- Giải thích được chuyển động Bơrao.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển độngcủa quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao.
- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
B. Chuẩn bị
- Cả lớp: 4 ống nghiệm đựng đồng sunphát (GV làm trước thí nghiệm), tranh vẽ phóng to H20.1, H20.2, H20.3, H20.4
- 2 cốc thuỷ tinh, một ít thuốc tím, ít nước nóng và nước lạnh .
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
C. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Các phân tử, nguyên tử có tính chất gì? (5đ)
-Tại sao khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta không thu được 100 cm3 mà chỉ thu được khoảng 95 cm3? (5đ)
HS2: Tại sao các chất trông có vẻ liền như một khối? (5đ)
-Tại sao quả bóng bay hoặc quả bóng cao su bơm căng , dù có buốc chặt cũng cứ ngày một xẹp dần? (5đ)
Tuần 22 Ngày soạn / / 2011 Tiết 22 Ngày dạy / / 2011 §21. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giải thích được chuyển động Bơrao. - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển độngcủa quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao. - Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. 3.Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế. B. Chuẩn bị - Cả lớp: 4 ống nghiệm đựng đồng sunphát (GV làm trước thí nghiệm), tranh vẽ phóng to H20.1, H20.2, H20.3, H20.4 - 2 cốc thuỷ tinh, một ít thuốc tím, ít nước nóng và nước lạnh . - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. C. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Các phân tử, nguyên tử có tính chất gì? (5đ) -Tại sao khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta không thu được 100 cm3 mà chỉ thu được khoảng 95 cm3? (5đ) HS2: Tại sao các chất trông có vẻ liền như một khối? (5đ) -Tại sao quả bóng bay hoặc quả bóng cao su bơm căng , dù có buốc chặt cũng cứ ngày một xẹp dần? (5đ) 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS * HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. - GV : Khi ta mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây ta thấy trong phòng có mùi thơm của nước hoa . Vậy tại sao các phân tử nước hoa lại có mặt trong không khí xung quanh lọ ? GV giới thiệu bài mới và ghi đề bài. - Vậy các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? Để giúp cho các em dễ hiểu vấn đề nêu ra ta xét một trò chơi:Hãy tươửng tượng giữa sân bóng đá có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều HS từ mọi phía chạy đến xô đẩy quả bóng. Vì những xô đẩy này không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc lật sang trái, khi lăn sang phảiTrò chơi này tưởng như chẳng liên quan gì đến nguyên tử, phân tử nhưng nó có thể giúp cho chúng ta tìm hiểu và giải thích được một hiện tượng trong thí nghiệm sau. * HĐ2: Thí nghiệm Bơrao. - GV cho HS đọc thông tin và quan sát H20.2 (SGK) - Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước ta thấy có hiện tượng gì xảy ra? - GV ghi tóm tắt thí nghiệm lên bảng. * HĐ3: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử. - ĐVĐ: Chúng ta đã biết, phân tử vô cùng nhỏ bé, để có thể giải thích được chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơrao, chúng ta dựa vào sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở phần mở bài: - Giả sử các HS trong sân bóng đứng yên không chuyển động thì quả bóng như thế nào? - Vì sao quả bóng chuyển động ? - Lấy sự tương tự về sự giải thích chuyển động của quả bóng GV cho HS thực hiện C1, C2 - Cho HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi C3. Ghi kết quả vào giấy và phiếu học tập (4 nhóm vào giấy lớn, 4 nhóm vào phiếu học tập. - Cho 4 nhóm dán kết quả lên bảng và 4 nhóm còn lại nhận xét . GV chú ý phát hiện các câu trả lời chưa đúng để cả lớp phân tích tìm câu trả lời chính xác. - GV chốt lại câu trả lời đúng. - GV treo tranh vẽ H20.2 và H20.3, thông báo về Anhxtanh- người giải thích đầy đủ và chính xác thí nghiệm của Bơrao là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng - Qua TN Bơ Rao ta thấy ngoài tính chất giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách thì các nguyên tử, phân tử còn có tính chất gì? * HĐ4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ. - GV cho HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - Khi nhiệt độ của nước càng tăng thì các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào? Tại sao? - Khi nhiệt độ của nước càng tăng thì chuyển động của các phân tử nước như thế nào? - Vậy nhiệt độ có quan hệ với chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật như thế nào? HĐ5:Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà. - Cho HS xem thí nghiệm và giới thiệu về hiện tượng khuếch tán của dung dịch CuSO4 và nước (H20.4) - Hướng dẫn HS trả lời các câu C4 - GV nhắc lại : Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng chuyển động hổn loạn không ngừng. - Sau một thời gian mặt phân cách mờ dần và mất hẳn .Vậy ở phần trên của ống nghiệm ngoài phân tử nước còn có các phân tử nào? phần dưới cảu ống nghiệm ngoài phân tẻ đồng sunfat còn có các phân tử nào ? Vì sao? - Cho HS tự trả lời C5, C6. Với C7 nếu có thời gian GV làm TN tại lớp cho HS qua sát và giải thích (Không có tghời gian cho HS về nhà làm nếu không có thuốc tím có thể thay bằng mực) * Củng cố: - Cho HS giải thích hiện tượng khuyết tán của nước hoa nêu ở phần giới thiệu bài. ( Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng , nên có một số phân tử này bay ra khỏi lọ nước hoa xen vào khoảng cách giữa các phân tử không khí tới mọi nơi trong phòng) - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì? - Cho HS làm bài tập 20.1(C) , 20.2 (D). *Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK). - Học bài và làm bài tập 20.3 đến 20.6 (SBT). - Đọc trước bài 21: Nhiệt năng. - HS lắng nghe . - Ghi đề bài I- Thí nghiệm Bơrao - HS đọc thông tin SGK và quan sát H20.2 - Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, phát hiện được chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. II- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Quả bóng đứng yên. - Các HS chuyển động đến tác dụng lên quả bóng theo mọi phía và không cân bằng nên quả bóng chuyển động C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa. C2: Các HS tương tự với các phân tử nước. C3: - 4 nhóm dán kết quả trả lời lên bảng. - 4 nhóm còn lại nhận xét. -Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. III- Chuyển động phân tử và nhiệt độ - HS đọc thông tin SGK. - Các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. Vì khi nhiệt độ tăng các phân tử nước chuyển động càng nhanh nên va chạm vào các hạt phấn hoa càng mạnh . - Nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh IV- Vận dụng: - HS quan sát thí nghiệm và H20.4 (SGK) - Cá nhân HS trả lời và thảo luận trước lớp về các câu trả lời. C4: Các phân tử nước và các phân tử đồng sunphát đều chuyển động không ngừng về mọi phía. Các phân tử đồng sunphát chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước chuyển động xuống phía dưới xen vào khoảng cách của các phân tử đồng sun phát. C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen vào khoảng cách của các phân tử nước C6: Có. Vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn. C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì nhiệt độ tăng thì các phân tử chuyển động nhanh hơn . Ngµy ....../......../.......... Ký duyƯt
Tài liệu đính kèm: