Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Tiêu hóa - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Thắm

Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Tiêu hóa - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Thắm

I. MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ.

1. Các bài học liên quan của chủ đề

- Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

 - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

 - Bài 26: Thực hành tìm hiểu họat động của enzim trong nước bọt

 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày.

- Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non.

- Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.

- Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa.

Cấu trúc logic nội dung của chủ đề.

2.1. Cơ sở khoa học:

2.1.1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

2.1.1.1. Thức ăn và sự tiêu hóa

2.1.1.2. Các cơ quan tiêu hóa

2.1.2. Tiêu hóa ở khoang miệng

 

doc 23 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Tiêu hóa - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA
MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ.
Các bài học liên quan của chủ đề
- Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
	- Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
	- Bài 26: Thực hành tìm hiểu họat động của enzim trong nước bọt	
	- Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày. 
- Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non. 
- Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
- Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa.
Cấu trúc logic nội dung của chủ đề.
2.1. Cơ sở khoa học:
2.1.1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
2.1.1.1. Thức ăn và sự tiêu hóa
2.1.1.2. Các cơ quan tiêu hóa 
2.1.2. Tiêu hóa ở khoang miệng
	2.1.2.1. Tiêu hóa ở khoang miệng
	2.1.2.2. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
	2.1.3.	Tìm hiểu họat động của enzim trong nuớc bọt	
2.1.3.1. Chuẩn bị
	2.1.3.2. Nội dung và cách tiến hành
	2.1.4. Tiêu hóa ở dạ dày
	2.1.4.1. Cấu tạo dạ dày
	2.1.4.2. Tiêu hóa ở dạ dày
	2.1.5 Tiêu hóa ở ruột non.
	2.1.5.1 Cấu tạo ruột non.
	2.1.5.2 Tiêu hóa ở ruột non.
	2.1.6 Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
	2.1.6.1 Hấp thụ chất dinh dưỡng.
	2.1.6.2 Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
	2.1.6.3 Thải phân.
	2.1.7 Vệ sinh tiêu hóa.
	2.1.7.1 Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
	2.1.7.2 Các biện pháp bảo vệ cho hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại và đảm bão sự tiêu hóa có hiệu quả.
2.2. Vận dụng thực tiễn:
2.2.1. Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”
2.2.2. Tại sao những người bị viêm lóet dạ dày không nên ăn nhiều chất chua?
2.2.3. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
2.2.4 Thử thiết lập kế họach để hình thành thói quen ăn uống khoa học mà em chưa có
CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI CỦA CHỦ ĐỀ
 1. Các năng lực chung
Năng lực tự học
 HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là: 
 + Kĩ năng quan sát tranh
 + Kỹ năng đưa ra định nghĩa 
+ Kỹ năng phân biệt được các bộ phận nào thuộc cơ quan nào trong ống tiêu hóa hay tuyến tiêu hóa
+ Kỹ năng phân biệt biến đổi lí học hay biến đổi hóa học của thức ăn ( liên môn hóa học )
+ Năng lực tự học (tìm kiếm kiến thức liên môn)
+ Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh
+ Năng lực giao tiếp
+ Xác định vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể.
+ Phân biệt được tiêu hóa về mặt lí học và hóa học xảy ra khoang miệng, dạ dày và ở ruột non.
+ Xác định được các lọai enzim tiêu hóa có trong khoang miệng, dạ dày, ruột non để tiêu hóa các lọai thức ăn là protein, gluxit, lipit thành 
những chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được là đường đơn, axit amin, axit béo, glyxerin.
+ Tiêu hóa, hấp thụ các các chất cũng như thải bỏ những chất hại có vai trò quan trọng trong đời sống con người
+ Nêu được vai trò của gan trong việc hấp thụ các chất vào cơ thể.
+ Thấy được giá trị và mặt tác hại một số lọai chất trong thức ăn khi đưa vào cơ thể. 
+ Nêu được nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. 
+ Quan sát thực tế ở địa phương, thông tin từ cơ quan y tế địa phương tỉ lệ người bị mắc bệnh về tiêu hóa.
+ Xác định được một số biện pháp để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại
Kỹ năng lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề: TIÊU HÓA
b. Năng lực giải quyết vấn đề
- Dự đoán hậu quả xảy ra nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Dự đoán được hậu quả xảy ra khi gan bị xơ, không còn làm tốt được vai trò của nó nữa
c. Năng lực tư duy sáng tạo
 - Giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ “nhai kỹ no lâu” 
 - Giải thích được chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
 - Giải thích được tại sao ta có thể bị đau ruột thừa
Năng lực tự quản lý 
 - Giải quyết vấn đề tại sao ông bà ta thường nhắc nhở khi ăn uống không được cười đùa
 e. Năng lực giao tiếp
 - Tuyên truyền bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác hân có hại
Năng lực hợp tác
	- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu...
Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
	- HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo,
	- Trình chiếu ppt báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hiện website
2. Các năng lực chuyên biệt.
a.- Quan sát: 
	 - Quan sát và xác định được tranh ảnh về cấu tạo các cơ quan trong hệ tiêu hóa: các cơ quan trong ống tiêu hóa, các cơ quan trong tuyến tiêu hóa.
- Quan sát thực tế địa phương để thấy được tỉ lệ người bị mắc bệnh về tiêu hóa ở địa phương.
b.- Xử lý và trình bày số liệu
- HS thu thập, xử lý và trình bày số liệu rõ ràng, dễ hiểu về tỉ lệ người bị mắc bệnh về đường tiêu hóa ở địa phương.
c.- Đưa ra các định nghĩa
- Đưa ra định nghĩa quá trình tiêu hóa
d.- Đưa ra các tiên đoán
- Dự đoán hậu quả xảy ra nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Dự đoán được hậu quả xảy ra khi gan bị xơ, không còn làm tốt được vai trò của nó nữa
 e -Tìm kiếm mối quan hệ 
Thấy được mối quan hệ giữa biến đổi lí học và biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa .
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP/THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các NL hướng tới trong chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
Nội dung 1: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Phát biểu được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về 2 mặt.
Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng biến đổi thức ăn của các cơ quan tiêu hóa.
Giải thích được các chất cần thiết cho cơ thể như nước, muối khóang, các lọai vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải qua những họat động nào
Các chất cần thiết cho cơ thể như nước, muối khóang còn có thể được đưa vào cơ thể bằng những con đường nào nữa không, ngòai ăn và uống
NL tự học
NL giải quyết vấn đề
NL sáng tạo
Kĩ năng quan sát tranh
Nội dung 2: Tiêu hóa ở khoang miệng
Nêu được cấu tạo khoang miệng , các cơ quan trong khoang miệng
Phân tích được sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, biến đổi về mặt cơ học và hóa học nhờ enzim tiết ra từ nước bọt.
Giải thích được tại sao khi nhai một mẫu cơm hay bánh mì trong miệng một lúc sau ta cảm thấy có vị ngọt. Giải thích được lời khuyên tại sao khi ăn uống ta không được cười đùa.
-Giải thích được nghĩa đen của câu thành ngữ “Ăn kỹ, no lâu”
-Kỹ năng đưa ra định nghĩa (liên môn Hóa)
- Kỹ năng vận dụng kiến thức phân tích và giải thích các hiện tượng thực tế, khoa học.
- NL tự học (tìm kiếm kiến thức liên môn)
- NL giải quyết vấn đề phát sinh
- NL giao tiếp
Nội dung 3:
Tìm hiểu họat động của enzim trong nước bọt
Nêu được vai trò của nước bọt đối với sự tiêu hóa thức ăn
Hiểu được điều kiện môi trường và nhiệt độ cần thiết cho sự họat động của enzim trong nước bọt
Làm được thí nghiệm như sách giáo khoa
giải thích được vì sao các ống nghiệm còn lại trong thí nghiệm này không cho được kết quả hợp lí
- Đưa ra vai trò của nước bọt đối với sự tiêu hóa thức ăn
- Kỹ năng làm thí nghiệm
- Kỹ năng quan sát kết quả thí nghiệm và giải thích
- Giải thích vai trò nhiệt độ cơ thể đối với sự tiêu hóa thức ăn
Nội dung 4: Tiêu hóa ở dạ dày
Phát biểu được cấu tạo của dạ dày và qúa trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày
- Trình bày sự biến đổi thức ăn trong dạ dày về mặt cơ học và hóa học
Hãy cho biết với một khẩu phần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những lọai thức ăn nào được tiêu hóa tiếp
- Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ.
- Kỹ năng quan sát tranh để tìm ra cấu tạo, biết cấu tạo phù hợp chức năng.
- Kỹ năng , năng lực phân tích 
Nội dung 5: Tiêu hóa ở ruột non
 - Biết được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non như thế nào
- Hiểu được đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa hóa học
- Biện pháp khoa học để giúp sự tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. 
- Phân tích được với một khẩu phần ăn uống đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì 
- Giải thích được một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
- Kỹ năng quan sát tranh để tìm ra cấu tạo, biết cấu tạo phù hợp chức năng.
- Kỹ năng phân tích
- Năng lực dự đoán hậu quả xảy ra ở tình huống vận dụng cao
Nội dung 6: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- Biết được ruột non là cơ quan làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Trình bày được cấu tạo của ruột non rất phù hợp với việc hấp thụ.
Hiểu được vai trò của gan
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học.
- Giải thích được vai trò của chất xơ trong quá trình tiêu hóa thức ăn
Vận dụng thực tế để xây dựng thói quen ăn uống tự bảo vệ hệ tiêu hóa của bản thân
- Kỹ năng quan sát tranh ảnh tìm ra thông tin.
-Năng lực vận dụng hiểu biết kiến thức về cấu tạo, chức năng để tìm ra cơ sở khoa học, giải thích các hiện tượng khoa học.
- Năng lực giao tiếp, vận động mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình, phòng tránh bệnh về gan.
Nội dung 7: Vệ sinh tiêu hóa
- Nêu được các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh
-Cho ví dụ minh họa các giá trị sử dụng của thực vật.
- Giải thích vai trò của thực vật v hấp thụới đời sống con người.7.2
-Hiểu được cơ sở khoa học của các thói quen ăn uống.
- Xây dựng thói quen ăn uống tự bảo vệ hệ tiêu hóa của bản thân
- Thu thập thông tin về số liệu và thống kê được tỉ lệ người bị mắc bệnh về tiêu hóa ở địa phương.
- Thấy được giá trị và mặt tác hại một số lọai thức ăn.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Năng lực hợp tác, lắng nghe, tích cực.
 HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI- BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Bài tập 1.
Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? (NB). 
Cấu tạo của khoang miệng phù hợp với chức năng biến đổi thức ăn trong khoang miệng như thế nào? (TH) 
Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa ? (NB)
Quá trình tiêu hóa gồm những họat động nào? ( NB)
Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở hình 24-3 vào các cột tương ứng ở bảng 24.( TH)
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
6. Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khóang, các lọai vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những họat động nào của hệ tiêu hóa. (VD thấp)
Bài tập 2.
Cấu tạo khoang miệng? (NB)
Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao? (VD thấp )
Từ những thông tin em biết hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25 (TH)
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Các họat động tham gia
Các thành phần tham gia họat động
Tác dụng của họat động
Biến đổi lí học
Biến đổi hóa học
Nuốt diễn ra nhờ họat động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? (NB)
Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào? (TH)
Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không? (TH)
Tại sao ông bà ta thường nhắc nhở: Khi ăn uống không được cười đùa? (VD thấp)
Hãy giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” (VD cao)
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những lọai chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? ( VD thấp)
Bài tập 3. 
Enzim trong nước bọt có tên là gì? (NB)
Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột? (NB)
Enzim trong nước bọt họat động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào? (TH)
So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường? ( VD thấp)
So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm họat động của enzim trong nước bọt? ( VD cao)
Bài tập 4. 
Tình bày các đặc điểm cấu tạo chủ tếu của dạ dày? ( NB)
 Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đóan xem ở dạ dày có thể diễn ra các họat động tiêu hóa nào? ( TH)
Từ những thông tin trên , hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27 (TH).
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các họat động tham gia
Các thành phần tham gia họat động
Tác dụng của họat động
Biến đổi lí học
Biến đổi hóa học
Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ họat động của các cơ quan, bộ phận nào? (NB)
Lọai thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào? (TH)
Thử giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? ( VD cao )
Với khẩu phần ăn uống đầy đủ các chất , sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những lọai thức ăn nào trong thức ăn cần được 
tiêu hóa tiếp? (VD thấp)
Bài tập 5. 
Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non. ( NB)
Căn cứ vào những thông tin trên, có thể dự đóan xem ở ruột non có thể diễn ra các họat động tiêu hóa nào? (TH)
Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào? (NB)
Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những lọai chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào? (NB)
Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì? ( TH )
Với một khẩu phần ăn uống đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì? ( VD thâp)
Một người bị triệu chứng thiếu Axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào? (VD cao)
Lớp cơ ở thành ruột non có mấy lọai cơ? (NB)
3 lọai	b. 2 lọai	c. 4 lọai
Sản phẩm biến đổi hóa học của lipit là: (TH)
Đường đơn.	b. glixerin	c. Axit amin	d. Axit béo và glixerin.
Bài tập 6
Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó? (NB)
Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? (TH)
Liệt kê các chất dinh dưỡng được vận chuyển về tim rồi theo hệ tuần hòan tới các tế bào của cơ thể vào các cột phù hợp trong bảng 29. (NB)
Các chất dinh dưỡng được vận chuyển và hấp thụ theo đường máu
Các chất dinh dưỡng được vận chuyển và hấp thụ theo bạch huyết
Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim? (TH)
Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì? (TH)
Vai trò của chất xơ trong quá trình tiêu hóa là gì? ( VD thấp) 
Hãy thử phát biểu về thói quen ăn uống tự bảo vệ hệ tiêu hóa của bản thân ( VD cao)
 Bài tập 7. 
Hãy liệt kê các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ ảnh hưởng của nó theo bảng sau: (TH)
Tác nhân
Cơ quan hoặc họat động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? (NB)
Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? ( NB )
Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả? ( VD thấp)
Thử nhớ lại xem trong quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi những tác nhân có hại nào? Mức độ tác hại tới đâu đối với hệ tiêu hóa, liệt kê vào bảng 30- 2 ( VD cao)
Năm
Tác nhân gây hại
Mức độ ảnh hưởng
Hãy thử thiết lập kế họach để hình thành một thói quen ăn uống khoa học mà em chưa có.( VD thấp)
Hãy thống kê tỉ lệ người bị mắc bệnh về đường tiêu hóa ở địa phương em. ( VD cao)

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_sinh_hoc_8_chu_de_tieu_hoa_nam_hoc_2022.doc