Kế hoạch bài học môn Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Đa giác đều - Năm học 2012-2013

Kế hoạch bài học môn Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Đa giác đều - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác, các tính chất của diện tích đa giác. Hiểu được để CM các công thức trên cần phải vận dụng các tính chất của diện tích

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán đơn giản

3. Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.

II. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ hình

HS: Thước, com pa, thước đo độ, ê ke.

PP – Kĩ thuật Dạy – Học chủ yếu: Thuyết trình; Thực hành luyện tập; Vấn đáp. .

III. Tiến trình bài học trên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 40 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Đa giác đều - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15: Ngày soạn: 02/12/2012 
Chương II : ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Tiết 26 :§1. ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU
I. Mục tiêu :	
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
- Học sinh biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác
2. Kỹ năng: Vẽ được và nhận biết một số đai giác lồi, một số đa giác đều.
- Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.
- Học sinh biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác
- Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
3. Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận chính xác trong vẽ hình
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc
 - Bảng phụ vẽ các hình 112 ® 117
- Bảng phụ vẽ hình 120 trang 115 SGK và ghi các bài tập
HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc 
- Ôn lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi; Vẽ trước hình 120 vào vở nháp
PP – Kĩ thuật Dạy – Học chủ yếu: Thuyết trình; Nêu Vấn đề; Vấn đáp. Học hợp tác; 
III. Tiến bài học trên lớp :
1. Ổn định lớp : 	
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới : GV giới thiệu sơ lược về chương II “Đa giác - Diện tích đa giác”
HĐ của GV và HS
Nội dung
Khái niệm về đa giác 
GV treo bảng phụ có 6 hình 112 ® 117 (trang 113 SGK) và giới thiệu mỗi hình trên là một đa giác
GV giới thiệu: tương tự như tứ giác đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên cùng một đường thẳng (như hình114 ; 117) 
GV giới thiệu đỉnh, cạnh, của đa giác đó
GV yêu cầu HS thực hiện ?1 SGK 
GV vẽ hình lên bảng và cho HS đọc câu hỏi trong SGK
-Tại sao hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA ở hình 118 không phải là đa giác
HS: Do A; E; D thẳng hàng
GV: Khái niệm đa giác lồi cũng tương tự như khái niệm tứ giác lồi
- Vậy thế nào là đa giác lồi ?
HS: 
- Trong các đa giác trên đa giác nào là đa giác lồi
GV yêu cầu HS làm ?2 . trang 114 SGK
GV: Tại sao các đa giác 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi ?
-HS
GV đưa bài tập ?3 lên bảng phụ yêu cầu HS đọc đề và làm bài theo nhóm bàn
HS làm bài theo nhóm
H. 119
GV gọi lần lượt HS trả lời theo y/c đề bài
và GV ghi nhanh lên bảng phụ KQ
- Các đỉnh là các điểm A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là A và B, B và C, C và D, D và E...
- Các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EG, GA
- Các đường chéo AC, AD, AE, BG, BE, BD.
Các góc là: 
- Các điểm nằm trong đa giác là M, N, P
- Các điểm nằm ngoài đa giác là : Q, R
GV giới thiệu đa giác có n đỉnh (n ³ 3) và cách gọi như SGK
1. Khái niệm về đa giác
G
E
D
C
B
A
E
D
C
B
A
hình 114
hình 113
hình 112
Mỗi hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 là một đagiác : 
hình 117
hình 116
hình 115
 - Đa giác ABCDE là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Các điểm A, B, C, D, E được gọi là các đỉnh của đa giác
- AB, BC, CD, DE, EA được gọi là các cạnh của đa giác
- Các đa giác ở hình 115, 116, 117 được gọi là các đa giác lồi.
 Định nghĩa: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác
Chú ý : (SGK trang114)
* Đa giác có n đỉnh (n ³ 3) được gọi là hình n - giác hay hình n cạnh
* Với n = 3,4,5,6,8 ta gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác.
* Với n = 7, 9, 10 ... ta gọi là hình 7 cạnh, hình 9 cạnh, hình 10 cạnh ...
 Đa giác đều:
GV đưa hình 120 trang 115 SGK lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát tìm hiểu các đa giác đều.
-GV: Thế nào là đa giác đều ?
HS: Có tất cả các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau
GV chốt lại đ/n và cho HS nhắc lại
 GV yêu cầu HS thực hiện ?4. SGK 
 Hãy vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của mỗi hình 120a, b, c, d
HS làm bài cá nhân thực hiên vẽ hình theo y/c
GV gọi một HS lên bảng vẽ hình
HS dưới lớp đối chiếu KQ với bài của mình
GV cho HS nhận xét cach vẽ
GV kết luận chung
GV nêu câu hỏi và HS lần lượt trả lời
- D đều có mấy trục đối xứng ? 
- Hình vuông có mấy trục đối xứng ?
- Ngũ giác đều có mấy trục đối xứng ?
- Lục giác đều có mấy trục đối xứng ?
HS: - Tam giác đều có ba trục đối xứng
- Hình vuông có 4 trục đối xứng và điểm O là tâm đối xứng
- Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng và một tâm đối xứng O	
GV Cho HS làm bài tập số 2 trang 115 (đề trên bảng phụ)
HS suy nghĩ và trả lời:
a) Có tất cả các cạnh bằng nhau là hình thoi.
b) Có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật
GV cho HS nhắc lại các kiến thức vừa học bằng cách trả lời các câu hỏi
- Thế nào là đa giác lồi?
- Thế nào là đa giác đều?
- Hãy nêu cách nhận biết một đa giác lồi?
Đ/A
- Một đa giác lồi là một đa giác thỏa mãn hai điều kiện :
+ Các cạnh chỉ cắt nhau tại một đỉnh
+ Đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa một cạnh tùy ý của nó.
2) Đa giác đều : 
b) Hình vuông
(töù giaùc ñeàu )
a) Tam giaùc ñeàu
 d) Luïc giaùc ñeàu
c) Nguõ giaùc ñeàu
Định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau
Luyện tập tại lớp 
GV cho HS làm bài tập 4 SGK
Đề bài ghi trên bảng phụ
GV nêu câu hỏi để HS HS trả lời
HS trao đổi bài theo nhóm bàn để làm bài
GV gọi HS lần lượt điền vào bảng
GV và lớp chỉnh sửa để có KQ trong bảng sau
* Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác
Đa giác n cạnh 
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường chéo 
4- 3 =1
5 – 3 = 2
6 – 3 = 3
n - 3
Số tam giác
4 – 2 = 2
5 – 2 = 3
6 – 2 = 4
n - 2
Tổng số đo các góc
(4-2).180
 = 3600
(5-2).180 = 5400
(6-2).180=
7200
(n-2).1800
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Học bài theo tài liệu SGK và HD trên lớp của GV
- Làm các bài tập: 1, 3; 5 SGK
- Chuẩn bị cho bài diện tích hình chữ nhật
Rút kinh nghiệm sau bài học:
TIẾT 27: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác, các tính chất của diện tích đa giác. Hiểu được để CM các công thức trên cần phải vận dụng các tính chất của diện tích 
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán đơn giản
3. Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ hình 
HS: Thước, com pa, thước đo độ, ê ke.
PP – Kĩ thuật Dạy – Học chủ yếu: Thuyết trình; Thực hành luyện tập; Vấn đáp. ..
III. Tiến trình bài học trên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều?
- Trong số các đa giác đều n cạnh thì những đa giác nào vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng?
Đ/A:
- Đa giác có số cạnh chẵn thì vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng (có 1 tâm đ/x)
 - Đa giác có số cạnh lẻ chỉ có trục đối xứng không có tâm đối xứng.
- Số trục đối xứng của đa giác đều n cạnh là n ( n 3; n chẵn hoặc n lẻ)
HS2: giải bài 5 SGK
Bài 5:
Giải : Áp dụng công thức ta có :
- Số đo mỗi góc của ngũ giác đều là: 
số đo mỗi góc của lục giác đều là: 
số đo mỗi góc của hình n giác đều là: 
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Néi dung 
Hình thành khái niệm diện tích đa giác
- GV: Đưa ra bảng phụ hình vẽ 121- sgk và cho HS làm bài tập 
 - Xét các hình a, b, c, d, e trên lưới kẻ ô vuông mỗi ô là một đơn vị diện tích.
a) Kiểm tra xem diện tích của a là 9 ô vuông, diện tích của hình b cũng là 9 ô vuông hay không?
b) Tại sao nói diện tích của d gấp 4 lần diện tích của c
c.So sánh diện tích của c và của e 
HS: Trả lời theo câu hỏi GV nêu
- GV: chốt lại: Khi lấy mỗi ô vuông làm một đơn vị diện tích ta thấy:
+ Đếm trong hình a có 9 ô vuông vậy diện tích hình a là 9 ô
+ Hình b có 8 ô nguyên và hia nửa ghép lại thành 1 ô vuông, nên hình b cũng có 9 ô vuông.
+ Diện tích hình d = 8 đơn vị diện tích, 
Diện tích hình c = 2 đơn vị diện tích, 
Vậy diện tích d gấp 4 lần diện tích c
+ Diện tích e gấp 4 lần diện tích c
- GV: Ta đã biết 2 đoạn thẳng bằng nhau có độ dài bằng nhau. Một đoạn thẳng chia ra thành nhiều đoạn thẳng nhỏ có tổng các đoạn thẳng nhỏ bằng đoạn thẳng đã cho. Vậy diện tích đa giác có tính chất tương tự như vậy không? 
* Tính chất: GV nêu tính chất.
GV lưu ý khái niệm đa giác không có điểm trong chung
* Chú ý: 
+ Hình vuông có cạnh dài 10m có diện tích là 1a
+ Hình vuông có cạnh dài 100m có diện tích là 1ha
+ Hình vuông có cạnh dài 1km có diện tích là 1km2
Vậy: 100 m2 = 1a, 
10 000 m2 = 1 ha
1 km2 = 100 ha
+ Người ta thường ký hiệu diện tích đa giác ABCDE là SABCDE hoặc S.
Xây dựng công thức tính diện tích hình chữ nhật.
2) Công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV: Hình chữ nhật có 2 kích thước a và b thì diện tích của nó được tính như thế nào?
- ở tiểu học ta đã được biết diện tích hình chữ nhật :
 S = a.b
 Trong đó a, b là các kích thước của hình chữ nhật, công thức này được chứng minh với mọi a, b.
+ Khi a, b là các số nguyên ta dễ dàng thấy ngay KQ
+ Khi a, b là các số hữu tỷ thì việc chứng minh là phức tạp. Do đó ta thừa nhận không chứng minh.
 * Chú ý:
 Khi tính diện tích hình chữ nhật nói riêng và đa giác nói chung ta phải đổi các kích thước về cùng một đơn vị đo
Hình thành công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
3) Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
a) Diện tích hình vuông
- GV: Phát biểu định lý và công thức tính diện tích hình vuông có cạnh là a?
HS: 
- GV: Hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng ( a = b)
 S = a.b = a.a = a2
b) Diện tích tam giác vuông
- GV: Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật suy ra công thức tính diện tích tam giác vuông có cạnh là a, b ?
- Kẻ đường chéo AC ta có 2 tam giác nào bằng nhau.
- Ta có công thức tính diện tích của tam giác vuông như thế nào?
GV cho HS làm bài tập ?3 SGK
HS làm bài theo nhóm bàn 
GV gọi HS trả lời
GV cho lớp nhận xét và hoàn chỉnh bài làm:
Để chứng minh định lý trên ta đã vận dụng các tính chất của diện tích như :
- Vận dụng t/c 1: ABC = ACD	
 thì SABC = SACD
- Vận dụng t/c 2: Hình chữ nhật ABCD được chia thành 2 tam giác vuông ABC và ACD không có điểm trong chung do đó: 
 SABCD = SABC + SACD 
- Vận dụng t/c 3: SABCD = a . b 
GV cho HS nhắc lại các kiến thức vừa học bằng cách vẽ SĐTD vào vở 
GV kiểm tra bài làm của một số HS
GV cho HS làm bài 6 SGK 
a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi
b) Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần.
c) Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần.
Giải
a) a' = 2a ; b' = b ;S = a'.b' = 2a.b = 2ab = 2S
b) a' = 3a ; b' = 3b ;S = 3a.3b = 9ab = 9S
c) a' = 4a ; b' = b ;S' = 4a. b = ab = S
1) Khái niệm diện tích đa giác
Kết luận:
- Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi 1 đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
- Mỗ ... đề bài
Diện tích các hình là S = 3,6 .6
Diện tích hình thoi bằng nửa diện tích hcn
Bài 34 trang128
H
G
F
E
D
C
B
A
Rút kinh nghiệm sau bài học
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 36
 DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I-Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS hiểu công thức tính diện tích các đa giác đơn giản( hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang).Biết cách chia hợp lý các đa giác cần tìm diện tích thành các đa giác đơn giản hơn có công thức tính diện tích 
2. Kỹ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích đa giác, thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích. HS có kỹ năng vẽ, đo hình 
3.Thái độ: GD tính cẩn thận và lòng yêu thích môn học, vận dụng toán học trong thực tế. - Tư duy nhanh, tìm tòi sáng tạo.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ hình.
- HS: Thước, compa thước đo độ
PP - Kỹ thuật dạy học chủ yếu: Giải quyết vấn đề, học hợp tác .
III- Tiến trình bài học trên lớp
1. ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu tính chất của diện tích đa giác? 
HS2: SĐTD về cách tính ( công thức) diện tích các đa giác đã học?
Hai HS lên làm bài
lớp làm vào vở nháp
GV cho lớp nhận xét bài của bạn
GV: Ta đã biết cách tính diện tích của các hình như: diện tích tam giác diện tích hình chữ nhật, diện tích hình thoi, diện tích thang. Muốn tính diện tích của một đa giác bất kỳ khác với các dạng trên ta làm như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài học: DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
1) Cách tính diện tích đa giác
- GV: Cho HS đọc thông tin phần mở đàu bài diện tích đa giác trang 129
HS đọc và tìm hiểu bài 
- GV: Chốt lại: Muốn tính diện tích một đa giác bất kỳ ta có thế chia đa giác thành các tanm giác hoặc tạo ra một tam giác nào đó chứa đa giác. Nếu có thể chia đa giác thành các tam giác vuông, hình thang vuông, hình chữ nhật để cho việc tính toán được thuận lợi.
- Sau khi chia đa giác thành các hình có công thức tính diện tích ta đo các cạnh các đường cao của mỗi hình có liên quan đến công thức rồi tính diện tích của mỗi hình.
Áp dụng
- GV đưa ra hình 150 SGK cho HS đọc yêu cầ VD
GV : Ta chia hình này như thế nào?
HS :
GV : Thực hiện các phép tính vẽ và đo cần thiết để tính hình ABCDEGHI
HS thực hiện theo yêu cầu
- GV chốt lại  vấn đề :Ta phải thực hiện vẽ hình sao cho số hình vẽ tạo ra để tính diện tích là ít nhất
- Bằng phép đo chính xác và tính toán hãy nêu số đo của 6 đoạn thẳng CD, DE, CG, AB, AH, IK từ đó tính diện tích các hình AIH, DEGC, ABGH
- Tính diện tích ABCDEGHI?
Luyện tập : 
G
K
H
E
C
B
A
GV cho HS làm bài 37
- GV treo tranh vẽ hình 152 lên bảng
Cho HS thực hiện đo các độ dài đoạn thẳng trong hình vẽ
HS thực hành đo 
- HS1 trả lời KQ các phép đo cần thiết.
GV cho HS dưới lớp đối chiếu kết quả
- HS2 tính diện tích ABCDE theo các số đo trên
Bài 40 ( Hình 155) 
- GV treo tranh vẽ hình 155 lên bảng
+ Em nào có thể tính được diện tích hồ? 
HS:
+ Nếu các cách khác để tính được diện tích hồ?
1) Cách tính diện tích đa giác
C1: Chia ngũ giác thành những tam giác rồi tính tổng:
SABCDE = SABE + SBEC+ SECD
C2: S ABCDE = SAMN - (SEDM + SBCN)
C3:Chia ngũ giác thành tam giác vuông và hình thang rồi tính tổng
2) Ví dụ
Thực hiện phép đo để tính diện tích đa giác ABCDEGHI?
Hình 150(sgk)
SAIH = 10,5 cm2
SABGH = 21 cm2
SDEGC = 8 cm2
SABCDEGHI = 39,5 cm2
3. Luyện tập tại lớp
Bài 37
S =1090 cm2
Bài 40 ( Hình 155)
C1: Chia hồ thành 5 hình rồi tính tổng
 S = 33,5 ô vuông
C2: Tính diện tích hình chữ nhật rồi trừ các hình xung quanh
Tính diện tích thực
 Ta có tỷ lệ thì diện tích thực là S1 bằng diện tích trên sơ đồ chia cho 
 S1= S : = S . k2
 S thực là: S = 33,5 . (10000)2 cm2 
 = 33,5 ha
Tiết 36: DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I-Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS hiểu công thức tính diện tích các đa giác đơn giản( hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang).Biết cách chia hợp lý các đa giác cần tìm diện tích thành các đa giác đơn giản hơn có công thức tính diện tích 
2. Kỹ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích đa giác, thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích. HS có kỹ năng vẽ, đo hình 
3.Thái độ: GD tính cẩn thận và lòng yêu thích môn học, vận dụng toán học trong thực tế.
 - Tư duy nhanh, tìm tòi sáng tạo.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ hình.
- HS: Thước, compa thước đo độ
PP - Kỹ thuật dạy học chủ yếu: Giải quyết vấn đề, học hợp tác -SĐTD.
III- Tiến trình bài học trên lớp
1. ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu tính chất của diện tích đa giác? 
HS2: SĐTD về cách tính ( công thức) diện tích các đa giác đã học?
Hai HS lên làm bài
lớp làm vào vở nháp
GV cho lớp nhận xét bài của bạn
GV: Ta đã biết cách tính diện tích của các hình như: diện tích tam giác diện tích hình chữ nhật, diện tích hình thoi, diện tích thang. Muốn tính diện tích của một đa giác bất kỳ khác với các dạng trên ta làm như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài học: DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
1) Cách tính diện tích đa giác
- GV: Cho HS đọc thông tin phần mở đàu bài diện tích đa giác trang 129
HS đọc và tìm hiểu bài 
- GV: Chốt lại: Muốn tính diện tích một đa giác bất kỳ ta có thế chia đa giác thành các tanm giác hoặc tạo ra một tam giác nào đó chứa đa giác. Nếu có thể chia đa giác thành các tam giác vuông, hình thang vuông, hình chữ nhật để cho việc tính toán được thuận lợi.
- Sau khi chia đa giác thành các hình có công thức tính diện tích ta đo các cạnh các đường cao của mỗi hình có liên quan đến công thức rồi tính diện tích của mỗi hình.
Áp dụng
- GV đưa ra hình 150 SGK cho HS đọc yêu cầ VD
GV : Ta chia hình này như thế nào?
HS :
GV : Thực hiện các phép tính vẽ và đo cần thiết để tính hình ABCDEGHI
HS thực hiện theo yêu cầu
- GV chốt lại  vấn đề :Ta phải thực hiện vẽ hình sao cho số hình vẽ tạo ra để tính diện tích là ít nhất
- Bằng phép đo chính xác và tính toán hãy nêu số đo của 6 đoạn thẳng CD, DE, CG, AB, AH, IK từ đó tính diện tích các hình AIH, DEGC, ABGH
- Tính diện tích ABCDEGHI?
Luyện tập : 
G
K
H
E
C
B
A
GV cho HS làm bài 37
- GV treo tranh vẽ hình 152 lên bảng
Cho HS thực hiện đo các độ dài đoạn thẳng trong hình vẽ
HS thực hành đo 
- HS1 trả lời KQ các phép đo cần thiết.
GV cho HS dưới lớp đối chiếu kết quả
- HS2 tính diện tích ABCDE theo các số đo trên
Bài 40 ( Hình 155) 
- GV treo tranh vẽ hình 155 lên bảng
+ Em nào có thể tính được diện tích hồ? 
HS:
+ Nếu các cách khác để tính được diện tích hồ?
1) Cách tính diện tích đa giác
C1: Chia ngũ giác thành những tam giác rồi tính tổng:
SABCDE = SABE + SBEC+ SECD
C2: S ABCDE = SAMN - (SEDM + SBCN)
C3:Chia ngũ giác thành tam giác vuông và hình thang rồi tính tổng
2) Ví dụ
Thực hiện phép đo để tính diện tích đa giác ABCDEGHI?
Hình 150(sgk)
SAIH = 10,5 cm2
SABGH = 21 cm2
SDEGC = 8 cm2
SABCDEGHI = 39,5 cm2
3. Luyện tập tại lớp
Bài 37
S =1090 cm2
Bài 40 ( Hình 155)
C1: Chia hồ thành 5 hình rồi tính tổng
 S = 33,5 ô vuông
C2: Tính diện tích hình chữ nhật rồi trừ các hình xung quanh
Tính diện tích thực
 Ta có tỷ lệ thì diện tích thực là S1 bằng diện tích trên sơ đồ chia cho S1= S : = S . k2
 S thực là: S = 33,5 . (10000)2 cm2 
 = 33,5 ha
4, Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Học bài theo tài liệu SGK và HD trên lớp của GV
- Tìm hiểu thêm cách tính diện tích một sô hình trong thực tế
_ Làm bài 38, 39 SGK
Chuẩn bị cho bài : Ôn tập chương II
Tiết 36: ÔN TẬP CHƯƠNG II
I.Mục tiêu : 
1.Kiến thức: HS ống lại các kiến thức đã học trong chương II: các công thức tính diện tích các hình đã học trong chương .
2.Kĩ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích các hình tam giác, tứ giác, đa giác.
3.Thái độ: Có ý thức học tập. Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
II.Chuẩn bị cảu GV và HS:
	*GV: KH bài học, dụng cụ vẽ hình, SĐTD Chương II	
*HS: ÔN bài, dụng cụ vẽ hình
PP – Kĩ thuật dạy học chủ yếu: SĐTD - Học hợp tác - Luyện tập thực hành
III. Tiến trình bài học trên lớp
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài học
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Ôn tập lí thuyết:
GV cho HS các bàn vẽ SĐTD về kiến thức đã học trong chương II
GV gọi hai đại diện lên bảng thuyết trình về SĐTD của nhóm
Các HS của nhóm khácquan sát, nhận xét
GV Đưa SĐTD chuẩn bị sẵn lên bảng phụ để HS tham khảo, GV nhận xét chung SĐTD của cả lớp
- GV chốt lại công thức tính diện tích các hình đã học.
* Luyện tập:
- Cho HS làm bài tập 41( SGK trang 132)
- HS quan sát hình vẽ và làm BT:
- Tính diện tích tam giác DBE;
- Tính diện tích tứ giác EHIK
HS làm bài cá nhân
GV gọi một HS lên giải bài tập
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 35
-Học sinh đọc đề bài 35
- ABD là tam giác gì?
Kẻ AH vuông góc với AD ta suy ra điều gì?
HS: AH = HD, tính được BH theo Pytago
GV: Diện tích hình thoi ABCD tính như thế nào?
- HS: bằng 2 lần SABD.
- Yêu cầu 1 Hs lên bảng trình bày bài làm
+Gv nhận xét, kết luận lời giải bài toán
GV hướng dẫn cách 2. 
GV cho HS đọc đề bài 42 SGK
GV gợi ý cách giải: Bài toán đã cho những dữ kiện nào? Cần tính gì?
HS: trả lời 
GV: Tứ giác ABCD bao gồm những hình nào ghép lại?
HS: Tam giác ABC và tam giác ADC
GV: Tam giác ABC có diện tích bằng diện tích tam giác nào? Vì sao?
HS:
GV gọi một HS lên chữa bài
Lớp làm bài vào vở nháp
GV cho lớp nhận xét bài và KL chung
I. Lý thuyết:
II. Luyện tập:
Bài tập 41( SGK trang 132)
a, Diện tích tam giác DBE là:
 S = DE. BC = . 6. 6,8 
 = 20,4( cm2)
b, Diện tích tứ giác EHIK là:
Theo GT ta có: 
cm
cm
Vậy: 
SCHE = CE . HC : 2 = 3,4 .6:2
 = 10,2cm2
SCIK = CI . KC : 2 = 1,7 . 3: 2
 = 7,65 cm2 
Vậy diện tích tứ giác EHIK là:
S = 10,2 - 7,65 = 2,55 ( cm2)
Bài tập 35 (sgk trang 129)
ABCD là hình thoi nên AB = AD ABD cân, lại có góc A = 600
 ABD là tam giác đều có AH là đường cao nên AH là trung tuyến
AH = HD = 6: 2 = 3 cm
Ta có ABH vuông tại H nên 
BH = = cm
SABD =AD . BH : 2 = 6.: 2
 3. cm2
Vậy S ABCD =2.3. cm2 
 = 6. cm2
Bài 42 SGK trang 132
F
D
C
B
A
AC // BF
Ta có AC // BF nên 
SABC = SAFC
 Suy ra SABC + SADC = SAFC + SADC
Hay SABCD = SADF
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Học bài theo tài liệu SGK, Mỗi HS hoàn thành SĐTD về bài học
- Làm hoàn chỉnh bài tập đã HD trên lớp
- Làm bài tập 43 đến 47 (SGK)
Chuẩn bị cho bài mới: Đọc trước bài Định lí Ta-lét trong tam giác
Rút kinh nghiệm sau bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_hinh_hoc_lop_8_chuong_ii_da_giac_da_gia.doc