Kế hoạch chung môn Giáo dục công dân 9

Kế hoạch chung môn Giáo dục công dân 9

KẾ HOẠCH CHUNG MÔN GD-CD 9

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

1. Thuận lợi :

 Nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt- học tốt”. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm thanh kiểm tra công tác dạy học, chất lượng giảng dạy, đóng góp những ý kiến thiết thực, bổ ích.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khá đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học.

- GV được đào tạo chuyên môn GD-CD, được dự các lớp tập huấn thay sách bộ môn do sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT, tổ chức; không ngừng học hỏi những bạn bè đồng nghiệp có kinh nghiệm và dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giờ dạy.

- Chương trình thay SGK đã hoàn thành vì thế các em đã làm quen với phương pháp dạy học mới. Do đó việc tiếp thu môn học tương đối tốt. Các em có đủ SGK, đồ dùng học tập, đã có những hiểu biết thực tế, có sự phát triển cả về tâm sinh lí và nhận thức. Gia đình có sự quan tâm, kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục các em.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch chung môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chung môn GD-CD 9
I- Đặc điểm tình hình.
1. Thuận lợi :
 Nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt- học tốt”. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm thanh kiểm tra công tác dạy học, chất lượng giảng dạy, đóng góp những ý kiến thiết thực, bổ ích.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khá đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học.
- GV được đào tạo chuyên môn GD-CD, được dự các lớp tập huấn thay sách bộ môn do sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT, tổ chức; không ngừng học hỏi những bạn bè đồng nghiệp có kinh nghiệm và dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Chương trình thay SGK đã hoàn thành vì thế các em đã làm quen với phương pháp dạy học mới. Do đó việc tiếp thu môn học tương đối tốt. Các em có đủ SGK, đồ dùng học tập, đã có những hiểu biết thực tế, có sự phát triển cả về tâm sinh lí và nhận thức. Gia đình có sự quan tâm, kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục các em.
2. Khó khăn: 
 	Vẫn còn hiện tượng học sinh cá biệt ở một số lớp, coi nhẹ môn học, thiếu tài liệu học tập, ít chú ý nghe giảng, ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
 Thư viện nhà trường đã có SGV, STK,SGK và một số tài liệu song vẫn chưa đáp ứng được việc giảng dạy một số ngành luật, một số bộ luật mới ban hành.
 II- Nhiệm vụ, đặc trưng bộ môn.
 	Chương trình GD-CD 9 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, cấu trúc chương trình theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển các chủ đề được bố trí sắp xếp theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi đến những vấn đề có tính khái quát hơn, phản ánh những mối quan hệ của HS với môi trường ngày càng rộng lớn hơn.
 Phần đạo đức là những giá trị cơ bản, quan trọng, giúp học sinh có thêm hiểu biết để giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày. Một số bài nhằm cung cấp cho HS hiểu biết về những vấn đề bức xúc của thời đại hiện nay.
 	Xuất phát từ đặc điểm của hs lớp 9,phần đạo đức có mục tiêu chung là cho các em được tiếp cận với những vấn đề của dân tộc, của thời đại nhằm xác định vị trí, trách nhiệm của chủ nhân, chủ thể của quá trình phát triển đất nước.
Chương trình lớp 9 là hệ thống kiến thức phát triển kết quả GD từ các lớp 6,7,8, trang bị cho hs kiến thức đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng năng lực, bản lĩnh, các yếu tố tâm lí, tinh thần ở hs, những kiến thức năng lực, phẩm chất được hình thành qua môn GD-CD sẽ là cơ sở vững chắc ban đầu cho hs bước vào đời.
 Phần pháp luật nhằm cung cấp cho hs những hiểu biết cơ bản nhất về một số lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp gần gũi với đời sống xã hội ở lứa tuổi các em cần biết, đó là trách nhiệm của công dân trong gia đình, lao động xã hội, kinh doanh sản xuất, trong việc giữ gìn, bảo vệ nhà nước, bảo vệ Tổ quốc; giúp các em nắm rõ mối quan hệ giữa những giá trị đạo đức và việc thực hiện pháp luật trong sự phát triển nhân cách của mỗi công dân.
 Tóm lại, trong quá trình tổ chức dạy học môn GD-CD 9 cần quán triệt kết hợp quá trình nhận thức cảm tính với quá trình nhận thức lí tính, phát huy năng lực tư duy, duy lí của hs thì mới hình thành tình cảm niềm tin đạo đức và pháp luật chỉ có hình thành được tình cảm, niềm tin, thẩm mĩ đạo đức mới tạo ra được động lực hình thành ý chí , nghị lực ở các em để điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống, trong học tập và lao động.
 III- Biện pháp thực hiện 
 1 Giáo viên:
 	Đánh giá chính xác căn cứ vào năng lực và trình độ vào điều kiện, hoàn cảnh của các em mà thiết kế tiết học.
 Ngoài việc đọc SGK, SGV, soạn bài, tìm hiểu các thông tin trên đài báo ti vi,các câu chuyện, tình huống pháp luật, tìm hiểu thực tế địa phương để mở rộng kiến thức thu hút hs học tập sôi nổi .
 Cần hướng dẫn điều tra, tìm hiếu sự kiện, các vấn đề trong lớp trong trường, ở địa phương, giúp các em phát huy vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.
 Kết hợp một cách hợp lí các phương pháp và hình thức dạy học với phương pháp và hình thức giáo dục .
 Giảng dạy nhiệt tình, luôn kiểm tra đánh giá thường xuyên chấm trả bài đúng quy định, có động viên khuyến khích hs học tập tốt hơn.
 2. Học sinh :
 Đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp, hăng hái xây dựng bài, tích cực thảo luận theo hướng dẫn của GV.
 IV- Chỉ tiêu phấn đấu
 Loại
Học kỳ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
I
II
 Cả năm
 V- Giáo dục hướng nghiệp
 Giáo dục và rèn luyện hs về các chuẩn mực đạo đức và hiểu biết pháp luật.
 Tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới cái đẹp, cái chuẩn mực trong cuộc sống.
 Giáo dục ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật thực hiện tốt các nội quy của nhà trường.
 Giáo dục các em có trách nhiệm và niềm tin vào bản thân.
 VI- Chuyên đề ngoại khoá
 áp dụng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.
 Vận dung linh hoạt các phương pháp mới vào dạy học.
 VII- Đồ dùng
 Các tranh ảnh thông tin thời sự minh hoạ cho từng bài.
 Phiếu học tập, bảng phụ, giấy trong, máy chiếu.
 phần
mục tiêu cần đạt
kiến thức trọng tâm
Các chuẩn mực đạo đức
Giáo dục cho hs cá chuẩn mực đạo đức của người công dân, phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong gai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Giúp các em hiểu được biểu hiện của các chuẩn mực đạo đức và ý nghĩa của các chuẩn mực đó.
Giúp các em biết phân biệt, những hành vi thể hiện các chuẩn mực đạo đức với những hành vi ngược lại để có thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp.
Các em có trách nhiệm với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện.
Sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
Sống tự trọng và tôn trọng người khác: Tự chủ
Sống có kỷ luật: Dân chủ và kỷ luật.
Sống nhân ái vị tha: bảo vệ hoà bình.
Sống hội nhập: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hợp tác cùng phát triển.
Sống có văn hoá: kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sống chủ động: năng động,sáng tạo, làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả
Sống có mục đích: Lí tưởng sống của thanh niên, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Các chuẩn mưc pháp luật
Giúp hs hiểu được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là công dân của nước CHXHCNVN.
Giúp hs biết cách bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Có tinh thần trách nhiệm trước những hành vi của mình đồng thời có ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
HS biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân; tự giác tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp và địa phương.
Giúp hs hiểu được sống có đạo đức, thực hiện theo yêu cầu của pháp luật là điều kiện để mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển.
Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình:Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Quyền và nghĩa vụ của công dân về trật tự an toàn xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hoá, giáo dục, kinh tế; quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. nhà nước CHXHCNVN
Quyền và nghĩa vụ của công đân trong quản lí nhà nước: vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân; quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Ngoại khoá luật an toàn giao thông
Giúp các em nắm được luật an toàn giao thông, chấp hành tốt những quy định của luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
Các em có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông của địa phương
Luật an toàn giao thông về những quy định dành cho người đi bộ, đi xe đạp xe máy.
Quy địnhvề biển báo, đèn báo giao thông.
Bảo vệ các công trình giao thông của địa phương
Kỹ năng
hướng nghiệp
cb của thầy
cb của trò
kết quả
Giúp các em có thói quen đánh giá hành vi của bản thân và mọi người.
Lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp và hành động.
Biết thể hiện tình đoàn kết với bạn bè và mọi người.
Luôn tự kiểm soát bản thân để học tập rèn luyện thực hiện ước mơ dự định của cá nhân.
Giáo dục hs tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức đó.
Biết tôn trọng học hỏi những tấm gương sáng, có ý thức vươn lên, sống và hành động vì lí tưởng cao đẹp.
Xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân trong gia đình ngoài xã hội, có ý thức học tập rèn luyện để chuẩn bị sẵn sàng gánh vác.
Trách nhiệm của người công dân trong thời đại mới.
Đọc và tìm hiểu bài . Soạn bài theo chuyên đề đổi mới. Tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, chú ý vận dụng 2 nhóm phương pháp mới ở lớp 9.
Diễn đàn đối thoại sưu tầm những tài liệu thực tế những thông tin thời sự, mẩu chuyện ca dao, tục ngữ phục vụ bài dạy. Sử dụng đồ dùng có hiệu quả
Đọc tìm hiểu bài trước khi đến lớp. Làm các bài tập GV giao cho. Học thuộc phần nội dung bài học. Vận dụng hiểu biết của bản thân vào giải quyết các tình huống giáo dục. Tích cực tham gia các hình thức học tập : thảo luận nhóm
phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách xử sự phù hợp
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường và của địa phương
- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh nơi cư trú và trường học
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
- Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật
- Có lòng tin và tình cảm đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Có ý chí và nghị lực hoài bão tu dưỡng để trở thành người công dân tốt,có ích cho xã hội
- Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Đọc và tìm hiểu kỹ bài học
Soạn bài trước 1 tuần
Sưu tầm các tình huống pháp luật mẩu chuyện thông tin có liên quan
Hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết thức tế của bản thân vào giải quyết các tình huống đặt ra
Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
Đọc và tìm hiểu bài học trước
Vận dụng vốn hiểu biết của bản thân để giải quyết các tình huống giáo dục
Tích cực tham gia các hình thức giáo dục
Thảo luận diễn đàn, đối thoại
- Làm tốt các bài tập giáo viên giao
- Biết cách đi đúng luật giao thông
- Chấp hành tốt những quy định của luật an toàn giao thông
- Tránh được những tai nạn đáng tiếc khi đi đường
- Tuyên truyền cho mọi người dân về luật an toàn giao thông
- Tài liệu
về luật an toàn giao thông
- Soạn bài chu đáo
- Sưu tầm nhứng tài liệu, mẩu chuyện về an toàn giao thông
 Tuần :1
 Tiết : 1
 ND : 
Ngoại khoá : 
 luật an toàn giao thông
A-Mục tiêu bài học: 
- các em hiểu được quy định cơ bản của luật an toàn giao thông dành cho người đi bộ, xe cơ giới.
 - Tự mình rèn luyện tuân theo luật lệ ấy- vận dụng khi đi trên đường bộ.
B- Chuẩn bị:
 1. GV: Đọc tài liệu, tìm hiểu luật an toàn giao thông.
 2. HS: CB bài theo hướng dẫn của GV.
C- Tiến trình hoạt động: 
 B1. Tổ chức lớp
sĩ số: 9A 9B
B2. Kiểm tra sách vở của HS
 B3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
? Em hiểu thế nào là luật an toàn giao thông?
? Pháp luật quy định như thế nào đối với người tham gia giao thông?
? Đối với người đi bộ pháp luật quy định ntn?
? Người điều khiển phương tiện giao thông?
HS liên hệ thực tế
? Hệ thống đèn được điều chỉnh ntn?
? ở những nơi không có đèn báo thì người đi đường thực hiện ntn?
I. Khái niệm: 
- Là những quy định chung và hướng dẫn cho người tham gia giao thông, nhằm đảm bảo an toàn giao thông
II.Những quy định của luật an toàn giao thông
- Đề ra những quy định cụ thể cho từng loại phương tiện giao thông, người tham gia giao thông.
a, Người đi bộ: +đi trên vỉa hè
 + Đi sát lề đường và đi về bên phải
 + Khi sang đường phải có kí hiệu
b, Người điều khiển các phương tiện giao thông.
- tuỳ từng loại xe, pháp luật có những quy định khác nhau:
* Người điều khiển xe thô sơ:(xe bò, đạp,thồ)
- đi vào phần đường dành cho xe thô sơ
- Đi về phía tay phải
- Khi vượt- phải vượt bên trái
- không được trở quá tải 
* Người điều khiển xe cỏ giới
- Phải có giấy phép lái xe
- Xe phải đảm bảo đọ an toàn
- Khi điều khiển xe phải hoàn toàn tỉnh táo
- Không phóng nhanh vượt ẩu
- Trẻ em chưa đến tuổi thành niên không được điều khiển xe.
III- Những quy định về đèn báo:
- Được láp đặt tại những nơi nguy hiểm, nơi đông người, ngã ba, ngã tư.
- Nhằm đảm bảo an toàn cho người đi lại.
- có ba loại đèn: được lắp dựng đứng hoặc nằm ngang theo trật tự : đỏ, vàng, xanh hoặc ngược lại.
-Đèn đỏ thông báo dừng
- Đèn vàng thể hiện sự chuẩn bị
-Đèn xanh được phép đi
- HS suy nghĩ phát biểu.
- Giảm tốc độ chuông còi.
- Làm chủ tốc độ. 
 IV- Củng cố: Em có nhận xét gì về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở?
V- Hướng dẫn : - Nắm được các quy định của luật an toàn giao thông
 - Thực hiện tốt luật an toàn giao thông
 - Tuyên truyền cho mọi người dân ở địa phương
 - Chuẩn bị bài : chí cônh vô tư 

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach cd 9.doc