Hệ thông câu hỏi và bài tập ôn thi tốt nghiệp Vật lí lớp 9

Hệ thông câu hỏi và bài tập ôn thi tốt nghiệp Vật lí lớp 9

2. a. Khi cọ xát với thủy tinh thì mảnh lụa khô theo quy ước thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Thanh thủy tinh thiếu electron, chứng tỏ một số electron đã từ thủy tinh chuyển sang lụa. Lụa khô thừa electron do đó sẽ nhiễm điện âm.

b. Khi xát vào nilông mỏng thì một thanh kim loại có thể nhiễm điện dương vì ở thanh kim loại có nhiều electron tự do, khi cọ xát một số electron tự do dễ dàng chuyển từ kim loại sang nilông, kim loại sẽ thiếu electron.

 c. Nếu ta dùng tay trực tiếp để cầm thanh kim loại để xát vào nilông thì thanh kim loại không nhiễm điện, vì cơ thể người ta dẫn điện tốt, các điện tích xuất hiện sẽ truyền sang người và có thể xuống đất.

3. a. Kim loại và các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện vì trong kim loại có nhiều electron tự do, trong dung dịch axit, bazơ, muối có nhiều ion(+), ion(-) di chuyển được từ khu vực này sang khu vực khác.

 Cao su, thủy tinh, sứ không dẫn điện vì trong đó hầu như không có hạt mang điện tích tự do di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

 b. Trong gỗ ướt có hỗn hợp dung dịch các axit, bazơ, muối nên dẫn điện được. Khi gỗ khô mất hết nước, các axit, bazơ, muối ở dạng khan, không có các ion di chuyển tự do nên không dẫn điện.

4. a. Khi ta đưa một vật nhiễm điện (+) lại gần một đầu của thanh kim loại đặt trên giá cao su thì thanh kim loại nhiễm điện do hưởng ứng. Dỗu kia của thanh kim loại sẽ nhiễm điện (+) do đó hút được các vật nhẹ.

b. Khi gần có mưa dông các đám mây tích điện bay thấp. Cây cối là vật dẫn điện sẽ nhiễm điện do hưởng ứng. Các cây cao ngoài đồng trống sẽ nhiễm điện trái dấu với đám mây và nhiễm điện mạnh. Do đó dễ xảy ra hiện tượng phóng điện từ đám mây xuống cây cao mà ta gọi là sét đánh.

 

doc 10 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thông câu hỏi và bài tập ôn thi tốt nghiệp Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27. + Mô hình nguyên tắc máy phát điện xoay chiều:
Cấu tạo: Một khung dây quay được xung
 quanh một trục trong từ trường của nam châm
 vĩnh cửu. Hai vành khuyên gắn với đầu ra và
 đầu vào khung dây. Hai thanh quét cố định tì 
lên hai vành khuyên.
- Hoạt động: Nối vật tiêu thụ bên ngoài với 2 thanh quét, cùng với khung dây tạo thành một mạch điện kín. Quay khung dây, hai cạnh bên của khung dây cắt các đường cảm ứng từ, trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi khung dây quay qua mặt phẳng trung hòa, dòng điện trong mạch đổi chiều. Quay liên tục dòng điện đổi chiều liên tục, nên được gọi là dòng điện xoay chiều. 
+ Nhược điểm của mô hình và cách khắc phục:
- Khi quay vành khuyên, thanh quét mòn dần, giữa vành khuyên và thanh quét xuất hiện tia lửa điện. Khắc phục bằng cách cho nam châm quay qua mặt các cuộn dây đặt cố định trên stato. Như vậy không còn vành khuyên và thanh quét.
- Khung dây quay chỉ quấn được ít vòng dây, dòng điện cảm ứng không mạnh. Khi đặt các cuộn dây cố định trên stato thì có thể cuốn được nhiều vòng, dòng điện tạo ra sẽ mạnh hơn.
- Thay nam châm vĩnh cửu bằng nam châm điện, tạo từ trường mạnh hơn, dòng điện cảm ứng sinh ra cũng mạnh hơn.
