- GV cho HS đọc thông tin trong sgk, tìm hiểu về nhiệt năng.
+ H : Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng có quan hệ như thế nào với nhiệt độ của vật? Vì sao?
+ H : Nhiệt năng có đơn vị là gì? Vì sao?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức về nhiệt năng.
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi được không và bằng cách nào để thay đổi nhiệt năng của một v. chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
- Cho HS thảo luận, tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật.
+ H : Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
- Yêu cầu HS đưa ra các phương án thực hiện công lên một đoạn dây thép nhằm thay đổi nhiệt độ của dây thép. (thay đổi nhi năng của dây thép)
Ngày soạn : 22/02/2010 Ngày dạy : 24/02/2010 TIẾT 25 : NHIỆT NĂNG I . Mục tiêu : 1. Kiến thức : Sau bài này GV giúp HS : Phát biểu đựơc định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật . Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng . 2 . Kỹ năng : Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt . 3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm. II . Chuẩn bị : 1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 21 sgk. Tranh vẹ thí nghiệm hình 21.1 sgk. 2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 21 sgk. III . Hoạt động dạy và học : 1 . Ổn định : 2 . Bài cũ : HS 1 : Làm bài tập 20.1, 20.2 SBT. HS 2 : Nêu nội dung thí nghiệm Bơ-rao, em giải thích như thế nào về sự chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm này? 3 . Bài mới : Hoạt động học của trò Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Đọc phần in nghiêng đầu bài. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhiệt năng. - Đọc thông tin trong sgk, tìm hiểu về nhiệt năng theo yêu cầu của GV. + Trả lời các câu hỏi của GV. - Lắng nghe. - Lắng nghe. Hoạt động 3 : Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng. - Thảo luận tìm hiểu các cách làm thay đổi nhi năng của một vật. + Có thể thay đổi nhiệt năng của một vật bằng 2 cách : thực hiện công và truyền nhiệt. - Đưa ra các phương án thực hiện công lên một đoạn dây thép nhằm thay đổi nhiệt độ của dây thép. (thay đổi nhi năng của dây thép) theo yêu cầu của GV, hoàn thành C1. - Lắng nghe. + Trả lời câu hỏi của GV, hoàn thành C2. - Lắng nghe, tiếp thu. Hoạt động 4 : Tìm hiểu về nhiệt lượng. - Lắng nghe, tiếp thu. - Phát biểu lại khái niệm nhiệt lượng theo yêu cầu của GV. + Trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 5: Vận dụng – Tổng kết. - Trả lời các câu C3, C4, C5 phần vận dụng theo hướng dẫn của GV. - Đọc ghi nhớ bài. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Lắng nghe. - Yêu cầu 1HS đọc phần in nghiêm đầu bài. - GV đặt vấn đề vào bài : Trong thí nghiệm này, cơ năng đã biến đi đâu?bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. - GV cho HS đọc thông tin trong sgk, tìm hiểu về nhiệt năng. + H : Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng có quan hệ như thế nào với nhiệt độ của vật? Vì sao? + H : Nhiệt năng có đơn vị là gì? Vì sao? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức về nhiệt năng. - Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi được không và bằng cách nào để thay đổi nhiệt năng của một v. chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. - Cho HS thảo luận, tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. + H : Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? - Yêu cầu HS đưa ra các phương án thực hiện công lên một đoạn dây thép nhằm thay đổi nhiệt độ của dây thép. (thay đổi nhi năng của dây thép) - GV nhận xét các phương án mà HS đưa ra. + H : Có thể làm thay đổi nhiệt độ của đoạn dây thép mà không cần thực hiện công được không? Bằng cách nào? - GV thông báo : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. - GV thông báo về khái niệm nhiệt lượng như trong sgk. - Yêu cầu một vài HS phát biểu lại khái niệm nhiệt lượng. + H : Nhiệt lượng được kí hiệu như thế nào? Có đơn vị là gì? - GV hướng dẫn HS trả lời các câu C3, C4, C5 phần vận dụng. - Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài. - Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết. - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 22 sgk. Nội dung ghi bảng : TIẾT 25 : NHIỆT NĂNG I . Nhiệt năng : Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn . II . Các cách làm thay đổi nhiệt năng : 1 . Thực hiện công : C1 : Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn 2 . Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt C2 : Nhúng thìa nhôm vào li nước nóng III . Nhiệt lượnglà gì : Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng Đơn vị : J Kí hiệu : Q IV. Vận dụng : C3 :Nhiệt năng của miếng đồng giảm ,nhiệt năng của nước tăng .Đây là sự truyền nhiệt C4 :Từ cơ năng sang nhiệt năng C5 :Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng ,của quả bóng và mặt sàn Ghi nhớ : sgk. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: