Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều - Lê Xuân Độ

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều - Lê Xuân Độ

I - MỤC TIÊU

1. Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy

2. Trình bày được nguyên nhân hoạt động của máy phát điện xoay chiều

3. Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.

II- CHUẨN BỊ

Đối với GV :

Mô hình máy phát điện xoay chiều

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều - Lê Xuân Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều
I - Mục tiêu
1. Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy
2. Trình bày được nguyên nhân hoạt động của máy phát điện xoay chiều
3. Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
II- Chuẩn bị
Đối với GV :
Mô hình máy phát điện xoay chiều 
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của gv 
Hoạt động của HS
Ghi bảng 
HĐ1: Xác dịnh vấn đề cần nghiên cứu:
Nêu câu hỏi: Trong các bài trước, chúng ta đã biết nhiều cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Dòng điện ta dùng trong trongnhà là do các nhà máy điện rất lớn như Hoà Bình, Yali tạo ra, dòng điện dùng để thắp sáng đèn xe đạp là do đinamô tạo ra.
Vậy đinamô xe đạp và máy phát điện khổng lồ trong các nhà máy có gì giống, khác nhau?
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các máy phát điện xoay chiều loại khác nhau.
Một vài HS phát biểu ý kiến phỏng đoán. không thảo luận
HĐ2: Tìm hiểu các bộ phận chính của các máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện
Gọi một số HS lên bàn GV quan sát máy phát điện thật, nêu lên các bộ phận chính và hoạt động của máy.
Tổ chức cho HS thảo luận ở lớp
Hỏi thêm:
- Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính?
- Vì sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sắt?
- hai loại máy phát điện có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có gì khác nhau không ?
Làm việc theo nhóm 
a) Quan sát hai loại máy phát điện nhỏ trên bàn GV và các hình 34.1 và 34.2; trả lời C1, C2
b) Thảo luận chung ở lớp. chỉ ra được là tuy hai máu có cấu tạo khác nhau, nhưng nguyên tắc hoạt động lại giống nhau.
c) Rút ra kết luận về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung cho cả hai loại máy.
I- Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
1. Quan sát
2. Kết luận
HĐ3: Tìm hiểu một số đặc điểm của máy phát điện trong kĩ thuật và trong sản xuất.
Sau khi HS đã tự nghiên cứu mục II. Máy phát điện xoay chiều tong kĩ thuật, yêu cầu một vài HS nêu lên những đặc điểm kĩ thuật của máy.
a) Làm việc cá nhân. Trả lời câu hỏi của GV 
b) Tự đọc SGK để tìm hiểu một số đặc điểm kĩ thuật:
- Cường độ dòng điện
- Hiệu điện thế
- Tần số
- Kích thức
- cách làm quay rôto của máy phát điện 
II- Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật
1. Đặc tính kỹ thuật
HĐ4 :Tìm hiểu bộ góp điện trong máy phát điện có cuộn dây quay.
Nêu câu hỏi:
- Trong máy phát điện loại nào cần phải có bộ góp điện?
- Bộ góp điện có tác dụng gì?
Thảo luận chung ở lớp về cấu tạo của máy
2. Cách làm quay máy phát điện.
HĐ5 (3 phút) : Vận dụng - Củng cố
Yêu cầu HS đối chiếu từng bộphận của đinamô xe đạp với các bộ phận tương ứng của máy phát điện trong kĩ thuật, các thông số kĩ thuật tương ứng. 
Nêu một số câu hỏi củng cố như:
- Trong mỗi loại máy phát điện xoay chiều, rôto là bộ phận nào, stato là bộ phận nào?
- Vì sao bắt buộc có bộ phận quay thì máy mới phát điện?
- Tại sao máy lại phát ra dòng điện xoay chiều?
 Dựa vào những thông tin thu thập được trong bài học trả lời C3
Làm việc cá nhân
Thảo luận chung ở lớp 
Tự đọc phần ghi nhớ
Trả lời câu hỏi củng cố của GV
III- Củng cố

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_38_may_phat_dien_xoay_chieu_le_xua.doc