+ Nếu không nối máy phát với vật tiêu thụ thì trong khung dây hay cuộn dây dẫn sẽ không có dòng điện, vì khi đó mạch điện chưa kín.
28. + Máy biến thế:
- Cấu tạo: Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn cách điện trên một khung sắt hình chữ nhật.
- Hoạt động: 
 Nối cuộn dây thứ nhất (cuộn sơ cấp) với nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế U1. Dòng điện xoay chiều đó sinh ra từ trường biến đổi liên tục. Lõi sắt nhiễm từ, cùng với từ trường của dòng điện tạo thành một từ trường biến đổi mạnh hơn nhiều. 
Nối cuộn dây thứ hai (cuộn thứ cấp) với vật tiêu thụ tạo thành mạch điện kín. Từ trường qua mạch điện kín biến đổi, trong mạch thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng cũng là dòng điện xoay chiều. 
Hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp là U2 khác U1 và liên hệ với U1 theo hệ thức U2/U1=n2/n1. Trong đó n1, n2 là số vòng dây của cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp.
 Nếu n2 > n1 thì U2 >U1 Máy tăng thế.
 Nếu n2 > n1 thì U2 <U1 Máy hạ thế.
+ Máy biến thế không làm tăng hay giảm hiệu điện thế của pin hay ắcquy được. Pin, ắc quy là nguồn điện không đổi, khi mắc vào cuộn sơ cấp sẽ tạo nên dòng điện không đổi, sinh ra từ trường không đổi, trong mạch thứ cấp sẽ không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Muốn tăng hiệu điện thế đầu ra lên nhiều lần so với đầu vào ta tăng tỷ số n2/n1 bằng cách tăng n2 và giảm n1.
29. + Phải làm giảm công suất tỏa nhiệt trên đường dây tải điện vì đây là công suất hao phí vô ích và với cách mắc trực tiếp thông thường công suất này có thể chiếm tới 70% tổng công suất phát đi.
+ Công thức liên hệ giữa công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện với công suất, hiệu điện thế nơi phát đi và điện trở của dây tải:
 Pd = I2Rd . Mặt khác P = U.I => I = P/U
 => Pd = P2.Rd/U2 . Trong đó Rd là điện trở dây tải, P, U là công suất và hiệu điện thế nơi phát đi.
+ Để làm giảm công suất đó ta giảm Rd hoặc tăng U.
+ Để giảm Rd ta phải dùng kim loại có điện trở suất bé, phải dùng dây to => Tốn kém về kinh tế. Để làm tăng U ta sử dụng máy tăng thế => Dễ thực hiện hiệu quả cao hơn và rẻ hơn rất nhiều lần. Do đó trong thực tế ta chọn cách thứ hai.
II. Các bài tập định tính :
1. a. Để nhận biết một vật có nhiễm điện hay không ta có 4 cách sau:
- Dùng vật nhẹ như bông, vụn giấy đưa lại gần xem có bị hút hay không.
- Dùng bút thử điện chạm vào xem bóng bút thử điện có sáng không.
- Đưa lại gần hoặc chạm vào điện nghiệm xem lá điện nghiệm có xòe ra hay không.
- Dùng một vật đã nhiễm điện đưa lại gần xem chúng có đẩy nhau không.
Trong các xưởng dệt có nhiều bụi bông người ta phải đặt môt số tấm kim loại tích điện trên các bức tường xung quanh để hút các bụi bông bay lơ lửng trong không khí, làm cho không khí đỡ ô nhiễm.
Khi cánh quạt quay càng nhanh thì cọ xát vào không khí càng mạnh, nhiễm điện càng nhiều và do đó hút bụi bám vào nhiều hơn.
d. Khi bay cánh máy bay cọ xát vào không khí, nhiễm điện mạnh. Khi hạ cánh không nối đất thì có thể xảy ra hiện tượng phóng tia lửa điện không an toàn cho nhiên liệu. 
e. Khi chạy thùng xe chở xăng cọ xát vào không khí và xăng, nhiễm điện mạnh. Nừu không dùng dây xích kim loại kéo lê trên mặt đường nối đất để làm mất điện tích thì dễ xảy ra phóng điện, xăng sẽ bốc cháy. 
2. a. Khi cọ xát với thủy tinh thì mảnh lụa khô theo quy ước thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Thanh thủy tinh thiếu electron, chứng tỏ một số electron đã từ thủy tinh chuyển sang lụa. Lụa khô thừa electron do đó sẽ nhiễm điện âm.
b. Khi xát vào nilông mỏng thì một thanh kim loại có thể nhiễm điện dương vì ở thanh kim loại có nhiều electron tự do, khi cọ xát một số electron tự do dễ dàng chuyển từ kim loại sang nilông, kim loại sẽ thiếu electron.
 c. Nếu ta dùng tay trực tiếp để cầm thanh kim loại để xát vào nilông thì thanh kim loại không nhiễm điện, vì cơ thể người ta dẫn điện tốt, các điện tích xuất hiện sẽ truyền sang người và có thể xuống đất.
3. a. Kim loại và các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện vì trong kim loại có nhiều electron tự do, trong dung dịch axit, bazơ, muối có nhiều ion(+), ion(-) di chuyển được từ khu vực này sang khu vực khác.
 Cao su, thủy tinh, sứ không dẫn điện vì trong đó hầu như không có hạt mang điện tích tự do di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
 b. Trong gỗ ướt có hỗn hợp dung dịch các axit, bazơ, muối nên dẫn điện được. Khi gỗ khô mất hết nước, các axit, bazơ, muối ở dạng khan, không có các ion di chuyển tự do nên không dẫn điện.
4. a. Khi ta đưa một vật nhiễm điện (+) lại gần một đầu của thanh kim loại đặt trên giá cao su thì thanh kim loại nhiễm điện do hưởng ứng. Dỗu kia của thanh kim loại sẽ nhiễm điện (+) do đó hút được các vật nhẹ.
b. Khi gần có mưa dông các đám mây tích điện bay thấp. Cây cối là vật dẫn điện sẽ nhiễm điện do hưởng ứng. Các cây cao ngoài đồng trống sẽ nhiễm điện trái dấu với đám mây và nhiễm điện mạnh. Do đó dễ xảy ra hiện tượng phóng điện từ đám mây xuống cây cao mà ta gọi là sét đánh.
5. Khi đưa một ống nhôm nhẹ treo dưới một sợi chỉ tơ lại gần một quả cầu nhiễm điện (-) thì ống nhôm bị nhiễm điện do hưởng ứng. Phía gần quả cầu sẽ nhiễm điện(+), ống nhôm bị hút về phía quả cầu. Khi chạm vào quả cầu thì ống nhôm bị nhiễm điện do tiếp xúc. Ông nhôm nhiễm điện (-) cùng dấu với quả cầu, nó bị quả cầu đẩy ra. 
6. a.Thay điện trở khác có giá trị giảm đi a lần thì cường độ dòng điện tăng lên a lần. Tăng hiệu điện thế lên b lần thì cường độ dòng điện tăng lên b lần. Khi xảy ra đồng thời thì cường độ dòng điện tăng lên a.b lần.
Tăng hiệu điện thế lên a lần thì cường độ dòng điện tăng lên a lần. Tăng điện trở lên b lần thì cường độ dòng điện giảm b lần. Vì a>b và xảy ra đồng thời nên cường độ dòng điện tăng lên a/b lần.
7. a. Tăng chiều dài dây lên a lần điện trở dây dẫn tăng lên a lần. Giảm diện tích tiết diện đi b lần thì điện trở dây dẫn tăng lên b lần. Xảy ra đông thời thì điện trở dây dẫn tăng lên a.b lần.
b. Tăng diện tích tiết diện dây lên a lần thì điện trở dây giảm đi a lần. Tăng chiều dài lên b lần thì điện trở dây tăng lên b lần. Vì a >b và xảy ra đồng thời thì điện trở dây dẫn giảm đi a/b lần. 
Kéo cho dây dãn đều ra sao cho chiều dài dây tăng lên a lần thì diện tích tiết diện dây giảm đi a lần, điện trở dây dẫn sẽ tăng lên a2 lần.
8. a. Thay dây dẫn khác cùng chất, cùng tiết diện, dài gấp a lần thì điện trở dây tăng lên a lần, cường độ dòng điện giảm đi a lần. Giảm hiệu điện thế đi b lần thì cường độ dòng điện giảm đi b lần. Xảy ra đồng thời thì cường độ dòng điện giảm đi a.b lần.
Tăng hiệu điện thế lên a lần thì cường độ dòng điện tăng lên a lần. Thay dây dẫn khác cùng chất, cùng chiều dài, tiết diện giảm đi b lần thì điện trở tăng lên b lần, cường độ dòng điện giảm đi b lần. Vì a>b và xảy ra đồng thời nên cường độ dòng điện tăng lên a/b lần.
c. Kéo cho dây dãn đều ra sao cho chiều dài dây tăng lên a lần thì điện trở dây tăng lên a2 lần, cường độ dòng điện giảm đi a2 lần . Giảm hiệu điện thế đi b lần thì cường độ dòng điện giảm đi b lần. Xảy ra đồng thời thì cường độ dòng điện giảm đi a2.b lần.
hệ thống câu hỏi & bài tập ôn thi tốt nghiệp môn vật lí lớp 9
I. Các câu hỏi lí thuyết:
1. Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử. Ion(+),ion(-),electron tự do là gì ? ở đâu có nhiều electron tự do? ở đâu có nhiều ion(+), ion(-) ? Bản chất sự nhiễm điện của các vật ?
2. Có thể làm các vật nhiễm điện bằng những cách nào ? Mỗi cách hãy cho một ví dụ, giải thích cơ chế nhiễm điện và nêu đặc điểm về dấu của điện tích xuất hiện ?
3. Điện trường là gì ? Nêu cách làm để nhận biết một khu vực có điện trường ? Nêu các tính chất của điện trường ?
4. Dòng điện là gì ? Bản chất dòng điện trong kim loại ? Điều kiện để duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn ? Chiều quy ước của dòng điện ? So sánh chiều chuyển động có hướng của electron tự do, của ion(+), của ion(-) với chiều cuả dòng điện ?
5. Nguồn điện là gì ? Vai trò của nguồn điện ? Sự chuyển hoá năng lượng trong nguồn điện ? Phân loại nguồn điện theo dạng năng lượng ban đầu ? Mỗi loại cho một ví dụ ? 
6. Nêu cấu tạo, hoạt động của pin Vônta ? Nêu cấu tạo, hoạt động của ắcquy chì ? Pin và ắcquy giống và khác nhau chỗ nào ? So với pin Vôn ta, pin khô Lơclăngsê có cải tiến ở những điểm nào ? 
7. Khi đi qua vật dẫn dòng điện có thể gây ra những tác dụng thế nào? Mỗi tác dụng hãy nêu một ví dụ ứng dụng ? Trong các tác dụng của dòng điện, những tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện?
8. Cường độ dòng điện : Định nghĩa? Biểu thức? Thế nào là 2A? Cách mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện ? Tại sao không được mắc ampe kế trực tiếp vào 2 cực của nguồn điện ?
9. Hiệu điện thế : Định nghĩa? Biểu thức? Thế nào là 3V ? Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì ? Cách mắc để đo hiệu điện thế ?
10. Phân biệt vôn kế và ampe kế bằng cách nào ? Nêu quy tắc sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện ? Giải thích vì sao phải tuân theo các quy tắc đó ? Quy tắc sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế có gì giống và khác với quy tắc sử dụng ampe kế ?
11. Điện trở là gì ? Thế nào là 1W ? Nêu cách xác định điện trở của một vật dẫn bằng vôn kế và ampe kế ? Dựa vào biểu thức R=U/I phát biểu “Điện trở của vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế, tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện” là đúng hay sai ? Vì sao ? 
12. Nêu quan hệ phụ thuộc của điện trở dây dẫn kim loại vào các yếu tố của dây và viết công thức tính điện trở dây dẫn ? Có thể làm thay đổi điện trở của dây kim loại bằng những cách nào ? Biến trở là gì ? Có những loại biến trở nào ?
13. Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm ? Có những cách nào để làm thay đổi cường độ dòng điện trong mạch ? Vì sao khi di chuyển con chạy trên biến trở thì cư ... R khi mắc thêm vật dẫn song song thì điện trở mạch giảm.
10. a. Vì sao khi đóng mạch dây tóc đèn điện nóng sáng còn dây dẫn hầu như không nóng ?
 b. Vì sao dây chì ở công tơ điện to hơn dây chì ở các dụng cụ tiêu thụ ?
11. Cho R1 nt R2 và R1 = n.R2 . CMR : U1 = n.U2 ; P1 = n.P2 ; Q1 = n.Q2 
12. Cho R1 // R2 và R1 = n.R2 . CMR : I2 = n.I1 ; P2 = n.P1 ; Q2 = n.Q1 
13. Nhiệt lượng toả ra thay đổi thế nào sau cùng thời gian nếu: ( a > b2)
Giữ nguyên dây dẫn và tăng hiệu điện thế lên a lần ?
Thay dây cùng chất, cùng tiết diện, ngắn đi a lần và giảm hiệu điện thế b lần?
Thay dây cùng chất, cùng chiều dài, tiết diện tăng a lần và tăng hiệu điện thế lên b lần? 
14. Cho biết chiều của dòng A . 
điện như hình vẽ. Nêu các 
bước thực hiện để vẽ một B . I +
kim nam châm nằm cân bằng 
tại điểm A ? tại điểm B ? 
15. Cho kim nam châm tự do nằm I
cân bằng bên cạnh dây dẫn có dòng
điện như hình vẽ. Nêu các bước 
thực hiện để xác định chiều của 
dòng điện ?
16. Nêu cách xác định chiều chuyển động của dây dẫn trong các hình vẽ sau:
17. Nêu các bước xác định cực của nam châm và chiều của dòng điện trong các hình vẽ sau:
18. Cho 1 nam châm vĩnh cửu, 1 ống dây dẫn điện, 1 bóng đèn điện có dòng điện yếu đi qua là sáng, dây nối cần thiết. Hãy nêu các cách làm cho bóng đèn điện sáng ?
19. Cho 2 ống dây dẫn điện, 1 lõi sắt, 1 nguồn điện, 1 biến trở con chạy, 1 điện kế nhạy và dây nối cần thiết. Không được nối điện kế với nguồn điện và không lắc điện kế, hãy nêu các cách làm cho kim điện kế quay?
III. Các bài tập định lượng:
1. a. Biết nguyên tử ôxy có 8 electron. Tính điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxy?
 b. Ion Canxi tạo thành do nguyên tử Canxi mất 2e. Tính điện tích của ion Canxi? 
 c. Tính số electron thừa trên một thanh nhựa mang điện tích q = - 6,4. 10-14 C ?
2. Một dây dẫn tiết diện đều, bằng đồng có = 1,7.10-8 W.m .
 a. Tính điện trở dây dẫn, biết diện tích tiết diện là 0,2mm2, chiều dài là 20m ?
 b. Tính diện tích tiết diện của dây, biết chiều dài là 10m, điện trở dây là 3,4W ?
 c. Tính chiều dài để điện trở dây là 5,1W , biết diện tích tiết diện là 0,5mm2 ?
3. Một biến trở con chạy có ghi 24W - 2A được mắc trực tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 6V không đổi.
Giải thích số ghi trên biến trở ?
b. Tính cường độ dòng điện qua biến trở khi con chạy ở chính giữa biến trở ?
 c. Tính cường độ dòng điện bé nhất khi di chuyển con chạy trên biến trở ?
 d. Xác định vị trí con chạy khi cường độ dòng điện qua biến trở đạt 0,6A ?
 e. Để biến trở an toàn ta chỉ được phép di chuyển con chạy trong khoảng nào ?
 g. Biến trở có thể mắc trực tiếp vào nguồn có hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu ?
4. Một bóng đèn điện có ghi 6V - 3W. Điện trở của đèn không thay đổi.
 a. Giải thích số ghi trên đèn ? 
 b. Tính cường độ dòng điện định mức của đèn ? 
 c. Tính điện trở của đèn ?
 d. Tính công suất của đèn khi mắc đèn vào hiệu điện thế 4V?
 e. Tính hiệu điện thế mắc vào để công suất đèn đạt 1,5W ?
 g. Tính công suất của đèn khi cường độ dòng điện qua đèn đạt 0,2A ?
 h. Tính cường độ dòng điện qua đèn khi công suất đèn 1.08W ?
5. Mắc một dây dẫn toả nhiệt có điện trở R không đổi vào nguồn điện.
 a. Biết R = 6W, U = 9V. Tính nhiệt lượng toả ra sau 2phút ? 
 Tính thời gian để nhiệt lượng toả ra Q = 270J ?
 b. Biết R = 6W, nhiệt lượng toả ra sau 30s là Q = 45J. Tính I và U ?
 c. Biết I = 2A, nhiệt lượng toả ra sau 1ph là Q = 1200J. Tính R ?
 d. Biết U = 12V, nhiệt lượng toả ra sau 1ph là Q = 360J. Tính R ?
6. Mắc điện trở R1 nối tiếp với điện trở R2 rồi mắc vào nguồn có hiệu điện thế U không đổi. Mắc một vôn kế có điện trở rất lớn để đo hiệu điện thế U1 ở hai đầu R1, một ampe kế có điện trở không đáng kể để đo cường độ dòng điện đi qua R2. 
 a. Vẽ sơ đồ mạch điện . 
 b. Cho U = 12V, R1 = 8W , R2 = 16W . Tính điện trở toàn mạch ? Xác định số chỉ của vôn kế, ampe kế ? Tính công suất dòng điện P 2 trên R2 ?
 c. Cho U = 12V, R1 = 8W , ampe kế chỉ 0,4A. Tính P, R của cả mạch ? Tính R2 ? Xác định số chỉ của vôn kế ?
 d. Cho U =10V, R2 = 12W , vôn kế chỉ 4V. Tính U2 ? Xác định số chỉ ampe kế ? Tính R1 ? Tính P1 ?
 e. Biết R1 = 12W , R2 = 8W , vôn kế chỉ 6V. Xác định số chỉ của ampe kế ? Tính U ? Tính nhiệt lượng toả ra trên R1 sau 1ph ?
 g. Biết R2 = 10W , vôn kế chỉ 4V, ampe kế chỉ 0,5A. Tính R1? Tính U ? 
 Tính thời gian để nhiệt lượng toả ra trên R1 đạt 60J ?
 h. Với đoạn mạch như câu g, nếu ta mắc thêm R3 = 18W nối tiếp với R1, R2 thì số chỉ vôn kế, ampe kế là bao nhiêu ? Công suất của toàn đoạn mạch tăng hay giảm ?
7. Mắc một bóng đèn điện có ghi 6V-6W nối tiếp với một biến trở có điện trở lớn nhất là R0= 18W rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V không đổi. Coi điện trở của bóng đèn không thay đổi.
a.Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn ?
b.Đặt con chạy ở chính giữa biến trở. Tính điện trở của cả mạch ?
 Tính công suất thực tế của đèn ? Đèn sáng thế nào ?
c.Xác định vị trí con chạy để đèn sáng bình thường ? Tính nhiệt lượng toả ra trên biến trở sau 1ph ? Tính hiệu suất của mạch điện ?
d.Để đèn an toàn ta chỉ được phép di chuyển con chạy trong khoảng nào ? Tính hiệu điện thế và công suất bé nhất trên đèn khi di chuyển con chạy trên biến trở ?
e.Biết công suất thực tế trên đèn là 1,5 W. Hãy xác định cường độ dòng điện qua đèn ? Hiệu điện thế hai đầu biến trở ? Vị trí con chạy trên biến trở ?
g. Xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế và vị trí con chạy trên biến trở để công suất tiêu thụ trên biến trở là 5,56 W ?
8. Mắc điện trở R1 song song với điện trở R2 rồi mắc vào nguồn có hiệu điện thế U không đổi. Mắc các ampe kế A1, A2, A3 có điện trở rất bé để I1 qua R1, I2 qua R2 và I mạch chính. 
 a. Vẽ sơ đồ mạch điện . 
 b. Cho U =12V, R1 = 40W, R2 = 60W. Tính R ? Xác định số chỉ của các ampe kế ? Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2, trên cả đoạn mạch trong 30s ? 
 c. Cho I = 1,2A, R1 = 4W , ampe kế A2 chỉ 0,4A. Xác định số chỉ của A1 ? Tính U ? Tính R2 ? Tính P2 ?
 d. Cho R1 = 4W , R2 = 6W, A3 chỉ 1A. Tính R và P của đoạn mạch ?
 Xác định số chỉ của ampe kế A1, A2 ? 
 e. Biết R1 = 12W, R2 = 8W, công suất trên R2 bằng 18W. Tính thời gian để nhiệt lượng toả ra trên R2 đạt 1080J ? Tính U ? Xác đinh số chỉ của A3? 
 g. Với đoạn mạch như ở câu e, nếu ta mắc thêm R3 = 6W song song với R1 và R2 thì số chỉ A3 là bao nhiêu ? Điện trở đoạn mạch tăng hay giảm ? Công suất đoạn mạch là bao nhiêu ?
9. Cho 3 điện trở R1 =12W, R2 = R3 = 24W. Nguồn điện có U = 12V không đổi.
Mắc R1 nt (R2 // R3) . Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính R? Tính I ? Tính P ? Tính I2 ?
Tháo bớt R2 thì điện trở R, công suất P tăng hay giảm ?
Mắc (R1 nt R2 ) // R3 . Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính R? Tính P? Tính U1? Tính P2?
 Tháo bớt R2 thì điện trở R, công suất P tăng hay giảm ?
c. Biết rằng mỗi điện trở chỉ chịu được hiệu điện thế tối đa là 12V. Tính hiệu điện thế tối đa mà bộ điện trở chịu được trong mỗi cách mắc trên ?
10. Cho 2 đèn Đ1 (6V-3W), Đ2 (3V - 3W), điện trở R0 và nguồn có U = 9V không đổi. Mắc (Đ1 // R0) nt Đ2 rồi mắc vào nguồn thì cả 2 đèn sáng bình thường.
Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính điện trở R1, R2 của mỗi đèn ?
Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn ? Tính R0 ?
Tháo R0 ra khỏi mạch thì đèn nào bị cháy ? 
Muốn tháo R0 mà cả 2 đèn an toàn thì phải thay nguồn có U = ?
11. Mắc 2 đầu A và B của một biến trở con chạy có giá trị lớn nhất là R0 vào nguồn điện có U = 12V không đổi. Sau đó mắc giữa đầu A và con chạy C một đèn 6V-3W.
Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính cường độ dòng điện định mức và Rđ của đèn ?
Khi C ở vị trí AC = 0,75.AB thì đèn sáng bình thường. Tính cường độ dòng điện qua AC, qua BC và tính R0 ? Tính tiết diện dây nikêlin (r = 0,4.10-6 W.m) làm biến trở, biết dây dài 20m ?
Nếu dịch C vào chính giữa biến trở thì công suất tiêu thụ thực tế trên đèn là bao nhiêu ?
12. Cho mạch điện để thắp sáng bóng đèn điện . ặ U ặ 
có sơ đồ như hình vẽ bên. Biết ampe kế có điện 
trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn và A 
 đang chỉ 4V, R2 = 10W. Đèn có ghi 6V-3W. ĐÄ R1 R2
Điện trở R2 làm bằng dây constantan có 
r = 0,5.10-6 W.m và S = 0,2mm2. Tính chiều dài dây ? V 
Tính cường độ dòng điện qua R2 và số chỉ ampe kế ?
Giải thích số ghi trên đèn ? Tính R1 và công suất
 tiêu thụ thực tế P1 của đèn ? Đèn sáng thế nào ?
Tính hiệu điện thế U của nguồn và hiệu suất H của mạch điện ?
Biết U không đổi tìm R3 thay cho R2 để đèn sáng bình thường ? Tính nhiệt lượng toả ra trên R3 trong thời gian 1phút ?
Tìm R4 thay cho R3 để đèn có công suất P1 = 0,75W và số chỉ ampe kế khi đó ?
13. Cho mạch điện như hình vẽ. 
 Nguồn có U = 9V không đổi. Đ1 ghi - 6W, ặ U ặ
Đ2 ghi 6V - 6W. Khi con chạy C ở vị trí C
CB = 1/3 AB thì Đ2 sáng bình thường, Đ1 có 
công suất P1 = 1,5W . A B ÄĐ2 
a. Tính điện trở R2 và cường độ dòng điện định ÄĐ1 
mức Iđm2 của đèn 2 ? 
b. Tính điện trở R1 và số ghi còn thiếu của đèn Đ1 ?
c. Tính chiều dài dây làm biến trở AB, biết r = 0,4.10-6 W.m và S = 1mm2 ?
d. Dịch C về phía A thì độ sáng 2 đèn thay đổi thế nào ? Có tìm được vị trí của C để Đ1 sáng bình thường được không ?
Nếu tháo biến trở khỏi mạch thì phải mắc một điện trở Rx vào vị trí nào để Đ1 sáng bình thường ? Tính giá trị Rx thoả mãn điều kiện đó ?
14. Cho mạch điện như hình vẽ. Đèn Đ (6V-3W) ặ U ặ 
có điện trở R1 không đổi, R2 = 6W, R3 = 8W. V
Ampe kế điện trở rất bé đang chỉ 0,6A. A
Vôn kế có điện trở rất lớn. ÄR1 
Tính R1 ? Tính R của cả mạch ? R3
b. Tính số chỉ của vôn kế ? Tính I2 qua R2 ? R2
c. Đèn sáng thế nào ? Tính công suất thực tế ở đèn ?
d. U không đổi. Tháo R2 số chỉ am pe kế tăng hay giảm ? đèn có sáng bình thường được không ?
15. Cho mạch điện như hình vẽ. 
 Biết U = 12V không đổi, Đ (6V-3W) V ĐÄR1
Có điện trở R1 không đổi. R2 = 24W,
 RAB = 36W , vôn kế có điện trở rất lớn. C R2 
C ở vị trí AC = 1/3 AB.. A B
a.Tính điện trở tương đương của cả mạch ?
b.Tính số chỉ vôn kế ? Đèn sáng thế nào ? 
c.Tính Q toả ra trên R2 trong 1ph ? ặ U ặ
d.Dịch C về phía B độ sáng của đèn thay đổi thế nào ?
e. Tìm vị trí của C để đèn sáng bình thường ?
16. Một trạm thuỷ điện khi hoạt động phát ra hiệu điện thế U = 400V, cường độ dòng điện trên dây tải là 20A. Dây tải điện nối máy phát với hệ thống các dụng cụ tiêu thụ điện có điện trở là R1 = 9W. Điện trở của hệ thống các vật tiêu thụ là R2.
Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính P của cả mạch ? Tính R2 ? 
Tính hiệu điện thế U2 và công suất P2 nơi tiêu thụ ra KWh ? Mỗi ngày dùng điện trung bình là 10h, tính điện năng tiêu thụ trong 30 ngày ?
Nơi tiêu thụ gồm toàn bộ các bóng đèn loại 220V-110W mắc song song với nhau. Tính số bóng đèn được sử dụng ?
Tính hiệu suất H của mạch điện ? Biết công suất P không đổi, muốn hạ công suất hao phí trên đường dây xuống còn 400W thì phải nâng hiệu điện thế trước khi truyền đi đến giá trị U’ = ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap VL 8 Dien.doc