Tuần 1
Tiết 1 – Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu:
+Thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
+Nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải.
- Rèn cho Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
B.Phương pháp và phương tiện học tập:
*.Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Làm theo mẫu
- Vấn đáp gợi tìm
*.Phương tiện:
- SGK
Ngày soạn 15/8/2011 Ngày dạy 17/08/2011 Tuần 1 Tiết 1 – Bài 1: Tôn trọng lẽ phải A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hiểu: +Thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. +Nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải. - Rèn cho Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. - HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. B.Phương pháp và phương tiện học tập: *.Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Làm theo mẫu - Vấn đáp gợi tìm *.Phương tiện: - SGK C.Tổ chức các hoạt động dạy học: *ổn định tổ chức: *Tổ chức dạy bài mới: Gv giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ, cách thức học tập. Hướng dẫn học sinh học tập. HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải. GV chia HS làm 3 nhóm, thảo luận 3 trường hợp trong SGK. HS thảo luận trong 3 phút sau đó cử đại diện trình bày. Nhóm khác bổ sung, sửa chữa. GV khẳng định ý chính trong mỗi trường hợp: - Trường hợp 1: Hành động của Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái. - Trường hợp 2: Nếu thấy ý kiến của bạn đó đúng, em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm em cho là đúng, là hợp lý. - Trường hợp 3: Em cần thể hiện thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. GV chốt: Các cách ứng xử trên là những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. ? Theo em, thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải? Cho HS làm bài tập 3(SGK). ? Tìm thêm các hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em biết. ? Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở những khía cạnh nào? ? Em thấy có cần phải tôn trọng lẽ phải không? ? Vì sao mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải? ? Em cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? HĐ2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. ? Trong các cách giải quyết đó em lựa chọn cách nào? Giải thích tại sao? Yêu cầu: Đặt ra các lượt thoại, phân vai, diễn xuất. GV chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm thảo luận, thảo kịch bản, phân vai và diễn. Cả lớp nhận xét. 1.Thế nào là tôn trọng lẽ phải? - Lẽ phải: những điều đúng đắn, phù hợp đạo lý và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải: công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những điều sai trái. - Phương án đúng: a,c,e. - Không tôn trọng lẽ phải: vi phạm luật giao thông đường bộ(đi hàng ba...), vi phạm nội quy nhà trường(ăn quà vặt, không làm bài tập trước khi đến lớp...). - Thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của con người. - Có. 2.ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải. - Giúp con người có cách ứng xử phù hợp. - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. - Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển. - Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp. *Luyện tập: Bài tập1: - Cách c. Bài tập 2:Em sẽ xử sự như thế nào nếu chứng kiến cảnh bạn em đang cãi nhau với bố mẹ? *Củng cố: Gọi 2 em đọc nôi dung mục II. * Đánh giá: *Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài mới. - Làm bài tập 4,5, nắm được nội dung bài học. - Đọc kỹ bài 2. **************************************************** Ngày soạn 21 / 8 / 2011 Ngày dạy 23 / 8 / 2011 Tuần 2: Tiết 2 Bài 2 Liêm khiết A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu: +Thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. +Vì sao phải sống liêm khiết. +Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì. - Rèn cho HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình. - Giáo dục HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết. B. Phương pháp và phương tiện dạy học: 1)Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề. - Vấn đáp gợi tìm.- Hợp tác 2/Phương tiện - SGK- Bảng phụ C.Tiến trình dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Cho ví dụ. ? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ, cách thức học tập. Hướng dẫn HS học tập: Gv: Cho HS thảo luận nhóm các tình huống trong phần Đặt vấn đề. Cho HS tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết. ? Em cú suy nghĩ gỡ về cỏch xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bỏc Hồ trong những cõu chuyện trờn? ? Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? ? Thế nào là liêm khiết? ? Em thử lấy ví dụ minh hoạ. ? Sống liêm khiết sẽ có tác dụng như thế nào? ? Trong điều kiện hiện nay, theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao? ? Tìm thêm những biểu hiện của lối sống liêm khiết. ? Lấy ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống. ? Muốn sống liêm khiết em cần phải làm gì? ? Những hành vi nào trong các hành vi trên thể hiện tính không liêm khiết? HS đọc yêu cầu của bài tập. ? Em không tán thành những việc làm nào? Vì sao? Gọi HS kể chuyện nói về tính liêm khiết. HS khác nhận xét. *Củng cố: ? Thế nào là Liờm khiết? ? Vỡ sao phải sống Liờm khiết? Tỏc dụng của liờm khiết Gọi 1 em đọc nội dung bài học- phầnII(SGK). I/ Đặt vấn đề - Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. - Đều nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. II/ Nội dung bài học 1) Thế nào là liêm khiết? - Là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi... - HS tự lấy. 2) Vì sao cần phải sống liêm khiết? - Làm cho con người thanh thản, nhận được sự tin cậy, quý trọng của mọi người. - Xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. - Có,vì: +Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự không liêm khiết hoặc liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. +Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết. +Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. - Làm giàu chính đáng, không móc ngoặc, không nhận hối lộ, không làm ăn gian lận... - Làm tú bà, bảo kê cho tú bà hành nghề... 3) Làm thế nào để sống liêm khiết? - Học tập gương tiêu biểu về lối sống liêm khiết. III/ Bài tập Bài tập 1: - Hành vi thể hiện tính không liêm khiết: b,d,e. Bài tập 2: - Không tán thành a,c.Vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết. Bài tập 3: Hs kể - Gv bổ sung nhận xột D. Dặn dò - Học bài cũ - Làm bài tập 4,5. - Xem kỹ bài 3. Ngày soạn 27/ 8 / 2011 Ngày dạy 29 / 8 / 2011. Tuần 3 Tiết 3 Bài 3 Tôn trọng người khác A/ Mục tiêu - Giúp HS hiểu: +Thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. +Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người đều phải tôn trọng lẫn nhau. - Giáo dục HS có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác, đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng mọi người. - Rèn luyện kỹ năng phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. B/ Phương pháp và phương tiện dạy học: 1.Phương pháp: - Hợp tác - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp gợi tìm 2.Phương tiện: - SGK- Bảng C/ Tiến trỡnh dạy - học 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: ? Thế nào là liêm khiết? Vì sao mọi người cần phải sống liêm khiết? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ, cách thức học tập. Hướng dẫn HS học tập: HĐ1: Chia HS thành những nhóm nhỏ để tiến hành thảo luận những biểu hiện của tôn trọng người khác qua mục Đặt vấn đề. +Tiến hành hoạt động: GVyêu cầu các nhóm cử đại diện lên trả lời câu hỏi trong SGK. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Mai: cư xử có văn hoá, đàng hoàng, đúng mực, đáng để chúng ta học tập. - Các bạn của Hải có hành vi chưa đúng, vì chế giễu, châm chọc màu da của bạn là xúc phạm đến danh dự của bạn. - Quân và Hùng có hành vi không đúng: vi phạm nội quy HS, không tôn trọng GV và các bạn. ? Tôn trọng người khác là gì? ? Tìm thêm những hành vi thể hiện tôn trọng người khác ? Tìm những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác. GV: Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hoá kể cả trong trường hợp đấu tranh. ? Theo em, tôn trọng người khác thể hiện ở những khía cạnh nào? ? Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người đều phải tôn trọng lẫn nhau? HĐ2: Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài tập. Gọi 1 HS yếu làm, HS khác nhận xét. Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài tập. Cho 2 em làm, cả lớp nhận xét. ? Đề bài yêu cầu điều gì? GV gợi ý: Tìm những tình huống xảy ra trong cuộc sống quanh em như ở trường, ở nhà, ở ngoài đường với những cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người. *Củng cố: Gọi hs đọc nội dung bài học. 1.Thế nào là tôn trọng người khác? - Là sự đánh giá đúng mức, cọi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người. - Không chen ngang khi người khác đang phát biểu, giữ trật tự khi vào bệnh viện, ngả mũ khi gặp đám tang... - Nhại theo người bị khuyết tật, trêu chọc người già, cười cợt, trêu chọc nhau trong đám tang... - ở mọi lúc, mọi nơi, cả trong cử chỉ, thái độ, hành động và lời nói. 2. Vì sao phải tôn trọng người khác? - Có như vậy mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. - Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. *Luyện tập: Bài tập 1:Những hành vi thể hiện rõ sự tôn trọng người khác: a,g i. Bài tập 2: - Không tán thành a, vì tôn trọng người khác càng làm tăng lên giá trị của chính mình. - Tán thành b,c, vì đó là chân lý. Bài tập 3: - ở lớp: hát theo yêu cầu của quản ca trong giờ sinh hoạt 15 phút. - ở nhà: không cãi lại cha, mẹ; không chê bai một việc gì đó của ông bà. - ở ngoài đường: không la hét, cười hô hố trên đường nhất là buổi trưa khi mọi người đang nghỉ. C/ Dặn dò: - Làm bài tập 4, nắm vững nội dung bài học. - Xem kỹ bài 4. ------------------------&----------------------- Ngày soạn 06 / 9 / 2011 Ngày dạy 08 / 9 / 2011 Tuần 4: Tiết 4 Bài 4. Giữ chữ tín A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu: +Thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín. +Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải giữ chữ tín. - Giáo dục HS có mong muốn và rèn luyện theo gương những người biết giữ chữ tín. - Rèn luyện kỹ năng phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. B. Phương pháp và phương ... c do BGH nhà trường xử lí, căn cứ vào nội quy của nhà trường để xử lí. - Hành vi: đánh nhau với các bạn trong trường cơ quan nhà nước có thẩm quỳên xử lí, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình để xử lí thích đáng. - Đánh nhau với các bạn. Bài tập 3: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau Em thuận, anh hoà là nhà có phúc. - Đạo đức xã hội. - Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan nhà nước xử phạt những sẽ bị dư luận xã hội lên án. - Có vì đây là quy định của pháp luật. Bài tập 4: - Cơ sở hình thành: + Đạo đức: đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguỵên vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ. + Pháp luật: do nhà nước ban hành. - Hình thức thể hiện: + Đạo đức: các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn + Pháp luật: Các văn bản luật như bộ luật, luật, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, - Biện pháp bảo đảm thực hiện: + Đạo đức: Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội. + Pháp luật: Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm. * Củng cố: GV khái quát lại toàn bộ bài học. * Đánh giá giờ học: * Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài học. - Sưu tầm những mẩu chuyện về những tấm gương bảo vệ pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. ***************************** Ngày soạn 21/04/2012 Ngày dạy 23/04/2012 Tiết 33 ôn tập học kì II A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hệ thống hoá, khái quát hoá những kiến thức cơ bản đã học ở học kì II. B. Tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức: * Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Hướng dẫn HS học tập. ? ở học kì II, em đã được học những bài nào? ? Trong các bài đã học, có bài nào, có vấn đề gì em chưa hiểu, cần giải đáp thêm? ? Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần phải chú ý điều gì? ? Vì sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo đúng quy định của pháp luật? ? Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước. Điều đó thể hiện như thế nào? ? Tại sao xã hội phải có pháp luật? ? Bản chất của pháp luật nước ta là gì? ? So sánh pháp luật và đạo đức. Cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm. ? Hãy khoanh tròn chữ Đ hoặc S nếu các câu sau đúng hoặc sai: a. Tự do ngôn luận là ai muốn nói gì thì nói. Đ S b. Tự do ngôn luận thể hiện quyền làm chủ nhà nước, xã hội của công dân. Đ S c. Trẻ em không có quyền tự do ngôn luận. Đ S d. Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật. Đ S ? Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể sử dụng quyền khiếu nại, trường hợp nào có thể sử dụng quyền tố cáo? a. Hùng tình cớ phát hiện một tụ điểm tiêm chích ma tuý. b. Chị Vân bị giám đốc công ty cho nghỉ việc mà không giải thích rõ lí do. c. Lan biết người lấy cắp chiếc xe đạp của bạn An cùng lớp. d. Tùng đi xe đạp vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông phạt quá mức quy định. - Phòng chống tệ nạn xã hội. - Phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. - Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. - Quyền tự do ngôn luận. - Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - HS nêu. - Khách quan, trung thực, cẩn trọng. - Đêt tránh tình trạng sử dụng quyền tự do ngôn luận vào mục đích xấu - Các văn bản luật khác phải dựa vào hiến pháp ,không được trái với quy định của hiến pháp. - Bài 21. - Bài 21. - Bài tập 4, bài 21. a. Hiến pháp do chính phủ xây dựng. Đ S b. Mọi văn bản pháp luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp. Đ S c. Hiến pháp do quốc hội xây dựng. Đ S d.Một số văn bản pháp luật có thể trái với hiến pháp. Đ S - a, c: tố cáo. - b, d: khiếu nại. * Củng cố: GV khái quát chủ đề các bài đã học ở học kì II. * Đánh giá giờ học: * Dặn dò: - Tự ôn tập tiết sau kiểm tra học kì. ****************************************************************** Ngày soạn 04/5/2012 Ngày dạy 06/5/2012 Tiết 34 kiểm tra học kì II A. Mục tiêu cần đạt: - Đề ra sát chương trình, phù hợp với đối tượng. - Coi thi nghiêm túc, chấm chữa bài kịp thời, khách quan, chính xác. B. Ma trận và đề ra: I. Ma trận: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. 1 1 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 1 1 Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 1 1 Tổng số câu Tổng số điểm 1 2 1 3 1 5 3 10 II. Đề ra: Câu 1 (2 điểm): Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng là gì? Cho ví dụ. Câu 2 (3 điểm): Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, điều đó thể hiện như thế nào? Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng nên? Câu 3 (5 điểm): Theo em, vì sao xã hội phải có pháp luật? Bản chất của pháp luật nước ta là gì? C. Đáp án và biểu điểm: Câu 1: Học sinh nêu được: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. Khi được giao quản lí, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. (1 điểm) HS lấy được ví dụ cụ thể. (1 điểm). Câu 2: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, điều đó có nghĩa: Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với hiến pháp. (2 điểm) Hiến pháp do Quốc hội xây dựng. (1 điểm). Câu 3: Trong xã hội cần phải có pháp luật vì pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, quản lí xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là phương tiện phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. (2,5 điểm). Bản chất của pháp luật nước cộng hoà XNCH Việt Nam là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quỳên làm chủ của nhân dân VN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (2,5 điểm). D. Tiến hành các hoạt động dạy – học: * ổn định tổ chức: * Giao đề * Yêu cầu làm bài: - Không trao đổi, không đi lại lộn xộn, không nhìn bài bạn, không cho bạn nhìn bài. - Bài làm sạch sẽ, không tẩy xoá. - Nghiên cứu kĩ trước khi làm bài. - Nạp bài đúng thời gian quy định. * Thu bài: Hết giờ GV thu bài về chấm. * Dặn dò: Tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội trên địa bàn Quỳ Hợp. ***************************************************************** Ngày soạn 09/5/2012 Ngày dạy 11/5/2012 Tiết 35 thực hành, ngoại khoá A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm được tầm quan trọng của hệ thống giao thông, đặc điểm của hệ thống giao thông Quỳ Hợp, tình hình tai nạn giao thông ở đây và nguyên nhân xảy ra tai nạn. HS thấy được những tệ nạn xã hội đang phổ biến ở Quỳ Hợp nói chung và Tam Hợp nói riêng, tác hại và thái độ đối với các tệ nạn đó. - Giáo dục HS có ý thức tôn trọng luật lệ an toàn giao thông, tránh xa các tệ nạn xã hội. B. Tiến hành các hoạt động dạy – học: * ổn định tổ chức: * Trả và chữa bài kiểm tra học kì: * Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Hướng dẫn HS học tập. HĐ 1: ? Theo em, hệ thống giao thông nói chung có tầm quan trọng như thế nào? ? Hệ thống giao thông vận tải bao gồm những đường giao thông nào? ? ở Quỳ Hợp có những đường giao thông nào? ? Qua sự quan sát, em có nhận xét gì về đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ huyện ta? GV cung cấp. ? Qua tìm hiểu em có kết luận như thế nào về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện ta hiện nay? ? Những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông? ? Làm thế nào để giảm được tai nạn giao thông? Tiết 35: HĐ 2: ? Kể tên những tệ nạn xã hội đang thịnh hành ở địa phương ta. ? Em đã từng chứng kiến hay nghe kể lại một tệ nạn nào xảy ra cụ thể chưa? Hãy thuật lại. ? Những tệ nạn đó đã dẫn đến những hậu quả như thế nào? GV đọc cho HS nghe bài báo “Khi quán cà phê đen về làng”. ? Làm thế nào để tránh không sa vào các tệ nạn đó? I. Tình hình trật tự an toàn giao thông ở Quỳ Hợp 1. Tầm quan trọng của hệ thống giao thông: - GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao đời sống của mọi người. GTVT có quan hệ chặt chẽ với mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Bao gồm: + Giao thông đường bộ + Giao thông đường sắt + Đường sông + Hàng hải + Hàng không - Đường bộ và đường sông 2. Đặc điểm của hệ thống giao thông Quỳ Hợp: a) Đặc điểm hệ thống giao thông đường bộ: - Có tổng chiều dài: km, được chia thành: quốc lộ km, đường tỉnh: km, đường giao thông nông thôn km, đường chuyên dùng km. - Về chất lượng: còn nhiều đường hẹp và xấu chưa được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó có nhiều con đường đã được bê tông hoá rất khang trang, sạch sẽ. Đường quốc lộ và đường tỉnh đang thi công, nhiều đoạn đã hoàn thành đạt tiêu chuẩn. b) Đặc điểm của hệ thống giao thông đường sông: - Sông nhỏ, ngắn, mùa mưa nước chảy xiết, mùa cạn khô kiệt -> vận tải đường sông không phát triển. 3. Tình hình tai nạn giao thông: - Ngày càng gia tăng trở thành vấn đề bức xúc của mọi người. Hằng năm, tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng chục người và thiệt hại hàng chục triệu đồng. 4. Nguyên nhân xảy ra tai nạn: - Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu; uống rượu bia; lấn đường; đi hàng ba, hàng tư; rẽ bất ngờ trước đầu xe không làm tín hiệu; lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính; đá bóng, đùa nghịch dưới lòng đường - Do phương tiện giao thông đã quá hạn sử dụng hoặc gặp sự cố. - Do đường sá hẹp, xấu. - Trước hết ngươif tham gia giao thông phải hiểu biết và chấp hành tốt những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. II. Tệ nạn xã hội ở địa phương: 1. Các tệ nạn phổ biến: - Cờ bạc, mại dâm, ma tuý, trộm cắp. - HS kể. 2. Hậu quả: - Nhiều gia đình tan nát, con mất cha, vợ mất chồng. Nhiều gia đình không hạnh phúc do phải mất người thân. - Kinh tế gia đình sa sút, làm mất an ninh trật tự, mất tình làng nghĩa xóm 3. Biện pháp phòng tránh: - Tìm đến những trò chơi lành mạnh. - Tránh xa các tụ điểm có các tệ nạn. - Làm việc có kế hoạch - Luôn sống và làm việc có suy nghĩ, tuân theo quy định của pháp luật. * Củng cố: GV lưu ý HS về tệ nạn xã hội và việc HS đánh điện tử, tác hại của chúng. * Đánh giá giờ học: * Dặn dò: Nắm vững nội dung chương trình GDCD lớp 8. *************************************************************** Hết chương trình.
Tài liệu đính kèm: