3. Tổ chưc giờ học và phương pháp dạy học theo hướng tích cực:
- Trang bị đầy đủ sách giáo khoa sách bài tập để phục vụ cho môn học.
- Học sinh phải đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà. Đối với giờ tin học phải đọc thuần thục các từ ngữ tiếng anh và trả lời các câu hỏi bài tập ở cuối mỗi bài học.
*. Giờ học tin:
- Học sinh phải được đọc trước bài ở nhà, khi khai thác kiến thức giáo viên định hướng cho học sinh kiến thức cơ bản cần đạt.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập, bài thực hành phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng.
Cần chú ý đến tình huống tập trung phân tích các hình ảnh, các bài thực hành
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHI LĂNG TRƯỜNG THCS XÃ CHI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCS Năm học 2011-2012 Họ và tên: Vũ Văn Cường Ngày tháng năm sinh: 20/10/1984 Ngày vào ngành: Trình độ chuyên môn: Đại Học Tin Học Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Tin Học khối 6, 7, 8 + Nghề phổ thông I. ĐẶC TRƯNG BỘ MÔN: Môn Tin học là một môn mới, khối lượng kiến thức trong một tiết dạy không nhiều nhiều hơn so với các môn học khác. Trong một tuần có 2 tiết học tin/lớp học, để học sinh dễ hiểu và nắm vững kiến thức thì bản thân người giáo viên đứng lớp phải làm chủ được giờ dạy và đặc biệt phải luôn sáng tạo trong phương pháp dạy học. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ giảng dạy. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã được đề cập, bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua. II. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH CHUNG: 1. Thuận lợi: - BGH và tổ chuyên môn thường xuyên thăm lớp dự giờ để trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học. - Về phía phụ huynh học sinh cũng tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở nhà. - Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy theo phương pháp mới. 2. Khó khăn: - Đồ dùng trực quan đối với bộ môn tin học là rất ít, thậm chí là không có. - Về phía phụ huynh học sinh mặc dù đã tạo điều kiện về thời gian cho con học, xong vẫn chưa cao. - Một số em học sinh chưa tự giác, chủ động và chuẩn bị bài ở nhà nên phần nào cũng làm ảnh hưởng tới giờ dạy của giáo viên. III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 1. Việc soạn giảng: - Bài soạn phải chi tiết về nội dung, phong phú về phương pháp. Có thời gian để soạn giáo án điện tử để dạy ứng dụng công nghê thông tin. - Phải năng động sáng tạo, nâng cao kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới, tích hợp theo nhiều hướng. 2. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, SGK, máy chiếu, phòng máy thực hành. - Học sinh: Chuẩn bị bút, vở ghi chép, SGK, sách bài tập 3. Tổ chưc giờ học và phương pháp dạy học theo hướng tích cực: - Trang bị đầy đủ sách giáo khoa sách bài tập để phục vụ cho môn học. - Học sinh phải đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà. Đối với giờ tin học phải đọc thuần thục các từ ngữ tiếng anh và trả lời các câu hỏi bài tập ở cuối mỗi bài học. *. Giờ học tin: - Học sinh phải được đọc trước bài ở nhà, khi khai thác kiến thức giáo viên định hướng cho học sinh kiến thức cơ bản cần đạt. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập, bài thực hành phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng. Cần chú ý đến tình huống tập trung phân tích các hình ảnh, các bài thực hành *. Giờ lý thuyết: - Trước tiên cho học sinh tìm hiểu bài học trước khi đến lớp. Trên cơ sở nắm chắc phần lí thuyết, chuyển sang phần bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức - Cụ thể trong một giờ dạy trên lớp Thầy cô cần chú ý cho học sinh luyện tập các thao tác ngay ở trong giờ học hoặc giải thích thêm ý nghĩa của các từ ngữ Tiếng Anh. Trên cơ sở học sinh đã được học và thực hành ngay trong giờ học như vậy các em thì trong các giờ thực hành các em sẽ nhớ lai các kiền thưc cũ mà ở giờ học trước các em đã được học - Chấm dứt lối dạy học đọc chép, nhìn chép tăng cường dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với mọi đối tượng học sinh. - Phát huy tối đa hiệu quả của các phòng học lý thuyết có sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp. *. Giờ thực hành: - Học sinh cần đọc trước nội dung bài thực hành trong SGK, phân tích khái quát lí thuyết để thực hành có hiệu quả cao. Cần hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành chỉ cho các em thao tác hoặc làm các bài tập VD “sử dụng nhanh thao tác khởi động Mycomputer” thì ta có thể sử dụng ngay trên bàn phím dùng phím Ctrl+E là copy còn Ctrl+B là chon phông chữ đậm Vì vậy trong giờ thực hành người giáo viên cân phải năng động, sáng tạo Ngoài ra trong mỗi một lớp học đều có những thành phần HS chậm hiểu hoặc HS lười biếng khiến cho tiến trình thực hiện công việc chắc chắn sẽ gặp không ít cản trở. Đối với những HS chậm hiểu thì khi phân cặp GV phải phân cho những HS đó làm việc cùng với những HS vừa giỏi, vừa cẩn thận, và phải thật sự tế nhị để không chạm tự ái và lòng tự trọng của bạn. GV cũng cần duy trì chặt chẽ việc cho HS cùng nhau thực hành những bài tập, thao tác mà các em đã sửa cho nhau; Vì khi thực hành như thế sẽ giúp cho kiến thức phản hồi ngược lại trong tâm trí HS như thế sẽ giúp các em nhớ lâu hơn phần kiến thức đã học. - Tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hiện có như máy chiếu Projecto, máy chiếu vật thể thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để phục vụ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc dạy của giáo viên. - Thường xuyên kiểm tra đúng đủ số lần kiểm tra theo quy chế chuyên môn, qua kết quả các bài kiểm tra của học sinh, để điều chỉnh và phát huy mọi hoạt động học của học sinh. Giáo viên cũng kịp thời động viên khích lệ học sinh để học sinh học tập tốt hơn. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và có kế hoạch tập luyện cho học sinh yếu kém một cách phù hợp đạt hiệu quả cao. - Về việc dạy học của giáo viên, các tiết dạy có đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dự giờ tôi lắng nghe ghi chép các ý kiến nhận sét để thấy rõ những gì mình chưa làm được, đã làm được và rút ra kinh nghiệm cho những giờ dạy sau tốt hơn và hoàn thiện hơn. Ngoài ra tôi luôn cập nhật những thông tin thay đổi mới nhất giúp học sinh nắm bắt và cập nhật sớm nhất các thông tin mới. IV. KẾT QUẢ - Năm học 2010-2011 Môn học Lớp Tổng số Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ T.Bình Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ Tin học Khối 6 64 3 4.7% 40 64.1% 19 29.1% 1 1.5% Khối 7 82 12 14.5% 39 47% 30 36% 2 2.4% Cộng 146 15 19.2% 79 54.1% 49 65.1% 3 3.9% - Năm học 2011 – 2012 tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch đổi mới trên. Dự kiến năm học 2011 – 2012 tôi mạnh dạn xây dựng lên kết quả cuối năm như sau: Môn học Lớp Tổng số Giỏi Tỉ lệ% Khá Tỉ lệ% T.Bình Tỉ lệ% Yếu Tỉ lệ% Tin học Khối 6 81 4 4.9% 12 14.8% 62 76.5% 3 3.7% Khối 7 63 3 4.8% 15 23.8% 43 68.3% 2 3.2% Khối 8 82 4 4.8% 20 24.4% 56 76.5% 2 2.4% Cộng 226 11 4.9% 47 20.8% 161 71.2% 7 3.1% Trên đây là những ý tưởng, kinh nghiệm nhỏ của tôi về kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tin Học đã và đang thực hiện, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu Ý kiến nhận xét của BGH Chi Lăng, ngày 20 tháng 9 năm 2011 Người lập kế hoạch Vũ Văn Cường
Tài liệu đính kèm: