Kế hoạch dạy học bài học chủ đề Tự chọn Ngữ văn 9 - GV: Bùi Thị Nga

Kế hoạch dạy học bài học chủ đề Tự chọn Ngữ văn 9 - GV: Bùi Thị Nga

 TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

 Tiết 13: TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức

- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:

 Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.

 

doc 29 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học bài học chủ đề Tự chọn Ngữ văn 9 - GV: Bùi Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 từ vựng - các biện pháp tu từ
 Tiết 13: từ tiếng việt theo đặc điểm Cấu tạo
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức 
- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:
 Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- GV: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Từ phức là gì? Lấy ví dụ?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Từ phức được chia thành những kiểu phức nào?
- HS trả lời.
- GV: Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Có những kiểu láy nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
- HS nêu, lấy VD.
i. Từ phân theo cấu tạo
1. Từ đơn và từ phức.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,...
- Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng.
VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,...
Từ phức gồm:
+ Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ...
 + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ...
2. Từ ghép:
a. Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,...
b. Từ ghép chính phụ:
 Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...)
3. Từ láy:
a. Láy toàn bộ:
Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả âm, vần giữa các tiếng.
VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,...
Lưu ý: Tuy nhiên để dễ đọc và thể hiện một số sắc thái biểu đạt nên một số từ láy toàn bộ có hiện tượng biến đổi âm điệu. VD: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,...
b. Láy bộ phận:
Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần.
+ Về âm: rì rầm, thì thào, ...
+ về vần: lao xao, lích rích,...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt:
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
Bài tập 2: Cho các từ láy sau: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, thuồng luồng, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, bìm bịp, ù ù, lí nhí, xôn xao, chuồn chuồn.
a. Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả? Vì sao?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ róc rách và bìm bịp.
Bài tập 3: Tìm các từ ghép Hán Việt: viên (người ở trong một tổ chức hay chuyên làm một công việc nào đó), trưởng (người đứng đầu), môn (cửa).
Gợi ý:
Bài tập 1: cần hoàn thành:
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép ĐL
Từ ghép CP
Từ láy Tbộ
Từ láy bộ phận
Từ láy vần
Từ láy âm
Bài tập 2: Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả:
lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, ù ù, lí nhí, xôn xao.
Bài tập 3: viên: giáo viên, nhân viên, kế toán viên,...
 trưởng: hiệu trưởng, lớp trưởng, tổ trưởng,...
 môn: ngọ môn, khuê môn,...
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
	- Chuẩn bị: Nghĩa của từ
	D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 
Tuần 1 Tiết 1
Ngày soạn:......
Ngày dạy:....... 
 Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
A. Mục tiêu:
Để hoàn thành tốt chủ đề 1, HS cần đạt những mục tiêu sau:
+ Kiến thức: Củng cố, mở rộng và nâng cao một số kiến thức cơ bản tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 6,7,8.Hình thành một số kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.
+ Kĩ năng: Hình thành phương pháp tìm hiểu bài văn học sử. Thấy được mối quan hệ giữa văn học sử với tác phẩm văn học. Rèn tư duy khái quát, tổng hợp. Bồi dưỡng kĩ năng thực hành trên các bài tập cụ thể.
+ Thái độ: Nhận thức đúng đắn, khoa học, hệ thống về lịch sử văn học Việt nam, trân trọng, tự hào về nền văn học dân tộc.
B. ý nghĩa của chủ đề:
- Chủ đề này được lựa chọn dạy trong những tuần đầu của năm học xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.Từ hệ thống tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình chính khoá, hướng dẫn HS khái quát được quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam trên trục thời gian, trục lịch sử xã hội.
- Từ những kiến thức trên, HS vận dụng vào quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản dưới ánh sáng của văn học sử.
- Đây là chủ đề bám sát : Các hoạt động đặt trên nền tảng của hệ thống văn bản trong chương trình chính khoá.
- Hình thức dạy học: Trình bày, trao đổi, thảo luận và làm bài tập thực hành.
C Tài liệu tham khảo:
1. “Nhìn chung về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử”- Nguyễn Đăng Mạnh.
2. “Đại cương về văn học dân gian”- Chu Xuân Diên.
3. “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”- Nguyễn Đình Chú
4. “Văn học Việt nam 1945- 1954” - Mã Giang Lân
5. Khái quát văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
6. Mấy nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945- Đỗ Bình Trị.
7. Văn học dân gian trong nhà trường.- NXBGD, 1998
D Phân lượng nội dung chủ đề:
1
Mục đích, ý nghĩa, phân lượng chủ đề 1
2
Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
3
Văn học dân gian
4
Văn học trung đại
5
Văn học hiện đại
6
Hướng dẫn tổng kết, rút kinh nghiệm chủ đề.
E. Bài tập Thực hành
 Nhóm em hãy nhớ lại và thống kê các văn bản đã học trong Ngữ văn 6,7,8 vào bảng sau:
Giai đoạn
VB tự sự
VB biểu cảm
Vb nghị luận
Văn học dân gian Việt Nam
+ truyền thuyết
+ Thần thoại.
+ Cổ tích
+ Ngụ ngôn.
+ Truyện cười
+ Ca dao
+ Tục ngữ
VHVn từ thế kỉ X- hết thế kỉ XIX
+ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
+ Con Hổ có nghĩa
+Sông núi nước Nam- LTK
+ Côn Sơn ca- N. Trãi.
+ Sau phút chia li
+ Bánh trôi nước.
+ Qua đèo Ngang
+ Bạn đến chơi nhà...
+ Thiên đô chiếu.
+ Hịch tướng sĩ
+ nước Đại Việt ta ( BNĐC)
Văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
+ Dế Mèn phiêu lưu kí
+ Bức tranh của em gái tôi.
+ Sống chết mặc bay.
+ Lão Hạc.
+ Tắt đèn
+ Trong lòng mẹ (NNTÂ)...
+ Đêm nay Bác không ngủ
+Lượm + Mưa
+ Cảnh khuya
+ Tiếng gà trưa.
+Muốn làm thằng cuội
+ Nhớ rừng
+ quê hương
+ Khi con tu hú
+ Tức cảnh Pác bó.
+ Ngắm trăng + Đi đường...
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Đức tính giản di của bác Hồ.
+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
+ ý ngiã của văn chương...
H. Hướng dẫn về nhà:
1.Hoàn chỉnh bảng thống kê, dựa vào bảng hãy ôn lại các tác phẩm trên.
2. Tìm hiểu sự phát triển của VHVn qua các thời kì lịch sử?
3. Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan dã hướng dẫn ở trên.
---------------------------------------
	Ngày soạn: 08/12/2007	 Ngày dạy: 12 - 13/12/2007
	CHủ Đề 3: 	từ vựng - các biện pháp tu từ
	Tiết 14: 	 nghĩa của từ tiếng việt
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng. 
- Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập. 
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
	Bài cũ: Làm bài tập VN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- GV: Hãy vẽ sơ đồ khái quát về nghĩa của từ tiếng Việt?
- HS vẽ đúng.
- GV: Thế nào là nghĩ đen, nghĩa bóng của từ? Lấy VD để làm rõ?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- HS nêu.
- GV: Thế nào là từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? VD?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rông, từ ngữ nghĩa hẹp? VD?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là trường từ vựng? VD?
- HS nêu và lấy VD.
I. Khái quát về nghĩa của từ
Nghĩa của từ
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
- Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ.
- Nghĩa bóng là nghĩa phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của từ.
VD: ăn (ăn cơm): nghĩa đen
 ăn (ăn phấn, ăn ảnh,...): nghĩa bóng 
ii. hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
iii. hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa
a. Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả.
VD: cái bàn, bàn bạc, ...
b. Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
VD: chết/mất/toi/hi sinh,...
c. Từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, lời nói thêm sinh động.
VD: cao - thấp, xấu - đẹp, hiền - dữ,...
iv. cấp độ khái quát nghĩa của từ - trường từ vựng
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp.
VD: Cây: lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ. 
Cây là từ ngữ nghĩa rộng so với lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ và lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ là từ ngữ nghĩa hẹp so với cây. 
2. Trường từ vựng:
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng trạng thái tâm lí gồm: giận dữ, vui, buồn,...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? cho ví dụ?
Gợi ý:
- Từ đồng âm lẫn từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng hoàn toàn khác xa nhau về nghĩa.
VD: Cà chua (tiếng trong tên gọi một sự vật - danh từ))
 Cà này muối lâu nên chua quá. (từ chỉ mức độ - tính từ)
- Từ nhiều nghĩa là những từ có mối liên hệ với nhau về nghĩa.
 VD: mùa xuân, tuổi xuân,... đều có chung nét nghĩa chỉ sự sống tràn trề
 ... ừ qua làm các bài tập.
	B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Nêu những cách trau dồi vốn từ?
	* Tổ chức HS hoạt động
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ
? Nêu những cách để trau dồi vốn từ?
- HS xác định được 2 cách rèn luyện để trau dồi vốn từ chính.
? Tại sao cần phải nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ?
- HS lí giải 
? Ta có thể làm tăng vốn từ cho bản thân bằng những cách nào?
- HS rút ra kinh nghiệm cá nhân. GV bổ sung, rút ra kết luận chung.
i. kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
- Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện bằng nhiều từ. 
- Vì vậy cần phải có ý thức nắm được nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dùng từ một cách chính xác.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
- Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải nhờ họ giải thích để hiểu biết và nắm chắc được nghĩa của từ.
- Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản.
- những từ mới cần ghi chép cẩn thận...
Hoạt động 2: Luyện tập
ii. luyện tập
Bài tập 1: Tìm nghĩa của các từ: đánh, chín , gánh, nắm trong các trường hợp sau:
- đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn, đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ.
- quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, ngượng chín mặt.
- gánh lấy thất bại, gánh lúa về nhà.
- nắm tay lại để đấm, nắm vắt xôi, nắm chính quyền, nắm kiến thức.
Bài tập 2: Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng:
a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca.
b. Ba tiếng kẻng dóng lên một hồi dài.
c. một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK.
d. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan.
e. Cách đây 25 năm, điểm chuẩn dể du học nước ngoài là 21 điểm vào năm 1981.
Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa của các từ trong từng cặp từ sau: thám báo - quân báo; tình báo - gián điệp; trinh sát - trinh thám; đối thủ - đối phương.
Bài tập 4: Đặt câu với các từ ngữ Hán Việt sau : tinh tú, điều tiết, tiết tháo, phá gia chi tử, công luận, độc thoại.
Gợi ý:
Bài tập 1: đánh (đánh cho mấy đòn): làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực (nghĩa gốc), các từ đánh còn lại dùng theo nghĩa chuyển.
Bài tập 2: a. bù lao = thù lao; b. cha ruột = cha đẻ; c. cực đoan = dã man; ...
Bài tập 3: Mẫu : lính có nhiệm vụ dò xét thu thập tình hình quân sự phục vụ chiến đấu cho địch thì gọi là thám báo, cho ta thì gọi là quân báo.
Bài tập 4: Mẫu: Ông ấy vẫn giữ vững tiết tháo của một nhà nho.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
Bài tập: Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với các từi Hán Việt sau: vấn đáp, tứ tuần, phụ mẫu, ẩm thực, trường độ, cường độ, không phận, tư duy, an khang, thông minh, thiên kiến.
	- Chuẩn bị: Chủ đề 4: Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử văn học Việt Nam.
	D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 
Tuần 5 Tiết 5
Ngày soạn:......
Ngày dạy:.......
 văn học hiện đại việt nam 
A. Mục tiêu
+ kiến thức: Trên cơ sở bảng hệ thống tiết 1,bài đọc tham khảo GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam, tác giả tác phẩm, nội dung văn học... 
+ Kỹ năng: Hình thành kĩ năng khái quát, tổng hơp, nhận xét...cho HS
+ Thái độ: Bồi dưỡng lòng say mê văn học Việt Nam
B. nội dung bài học
* Kiểm tra bài tập về nhà của HS
I. Bài đọc:
Giới thiệu chung về văn học hiện đại Việt Nam
( Từ đầu thế kỉ XX đến nay)
	Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình văn hoá xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Xã hội Việt Nam chứa đầy mâu thuẫn : Mâu thuẫn giữa dân tộc với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến, mâu thuẫn nội bộ giai cấp phong kiến. Phong trào cách mạng sôi nổi, rộng khắp. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Bên cạnh đó, nền văn hoá được mở rộng, tiếp cận với văn hoá phương Tây, tầng lớp trí thức Tây hoá thay dần lớp nhà Nho, chữ quốc ngữ thay dần chữ Hán. Văn học thời kì này được đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ theo lối viết truyện phương Tây khác với lối viết trong văn học cổ. Phong trào “Thơ mới” được coi là cuộc cách mạng trong Thơ ca. Nguồn cảm xúc tự nhiên, cởi mở, chân thành của cái “tôi” đã gạt bỏ những quy tắc gò bó, lối diễn đạt ước lệ trước đó. Đây là quá trình góp phần làm cho văn học Việt Nam mang tính hiện đại và hoà nhập với nền văn học thế giới. Có thể nói, thời kì này, văn học đổi mới mau lẹ, toàn diện, nhanh chóng kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở cả thơ và văn xuôi. 
	Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: nền văn học của thời đại mới, thời đại độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội. Văn học Việt Nam có thể chia làm hai thờikì nhỏ: 1945- 1975 và 1975- nay.
 Từ 1945 - 1975, cả dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Văn học đã phục vụ tích cực cho hai cuộc kháng chiến , các nhiệm vụ cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh, đã sáng tạo được những hình ảnh cao đẹp về đất nước, con người Việt Nam thiộc nhiều thế hệ trong kháng chiến và lao động dựng xây. Một lớp nhà văn , nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong thời kì này : Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Thi, Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt...
 Từ 1975 đến nay, văn học bước vào thời kì đổi mới, mở rộng phạm vi, tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh cá nhân và tinh thần dân chủ. Tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy...
 Có thể khẳng định: văn học hiện đại Việt Nam ngày càng phát triển hoàn thiện, bắt nhịp cùng sự phát triển của văn học thế giới.
II. Bài tập thực hành
1. Dựa vào nội dung bài đọc và bảng thống kê ở tiết 1, hãy hoàn thiện và giới thiệu sơ đồ sau:
VHVN đầu thế kỉ XX
Khu vực hợp pháp
Khu vực bất hợp pháp
Trào lưu VH lãng mạn
Là tiếng nói cá nhân giàu cảm xúc , khát vọng, bất hoà với thực tại...ngợi ca tình yêu thiên nhiên, lứa đôi ( Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu,Hàn Mặc Tử, ...) 
Trào lưu VH hiện thực
Phơi bày thực trạng XH bất công, thối nát và cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân ( Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng...)
Trào lưu VH cách mạng
VH bí mật, chủ yếu là sáng tác của các chiến sĩ trong tù. VH thể hiển lòng yêu nước thương dân, khát vọng tự do ( Tố Hữu, Hồ Chí Minh...)
2. Vì sao: “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên lại gọi là “ thơ mới” ? Dựa vào hai bài thơ trên, hãy nêu một số đặc điểm của thơ mới bằng bài văn nói?
- Cho HS xác định yêu cầu đề bài.
- Xác định đối tượng, nội dung, cách trình bày bài nói? 
- Xây dựng dàn ý đại cương cho bài nói.
hiện ước mơ đó?
- Gọi HS khá - giỏi trình bày.
- Lớp nhận xét rút kinh nghiêm.
* Thơ Đường: quy tắc gò bó, công thức- lối diễn đạt ước lệ, xáo mòn...
- Cho VD....
* Thơ mới:
- Nguồn cảm xúc tự nhiên, cởi mở, chân thành của cái “tôi”.
+ Cho VD...
- Xoá bỏ quy tắc gò bó, công thức về câu chữ, niêm luật, vần nhịp...
+ Cho VD...
C. hướng dẫn về nhà:
1. Hoàn thành các bài tập trên.
2. ôn lại nội dung chủ đề.
---------------------------------------
Tuần 6- Tiết 6
Ngày soạn: / 10/07
Ngày dạy: /10/ 07
Hướng dẫn học sinh tổng kết, rút kinh nghiệm và kiểm tra đánh giá về chủ đề.
A. Mục tiêu
+ kiến thức: Hướng dẫn học sinh tự hệ thống ,đánh giá rút kinh nghiệm sau khi hoàn thành chủ đề, thấy được nhưng điều mình tâm đắc và những vấn đề còn tiếp tục tìm hiểu. 
+ Kỹ năng: Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS
+ Thái độ: Bồi dưỡng lòng say mê môn Ngữ văn. ý thức vận dụng các kiến thức hỗ trợ trong quá trình học tập bộ môn.
B. nội dung bài học
I.Tổng kết chủ đề
1. Nêu tên chủ đề vừa học và các nội dung cơ bản trong chủ đề?
- Gọi 3HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
2. Trong chủ đề , em được củng cố những kiến thức nào về văn học ?
Em được mở rộng và nâng cao những nội dung gì?
- Gọi 2 HS trình bày.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Qua tìm hiểu chủ đề, em thấy tâm đắc nhất nội dung nào? Nội dung nào cần trao đổi tiếp?
- Cho HS viết ra giấy nháp.
- GV tập hợp ý kiến. 
(Có thể giải quyết trước lớp hoặc để tiếp tục trong các tiết sau.)
4 . Chủ đề trên giúp em thuận lợi gì trong quá trình Đọc -Hiểu và tạo lập văn bản cảm thụ văn học ?
- Gọi HS nêu ý kiến cá nhân?
- Nhận xét, bổ sung.
HS nhớ lại kiến thức trả lời.
HS nhận xét. Bổ sung.
Hs khá giỏi trình bày kiến thức đã thu hoạch trong chủ đề.
Lớp nhận xét.
HS trình bày ra giấy nháp.
- Nêu ý kiến trước lớp.
Trình bày ý kiến , nhận thức cá nhân.
GV tổng hợp ý kiến: 
 Chủ đề 1 nhằm hệ thống hoá, mở rộng, nâng cao một số kiến thức , kĩ năng về sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử.. Chúng ta có cái nhìn tổng thể từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại... văn học Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội . Nó tiếng nói của tâm hồn dân tộc.
Văn học Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đạt nhiều thành tựu rực rỡ, bắt nhịp với nền văn học thế giới mà vẫn giữ được nét tinh hoa của văn hoá Việt Nam. 
II.Rút kinh nghiệm
- Qua tìm hiểu chủ đề 1, em hãy liên hệ và chỉ ra những ưu- nhược điểm của bản thân trong quá trình Đọc - Hiểu và tạo lập văn bản nghị luận ?
- Gọi HS trình bày trước lớp ý kiến cá nhân.
- Bổ sung ý kiến .
- HS suy nghĩ , liên hệ vào quá trình vận dụng của bản thân để trả lời câu hỏi.
Gợi ý:
+ mối quan hệ giữa văn học sử với tác phẩm cụ thể.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cảm thụ các văn bản nghị luận ?
+ Nắm các thông tin ngoài văn bản nhưng liên quan, chi phối dến giá trị tác phẩm ( lịch sử, xã hội, nhà văn, ...)
+Đặt tác phẩm vào thời diểm sáng tác - trong mối quan hệ với các tác phẩm cùng thời... 
+ Kết hợp học trên lớp với tự học nâng cao. Đọc tài liệu tham khảo?
...
III.Kiểm tra đánh giáchủ đề 1
 Tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại trong chương trình Ngữ Văn 9.
 Phân tích một nội dung mà em tâm đắc nhất trong tác phẩm đó?
IV. Hướng dẫn về nhà:
Tiếp tục ôn lại các kiến thức trong chủ đề 1
 Vận dụng kiến thức đã học vào quá trình học tập bộ môn.
 Chuẩn bị chủ đề 2: Những sáng tạo của Nguyễn Du trong “ Truyện Kiều” : Sưu tầm tài liệu liên quan.
----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 8(2).doc