Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 21: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 21: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học - Năm học 2010-2011

A-Ôn tập

- HS đọc câu hỏi và trả lời từ câu 1 đến câu 4. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, ghi tóm tắt của GV vào vở.

- Phần động học:

+ Chuyển động cơ học

+ Chuyển động đều: v = S/t

+ Chuyển đông không đều: v = S/t

+ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

- Phần động lực học:

+ Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

+ Lực là đại lượng véc tơ

+ Hai lực cân bằng. Lực ma sát

+ Áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt tiếp xúc.

+ Áp suất: p = F/S

- Phần tĩnh học chất lỏng:

+ Lực đẩy Acsimet: FA= d.V

+ Điều kiện để một vật chìm,nổi,lơ lửng trong chất lỏng

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 21: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/01/2010
Tiết 21 Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học
I.Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức: - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. 
2. Kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.
- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ- - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II.Phương pháp 
- Phương pháp đàm thoại 
- Phương pháp học sinh tích cực tự học
III.Chuẩn bị
Giáo viên : : bảng phụ (trò chơi ô chữ).
 Học sinh: Mỗi HS: trả lời trước 17 câu hỏi trong phần Ôn tập và các bài tập trắc nghiệm 
IV. tiến trình tiết dạy
1.ổn định tổ chức(1’)
Ngày dạy
Tiết
Lớp 
Ghi chú
8A
8B
8C
2.Kiểm tra bài cũ	
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới(39’)_
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò, ghi bảng
10’
5’
10’
7’
7’
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản 
- GV hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần A theo từng phần:
+ Phần động học: từ câu 1 đến câu 4
+ Phần động lực học:từ câu 5 đến câu 10
+ Phần tĩnh học chất lỏng: câu 11 và 12
+ Phần công và cơ năng: từ câu 13 đến câu 17.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và ghi tóm tắt trên bảng.
*HĐ2:Làm các bài tập trắc nghiệm 
- GV phát phiếu học tập mục I phần B- Vận dụng.
- Sau 5 phút GV thu bài của HS, hướng dẫn HS thảo luận.
Với câu 2 và câu 4, yêu cầu HS giải thích.
- GV chốt lại kết quả đúng.
*HĐ3:Trả lời các câu hỏi trong phần II
- GV kiểm tra HS với câu hỏi tương ứng. Gọi HS khác nhận xét.
- GV đánh giá cho điểm.
*HĐ4:Làm các bài tập định lượng
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 1 và 2 (SGK/ 65)
- GV hướng dẫn HS thảo luận, chữa bài tập của các bạn trên bảng.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập 3,4,5 (SGK/ 65).
Chú ý: Cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí hiệu, cách trình bày phần bài giải.
Với bài 4: Cho Pngười= 300N, h = 4,5 m
*HĐ5: Trò chơi ô chữ về cơ học
- GV giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn.
- Mỗi bàn được bốc thăm chọn câu hỏi điền ô chữ ( một phút)
A-Ôn tập
- HS đọc câu hỏi và trả lời từ câu 1 đến câu 4. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, ghi tóm tắt của GV vào vở.
- Phần động học: 
+ Chuyển động cơ học
+ Chuyển động đều: v = S/t
+ Chuyển đông không đều: v = S/t
+ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Phần động lực học:
+ Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
+ Lực là đại lượng véc tơ
+ Hai lực cân bằng. Lực ma sát
+ áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt tiếp xúc.
+ áp suất: p = F/S
- Phần tĩnh học chất lỏng:
+ Lực đẩy Acsimet: FA= d.V
+ Điều kiện để một vật chìm,nổi,lơ lửng trong chất lỏng
- Phần công và cơ năng:
+ Điều kiện để có công cơ học
+ Biểu thức tính công: A = F.S
+ Định luật về công. Công suất: P = A/t
+ Định luật bảo toàn cơ năng
B-Vận dụng
I-Bài tập trắc nghiệm
- HS làm bài tập vào phiếu học tập.
-Tham gia nhận xét bài làm của các bạn. Giải thích được câu 2 và câu 4.
1.D 2.D 3.B 
4.A 5.D 6.D
( Câu 4: mn= mđ và Vn > Vđ nên Fn > Fđ)
II-Trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi theo chỉ định của GV. 
- HS khác nhận xét, bổ xung, chữa bài vào vở.
III-Bài tập
- HS lên bảng chữa bài tập theo các bước đã hướng dẫn.
- Tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. Chữa bài tập vào vở nếu làm sai hoặc thiếu.
- HS tham gia thảo luận các bài tập 3, 4, 5.
Với bài tập 4: A = Fn.h
 Trong đó: Fn = Pngười
h là chiều cao sàn tầng hai xuống sàn tầng một.
Fn là lực nâng người lên.
C.Trò chơi ô chữ
- HS nắm được cách chơi. Bốc thăm chọn câu hỏi.
- Thảo luận theo bàn để thống nhất câu trả lời.
4.Củng cố(4’)
	 - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của phần cơ học.
	 - Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập
5.Hướng dẫn về nhà(1’)
	 - Ôn tập lại các kiến thức đã học
	 - Đọc trước bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? và chuẩn bị 100 cm3
	 cát và 100 cm3 sỏi
V. Rút kinh nghiệm giờ học:
Phiếu học tập:
B.Vận dụng
I.Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
1.Hai lực được coi là cân băng khi 
A.cùng phương,cùng,chiều cùng độ lớn
B.cùng phương,ngược chiều,cùng độ lớn
C.cùng phương,cùng độ lớn cùng đặt lên một vật
D.cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn,phương nằm trên cùng một đường thẳng,chiều ngược nhau 
2.Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại.Hành khách trong xe bị
A.ngả người về phía sau
B.nghiêng người sang phía trái
C.nghiêng người sang phía phải
D.xô người về phía trước
3.Một đoàn môtô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đỗ bên đường.ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?
A.các môtô chuyển động đối với nhau
B.các môtô đứng yên đối với nhau
C.các môtô đứng yên đối với ôtô
D.các môtô và ôtô chuyển động đối với mặt đường
4.Hai thỏi hình trụ , một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đàu cân đòn (Hvẽ). Khi nhúng cả hai ngập vào nước thì đòn cân
A.nghiêng về phía bên trái
B.nghiêng về phía bên phải
C.vẫn cân bằng
D.nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu trong nước hơn
	 Nhôm Đồng
Phiếu học tập:
B.Vận dụng
I.Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
1.Hai lực được coi là cân băng khi 
A.cùng phương,cùng,chiều cùng độ lớn
B.cùng phương,ngược chiều,cùng độ lớn
C.cùng phương,cùng độ lớn cùng đặt lên một vật
D.cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn,phương nằm trên cùng một đường thẳng,chiều ngược nhau
2.Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại.Hành khách trong xe bị
A.ngả người về phía sau
B.nghiêng người sang phía trái
C.nghiêng người sang phía phải
D.xô người về phía trước
3.Một đoàn môtô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đỗ bên đường.ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?
A.các môtô chuyển động đối với nhau
B.các môtô đứng yên đối với nhau
C.các môtô đứng yên đối với ôtô
D.các môtô và ôtô chuyển động đối với mặt đường
4.Hai thỏi hình trụ , một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân đòn (Hvẽ). Khi nhúng cả hai ngập vào nước thì đòn cân
A.nghiêng về phía bên trái
B.nghiêng về phía bên phải
C.vẫn cân bằng
D.nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu trong nước hơn Nhôm
 Nhôm Đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21.doc