nạn trên.
2. Kĩ năng:
- Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở mọi người để phòng tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
3. Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.
- Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, luật 
23
23
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
1. Kiến thức:
- HS hiểu nội dung quyền sở hữu và biết những tài sản nào thuộc sở hữu của công dân.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu của mình.
3. Thái độ:
- Hình thành, bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm hại quyền sở hữu.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, luật 
24
24
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng
1. Kiến thức:
- HS hiểu tài sản của nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
2. Kĩ năng:
- Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng, dũng cảm đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
3. Thái độ:
- Hình thành và nâng cao cho HS ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, luật 
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
1. Kiến thức:
- HS hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
2. Kĩ năng:
- Đề cao trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền này.
3. Thái độ:
- HS biết cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, luật 
25
25
Ôn tập kiểm tra 1 tiết
- Nêu lên được những nội dung đã học. Rèn khả năng tư duy lôgic. Có thái độ học tập đúng đắn.
- Liệt kê, so sánh.
- Thảo luận.
- Tài liệu.
26
26
Kiểm tra viết 1 tiết
- Kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của HS qua những bài học từ đầu học kỳ II.
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
- Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
27
28
27
28
Bài 19:
Quyền tự do ngôn luận.
1. Kiến thức:
- HS hiểu nội dung và ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
2. Kĩ năng:
- HS biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.
3. Thái độ:
- Nâng cao nhận thức về quyền tự do và ý thức tuân theo quy định của pháp luật trong HS, phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, luật 
29
30
29
30
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Kiến thức:
- HS biết được hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước
- Hiểu vị trí, vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Những nội dung cơ bản của hiến pháp 1992.
2. Kĩ năng:
- HS có nếp sống và thói quen sống và làm việc theo hiến pháp.
3. Thái độ:
- Hình thành trong HS ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, hiến pháp 1992 
31
31
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Kiến thức:
- HS hiểu được định nghĩa cơ bản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
2. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm, niềm tin vào pháp luật.
3. Thái độ:
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
- Thảo luận, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giới thiệu, phân tích, trò chơi...
- SGK, SGV, bảng phụ, các mẩu chuyện, tình huống, khẩu hiệu, một số luật 
32
32
Thực hành, ngoại khoá: Phòng chống các tệ nạn xã hội.
1. Kiến thức:
- HS hiểu tệ nạn xã hội là gì, tác hại và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được biểu hiện của các TNXH.
3. Thái độ:
- Đồng tình với những quy định của nhà nước, ủng hộ phong trào phòng chống TNXH, xa lánh TNXH.
- Thuyết trình, vấn đáp (HS phân nhóm cập nhật thông tin lên lớp trình bày), xem các video clip, diễn kịch...
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung thuyết trình của HS, máy vi tính, máy chiếu, đĩa, file video clip, tiểu phẩm
33
33
Ôn tập học kì
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng học bài logíc, nhớ lâu, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục các em tư tưởng yêu thích môn học.
- Tích cực ôn tập, chuẩn bị tốt cho bài thi.
- Hệ thống, gợi nhớ, trao đổi, vấn đáp
- SGK, SGV, bài tập tình huống, điền từ... trên bảng phụ.
34
34
Kiểm tra học kỳ II
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ II.
- Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, trình bày bài kiểm tra khoa học.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
- Đề kiểm tra, biểu điểm, đáp án.
35
35
Thực hành ngoại khóa về những vấn đề đã học
- Thông kê lại những kiến thức đã học trong học kì II
- Học sinh rèn những kỉ năng cần thiết thông qua những vai diễn, trò chơi, xử lí tình huống
Diễn kịch
Chơi trò chơi
36
36
Thực hành, ngoại khoá: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
1. Kiến thức:
- HS hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Kĩ năng:
- Biết ứng xử phù hợp với pháp luật.
3. Thái độ:
- HS tôn trọng gia đình và mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Tọa đàm, diễn kịch
- Chương trình, kịch bản tọa đàm, tiểu phẩm, đạo cụ...
37
37
Thực hành ngoại khóa về thực hiện an toàn giao thông
- Kiểm tra những hiểu biết về luật giao thông.
- Rèn kỉ năng xử lí tình huống thường gặp khi tham gia giao thông
- Diễn kịch
- Thi theo đội
Các loại biển báo giao thông, luật giao thông đường bộ.
Trên đây là kế hoạch giảng dạy bộ môn GDCD 8 năm học 2012 – 2013, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
 Ký duyệt kế hoạch	Người lập kế hoạch
Nguyễn Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach cong dan 8.doc