I/ Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Học sinh năm được đặt điểm giao thông đường sắt.
2. Kỹ năng : HS biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
3. Thái độ : Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hoặc vật cứng lên tàu.
II/ Chuẩn bị
1. Giáo viên : Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn
Tranh ảnh về đướng sắt, nhà ga, tàu hoả.
Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam.
2. Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông đường sắt.
III/ Các hoạt động dạy và học :
1. Khởi động : (1) Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : Giới thiệu bài
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 2 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT I/ Mục tiêu 1. Kiến thức : - Học sinh năm được đặt điểm giao thông đường sắt. 2. Kỹ năng : HS biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ. 3. Thái độ : Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hoặc vật cứng lên tàu. II/ Chuẩn bị 1. Giáo viên : Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn Tranh ảnh về đướng sắt, nhà ga, tàu hoả. Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam. 2. Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông đường sắt. III/ Các hoạt động dạy và học : Khởi động : (1’) Hát Kiểm tra bài cũ : Bài mới : Giới thiệu bài Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐDDH 8’ 10’ 8’ 5’ Hoạt động 1 : Giới thiệu các loại đường sắt. + Mục tiêu : HS biết được đặc điểm của GTĐS và hệ thống ĐSVN + Cách tiến hành : - GV nêu câu hỏi: + Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy em nào còn biết còn có loại phương tiện nào? + Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào ? + Em hiểu thế nào là đường sắt ? + Em nào đã được đi tàu hoả, em hãy nói sự khác biệt giữa đi tàu hoả và ô tô? - GV dùng tranh tàu hoả, đường sắt để giới thiệu. + Vì sao tàu hoả phải có đường riêng? + Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hoả có thể dừng ngay được không? Tại sao? Hoạt động 2 : Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta. + Mục tiêu : HS biết được nước ta đường sắt đi những đâu. Tiện lợi của GTĐS + Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 : + Em nào biết nước ta có đường sắt đi những đâu, từ Hà Nội đi những tỉnh nào? - GV giới thiệu bản đồ 6 tuyến đường sắt. Giảng : Đường sắt thuận tiện vì chở được nhiểu hành khách và hàng hoá. Người đi tàu không mệt Hoạt động 3 : Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang + Mục tiêu : HS nắm chắc quy định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang, trường hợp có rào và không có rào chắn + Cách tiến hành: - GV hỏi HS: + Khi tàu đến có chuông báo và có rào chắn không? + Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào? - GV giới thiệu biển báo số 210, 211. -GV gọi 2, 3 HS nêu những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt? - Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào? * Kết luận: Không ngồi chơi trên đường sắt, đứng quá gần đường sắt, cố ý chạy qua đường sắt khi có tàu sắp chạy qua. Hoạt động 4: Luyện tập. + Mục tiêu: Củng cố nhận thức về đường sắt và bảo đảm an toàn đường sắt. + Cách tiến hành: - GV phát P cho HS. 1. Đường sắt là đường dùng chung cho các PTGT. £ 2. Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả. £ 3. Khi gặp tàu hoả chạy qua, em đứng cách xa đường tàu 5 m. £ 4. Em có thể ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt. £ 5. Khi tàu sắp đến và rào chắn đã đóng, em lách qua rào chắn để sang bên kia. £ 6. Khi tàu chạy qua đường nơi không có rào chắn, em có thể đứng sát tàu để xem. £ - Tàu hoả. - Đường sắt. - 2, 3 HS trả lời( Làloại đường riêng dành cho tàu hoả.) - Tàu hoả gồm có đầu máy và các toa chở hàng, toa chở khách, tàu hoả chở được nhiều người và hàng hoá. - Tàu hoả gồm có đầu tàu, kéo theo nhiều toa tàu, thành d0oàn dài, chở nặng tàu chạy nhanh. - Tàu không dừng ngay được vì tàu thường rất dài, chở nặng chạy nhanh, khi dừng phải có thời gian để tàu chạy chậm rồi mới dừng. - HS trả lời. GV có thể gợi ý. - HS nhắc lại. - Có - Đứng cách xa rào chắn 1 m, Nếu không có rào đứng cách xa 5 m. - Ngồi chơi trên đường sắt, đứng quá gần đường sắt, cố ý chạy qua đường sắt khi có tàu sắp chạy qua. - Người trên tàu sẽ bị thương do đất đá ném lên tàu. - HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tranh Bản đồ tuyến đường sắt Phiếu Củng cố : (3’) GV yêu cầu HS nhắc lại Giao thông đường sắt. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Ghi nhớ những điều các em vừa học. + Chuẩn bị : Bài 3 Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
Tài liệu đính kèm: