Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Da - Trịnh Kim Tuyến

Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Da - Trịnh Kim Tuyến

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1. Tên chuyên đề: Chương VIII. DA

2. Số tiết: 2

3. Đối tượng

Chuyên đề này gồm

+ Bài 41. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

+ Bài 42. VỆ SINH DA

4. Chuẩn bị của GV và HS

GV: phóng to các hình SGK, phiếu học tập

 HS: xem trước nội dung bài, tài liệu tham khảo.

II. NỘI DUNG- CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

 BÀI 41. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

 Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.

BÀI 42. VỆ SINH DA

Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.

 

docx 8 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Da - Trịnh Kim Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: 22, 23
Ngày dạy: Từ ngày đến ngày TiếT PPCT: 45,46
CHỦ ĐỀ: DA
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Tên chuyên đề: Chương VIII. DA
Số tiết: 2
Đối tượng
Chuyên đề này gồm 
+ Bài 41. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
+ Bài 42. VỆ SINH DA
4. Chuẩn bị của GV và HS
GV: phóng to các hình SGK, phiếu học tập
 HS: xem trước nội dung bài, tài liệu tham khảo.
II. NỘI DUNG- CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
 BÀI 41. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
 Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
BÀI 42. VỆ SINH DA
Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.
 III. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ tranh, mô hình.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng sống:
+ Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát mô hình để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của da; những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến da.
+ Kĩ năng tự nhận thức: không nên lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày.
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
+ Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
- Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề: các biện pháp khoa học để bảo vệ da.
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ da tránh da bị xây xác hoặc bị bỏng.
 4. Hình thành năng lực
- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực vận dụng kiến thức vào
* Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quản lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực quan sát; năng lực tìm mối liên hệ; năng lực so sánh; năng lực tri thức sinh học; năng lực đưa ra các định nghĩa.
IV. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÁC LOẠI CÂU HỎI THEO THANG NĂNG LỰC
Nội dung 
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da
Nêu được cấu tạo của da và chức năng của da
Chỉ được cụ thể các lớp trên tranh cấu tạo của da
Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của da
Giải thích tại sao lông mày cứng, chắc.
Giải thích hiện tượng bong da tự nhiên
Giải thích sự ảnh hưởng của thời tiết đến sắc tố da
Giải thích hiện tượng nốt ruồi, mụn cóc, nám da,..
Có nên nhổ lông mày, kẻ chân mày tạo dáng hay không?
Bài 42. Vệ sinh da
Nhận biết tác hại của da bẩn
Nêu một số bệnh ngoài da
Nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da
Đưa ra các cách bảo vệ da hiệu quả
Biện pháp phòng chống bệnh ngoài da.
Giải thích vì sao không nên dùng tay nặn mụn trứng cá
Giải thích vì sao không lạm dụng mỹ phẩm, xăm chân mày,
Giải thích tắm nắng hợp lí ở trẻ em chống bệnh còi xương
Giải thích tập thể dục tăng sức chịu đựng và giúp da săn chắc.
V. BIÊN SOẠN CÂU HỎI- BÀI TẬP THEO MỨC ĐỘ
1. Nhận biết:
- Trình bày cấu tạo của da trên sơ đồ?
- da có những chức năng gì?
- Da bẩn và xây xát có hại như thế nào?
- Nêu các hình thức và rèn luyện da?
2. Thông hiểu:
- Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của da?
- Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
- Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
3. Vận dụng thấp:
 - Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt thì không thấm nước?
- vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo?
- Giải thích vì sao không nên dùng tay nặn mụn trứng cá?
4. Vận dụng cao:
- Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không? Vì sao?
- Tại sao cần cho trẻ em tắm nắng? Tắm nắng vào thời gian nào là tốt nhất?
- Từ các nguyên nhân bị bỏng, đề ra các biện pháp phòng tránh. Tìm hiểu và ghi chép các biện pháp sơ cứu khi bị bỏng nhẹ?
- Khi tranh luận về các rèn luyện da. Bạn Nam cho rằng phải tắm nước nóng ấm, còn bạn Lan phải tắm nước lạnh. Theo em, em rèn luyện theo cách nào? Vì sao? 
VI. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
Gv đặt câu hỏi: Cơ thể con người được bao bọc bởi một lớp da và da cũng chính là bộ phận chiếm diện tích lớn nhất của toàn cơ thể. 
Cơ quan nào đóng vai trò chính trong hoạt động điều hòa thân nhiệt. Da còn có chức năng gì khác và có cấu tạo như thế nào ? Một số bệnh ngoài da như lác, lang ben, hắc lào, ghẻ lở vậy những bệnh này do đâu mà có? Có những biện pháp nào để phòng chống các bệnh đó? Chủ đề hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những vấn đề trên.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
BÀI 41. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
Hoạt động 1 (18’)
Tìm hiểu cấu tạo của da
Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của da gồm mấy lớp mỗi lớp gồm có những bộ phận nào.
Phương pháp: trực quan, vấn đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình, đọc kĩ chú thích à trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo của da gồm mấy lớp?
+ Mỗi lớp gồm những bộ phận nào?
+ Vì sao da luôn mềm mại và không thấm nước khi bị ướt?
+ Da có phản ứng như thế nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh?
+ Nhờ đâu ta cảm nhận được nóng lạnh, cứng mềm,?
+ Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS chỉ trên mô hình và nêu tên các bộ phận của da.
- Dựa vào thông tin và chú thích trong hình à trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo của da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ.
+ Dựa vào chú thích trong hình trả lời.
+ Do trên da có nhiều tuyến nhờn tiết dịch nhờn.
+ Khi trời nóng, tăng sự tỏa nhiệt. Khi trời lạnh, giảm sự tỏa nhiệt.
+ Nhờ dưới da có cơ quan thụ cảm và dây thần kinh.
+ Cách nhiệt, giảm tác động cơ học và dự trữ năng lượng.
- Theo dõi, ghi bài.
- 2à3 HS lên chỉ trên mô hình.
I. Cấu tạo của da:
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
Hoạt động 2 (14’)
Tìm hiểu chức năng của da
Mục tiêu: HS nêu được chức năng của da và những đặc iểm cấu tạo phù hợp với chức năng đó.
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Yêu cầu chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 à6 HS)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK phần II.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét chung và chốt lại kiến thức.
- GD ý thức giữ vệ sinh da.
- Chia nhóm theo yêu cầu.
- Dựa vào sự hiểu biết của mình thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện các nhóm trả lời:
1. Bảo vệ, bài tiết, điều hòa thân nhiệt, cảm giác.
2. Do cấu tạo gồm nhiều phần.
3. Cơ quan thụ cảm và tuyến mồ hôi.
4. Bằng cách co dãn các mạch máu dưới da, tăng tiết mồ hôi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, ghi bài.
- Theo dõi, ghi nhớ.
II. Chức năng của da:
- Bảo vệ.
- Bài tiết.
- Điều hòa thân nhiệt.
- Tiếp nhận kích thích.
- Tạo vẻ đẹp cho con người.
Bài 42. VỆ SINH DA
 Hoạt động 1 (10’)
Tìm hiểu cách bảo vệ da
Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ da, giải thích được tác hại của da bẩn và da ị xây xác.
Phương pháp: vấn đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Mời 1 HS đọc thông tin SGK phần I.
- Nêu câu hỏi:
+ Da bẩn có hại như thế nào?
+ Vì sao da bẩn là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển?
+ Da bị xây xát có hại như thế nào?
- Nhận xét, kết luận. 
- Đọc thông tin. Lớp theo dõi.
- Thảo luận trả lời:
+ Là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển sẽ gây ngứa và một số bệnh ngoài da khác.
+ Da bẩn khả năng diệt khuẩn giảm do chất nhờn tiết ra ít.
+ Là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
- Theo dõi, ghi bài.
I. Bảo vệ da:
- Da bẩn:
+ Là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
+ Hạn chế hoạt động của tuyến nhờn và tuyến mồ hôi.
- Da bị xây xát là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
Hoạt động 2 (13’)
Tìm hiểu cách rèn luyện da
Mục tiêu: HS nêu được các hình thức và các nguyên tắc rèn luyện da.
Phương pháp: vấn đáp,thảo luận nhóm.
- Yêu cầu chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu.
- Treo bảng phụ (kẻ sẵn nội dung thảo luận) à yêu cầu đại diện 1 nhóm lên hoàn thành bảng.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét và nêu đáp án chuẩn: 1, 4, 5, 9, 10.
- Chia nhóm theo yêu cầu.
- Nhận phiếu.
- Thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm lên hoàn thành bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi và tự ghi bài.
II. Rèn luyện da:
- Tắm nắng lúc 8h à 9h
- Tập chạy buổi sáng.
- Thể thao buổi chiều.
- Xoa bóp.
- Lao động chân tay vừa sức.
Hoạt động 3 (9’)
Tìm hiểu biện pháp phòng chống bệnh ngoài da
Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp phòng chống các bệnh ngoài da.
Phương pháp: vấn đáp.
- Mời 1 HS đọc thông tin SGK Phần III.
- Nêu câu hỏi:
+ Để phòng chống bệnh ngoài da, ta cần làm gì?
+ Khi da bị bỏng ta nên làm gì?
- Nhận xét, kết luận từng câu.
- GD ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ da.
- Đọc thông tin. Lớp theo dõi.
- Thảo luận trả lời:
+ Giữ gìn vệ sinh thân thể, tránh da bị xây xát hoặc bị bỏng, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng, rèn luyện thân thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da.
+ Ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh (sạch).
- Theo dõi, ghi bài.
- Theo dõi.
III. Phòng chống bệnh ngoài da:
- Rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Tránh da bị xây xát hoặc bị bỏng.
- Giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
- Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời.
3. LUYỆN TẬP
- GV Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu ?
A. Tầng tế bào sống B. Tầng sừng
C. Tuyến nhờn D. Tuyến mồ hôi
Câu 2. Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây ?
A. Gan bàn chân B. Má
C. Bụng chân D. Đầu gối
Câu 3. Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại ?
A. Thụ quan B. Mạch máu
C. Tuyến mồ hôi D. Cơ co chân lông
Câu 4. Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì ?
A. Dự trữ đường B. Cách nhiệt
C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài D. Vận chuyển chất dinh dưỡng
Câu 5. Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì ?
A. Tuyến nhờn B. Mạch máu C. Sắc tố da D. Thụ quan
Câu 6. Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da ?
A. 85%      B. 40% C. 99%       D. 35%
Câu 7. Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào ?
A. Lông và bao lông B. Tuyến nhờn
C. Tuyến mồ hôi D. Tầng tế bào sống
Câu 8. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây 
A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao
B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức
C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông)
D. Tất cả các phương án.
Câu 9. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ?
A. Ếch     B. Bò C. Cá mập       D. Khỉ
Câu 10. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây ?
A. Uốn ván B. Tiêu chảy cấp C. Viêm gan A D. Thủy đậu
Câu 11. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây ?
A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch
B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng
C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch
D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn
 4. VẬN DỤNG
- Màu da phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ các sắc tố có trong lớp tế bào sống của biểu bì (gồm các loại sắc tố đỏ, vàng, nâu, đen). Số lượng và tỉ lệ sắc tố góp phần quyết định màu da.
+ Số lượng mao mạch và màu sắc của máu ở chân bì.
+ Màu vàng nhạt của tế bào biểu bì có khả năng cho ánh sáng xuyên qua.
* Trong 3 yếu tố trên thì quan trọng nhất là sắc tố da (hàm lượng melanin và caroten). Nếu lượng hắc tố melanin trong da nhiều sẽ làm cho da đậm đen lại, nếu ít thì làm da nhạt đi.
- Cả tóc, lông mày, móng tay, móng chân đều có vai trò tạo vẻ đẹp cho cơ thể. Ngoài ra, còn có những vai trò sau:
+ Lông mày ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt.
+ Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời và điều hòa nhiệt độ.
+ Móng tay, móng chân tạo ra một màng cứng để bảo vệ các đầu mút ngón tay, ngón chân.
- Nếu lạm dụng kem phấn để trang điểm thì có thể kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết bã nhờn: làm da không bài tiết được, có thể gây hại đến da như viêm da, lở loét,...
+ Lông mày ngoài chức năng làm đẹp cho cơ thể thì còn có tác dụng ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại cho da.
* Bạn Hoa có thói quen rửa mặt, chân tay bằng xà phòng sau khi lao động, đi học về,... tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ bạn thường tắm nắng lúc 8h – 9h trong vòng 30 đến 45 phút.
- Hãy cho biết mục đích việc làm của Hoa?
à bảo vệ da, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại.
+ Rèn luyện da
+ Phòng chống các bệnh ngoài da.
- Cơ sở khoa học của việc làm đó?
à rửa mặt, chân tay bằng xà phòng sau khi đi học về: vì cơ thể trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố môi trường nên có nhiều tác nhân bám vào như: vi khuẩn, bụi, .. mà vi khuẩn chỉ có thể được rửa sạch bằng xà phòng. 
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Màu da của mỗi người có sự khác nhau vì mỗi người có hàm lượng các loại sắc tố trong tế bào của biểu bì khác nhau và môi trường sống khác nhau.
Hàm lượng melanin và caroten sẽ không thay đổi được khi “tẩy trắng da” bằng các hóa chất mà ngược lại còn làm hư hỏng cấu trúc, thay đổi các đặc điểm mô học của da.
- Màu da có thể bị thay đổi dưới sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời là vì: nếu sống ở môi trường nhiệt đới, có thời tiết nắng nóng, da thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím khiến tế bào da sản xuất ra nhiều hắc tố melanin, những tế bào này di chuyển tới bề mặt da sẽ làm làn da sẫm lại. Tế bào biểu bì sản xuất nhiều hắc tố melanin là nhằm ngăn chặn sự xâm hại tia cực tím đối với da. Vì vậy, khi sống ở Việt Nam do thời tiết nắng nóng, thường xuyên phải tiếp xúc với tia cực tím nên hàm lượng melanin trong các tế bào biểu bì nhiều hơnà da trở nên đen hơn. Còn khi sống ở đất nước Hàn quốc có khí hậu ôn đới, có thể không hoặc ít tiếp xúc với tia cực tím nên hàm lượng melanin trong các tế bào biểu bì ít hơn à da sẽ trở nên trắng hơn. 
* Tắm nắng vào lúc 8- 9h là thời điểm thích hợp để tắm nắng, giúp da tăng cường sức chống chịu với môi trường, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để có khả năng hấp thụ Ca ++ có tác dụng giúp xương phát triển bền vững. Thời gian tắm khoảng 30- 45 phút là phù hợp cho rèn luyện da.
- Tắm giặt thường xuyên: ở ngoài da luôn có các tế bào bị chết và các chất thải được bài tiết qua da. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, vì thế tắm giặt thường xuyên là biện pháp giúp chúng ta loại bỏ các vi khuẩn đồng thời tạo sự thông thoáng để da thực hiện chức năng tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_sinh_hoc_8_chu_de_da_trinh_kim_tuyen.docx