Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 44: Hiện tượng khúc xạ áng sáng - Lê Xuân Độ

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 44: Hiện tượng khúc xạ áng sáng - Lê Xuân Độ

HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

I - MỤC TIÊU

1. Nhận biết được hiện tượng khác xạ ánh sáng

2. Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước và ngược lại.

3. Phân biệt được hiện tượng khúc xạ với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

4. vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổ hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường gây nên.

II- CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm HS

- 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong

- 1 bình chứa nước sạch

- 1 ca múc nước

- 1 miếng gỗ phẳng, mềm để có thể cắm được đinh ghim

- 3 chiếc đinh ghim

Đối với GV

- 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong

- 1 miếng gỗ phẳng, mềm để có thể cắm được đinh ghim

- 1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 44: Hiện tượng khúc xạ áng sáng - Lê Xuân Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 - Bài 40
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
I - Mục tiêu
1. Nhận biết được hiện tượng khác xạ ánh sáng
2. Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước và ngược lại.
3. Phân biệt được hiện tượng khúc xạ với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
4. vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổ hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường gây nên.
II- Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS 
- 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong
- 1 bình chứa nước sạch
- 1 ca múc nước 
- 1 miếng gỗ phẳng, mềm để có thể cắm được đinh ghim
- 3 chiếc đinh ghim
Đối với GV 
- 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong
- 1 miếng gỗ phẳng, mềm để có thể cắm được đinh ghim
- 1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng 
HĐ1: (5 phút)
Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới. Tìm hiểu hình 40.1 SGK hoặc làm thí nghiệm 
a) Từng HS chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV đưa ra
b) Từng HS quan sát hình 40.1 hoặc làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi ở phần mở bài 
Yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng được phát biểu như thế nào? 
- Có thể nhận biết được đường truyền của tia sáng bằng những cách nào?
yêu cầu HS đọc phần mở bài 
HĐ2: (5 phút)
Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước 
a) Từng HS quan sát hình 40.2 SGK để rút ra nhận xét
b) nêu được kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng 
c) Từng HS đọc phần một vài khái niệm
d) quan sát GV tiến hành thí nghiệm. Thảo luận nhóm để trả lời C1, C2
e) Từng HS trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
Yêu cầu HS thựchiện mục 1 phần I SGK . Trước khi HS rút ra nhận xét, GV có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- ánh sáng truyền trong không khí và trong nước đã tuân theo định luật nào?
- Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng không ?
- Hiện tượng khác xạ ánh sáng là gì?
yêu cầu HS tự đọc mục 3 phần I SGK 
- GV tiến hành thí nghiệm như hình 40.2 SGK . Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? So sánh góc tới và góc khúc xạ?
- Thực hiện C3 
HĐ3: (15 phút)
Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí.
a) Từng HS trả lời C4
b) Nhóm bố trí thí nghiệm như hình 40.3 SGK 
c) Từng HS trả lời C5, C6
d) Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
Yêu cầu HS trả lời C4. Gợi ý HS phân tích tính khả thi của từng phương án đã nêu ra:
HS có thể đưa ra một vài phương án như:
- Để nguồn sáng trong nước , chiếu ánh sáng từ đáy bình lên
- Để nguồn sáng ở ngoài, chiếu ánh sáng qua đáy bình, qua nước rồi ra không khí.
- Nếu không có phương án nào thựchiện được ngay trên lớp, GV nên giới thiệu phương án trong SGK 
Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 
Bước 1:
- Cầm hai đinh ghim A, B
- đặt miếng gỗ thẳng đứng trong bình
- Dùng ca múc nước từ từ đổ vào bình cho tới vạch phân cách.
- Hướng dẫn HS cắm đinh ghim A sao cho tránh xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Bước 2: 
- Tìm vị trí đặt mắt để nhìn thấy đinh ghim B che khuất đinh ghim A ở trong nước 
- Đưa đinh ghi C tới vị trí sao cho nó che khuất đồng thời cả A và B
- Mắt chỉ nhìn thấy đinh ghim B mà không nhìn thấy đinh ghim A chứng tỏ điều gì?
- Giữ nguyên vị trí đặt mắt, nếu bỏ đinh ghim B,C đi thì có nhìn thấy đinh ghim A không? Vì sao?
Bước 3:
- Nhấc miếng gỗ ra khỏi mặt nước , dùng bút kẻ đường nối vị trí ba định ghim.
- Nhắc HS nhấc miếng gỗ ra nhẹ nhàng để tránh rơi đinh
Yêu cầu một vài HS trả lời C5, C6 và cho cả lớp thảo luận
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? So sánh độ lớn góc khúc xạ với góc tới.
HĐ4: (10 phút)
Củng cố bài học và vận dung
a) Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV 
b) Cá nhân suy nghĩ, trả lời C7, C8 
Có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ không khí và những và ngược lại
Đối với HS yếu kém, yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ trong SGK để trả lời câu hỏi của GV 
yêu cầu một vài HS trả lời C7, C8 và cho cả lớp thảo luận. GV phát biểu chính xác các câu trả lời của HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_44_hien_tuong_khuc_xa_ang_sang_le.doc