Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I - Năm học 2010-2011

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Chuyển động cơ học là:

 A. Sự không thay đổi vị trí của vật so với vật mốc

 B. Sự thay đổi vận tốc của vật.

 C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.

 D. Sự thay đổi phương và chiều của vật.

Câu 2. Hai lực cân bằng là hai lực:

 A. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.

 B. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.

 C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.

 D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.

Câu 3. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

 A. Ma sát. B. Trọng lực.

 C. Đàn hồi. D. Quán tính.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 	 Ngày soạn: 12/12/2010
Tiết 18 	 Ngày dạy: 20/12/2010
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
	Kiểm tra lại toàn bộ kiến thức đã học trong phần cơ học.
	Kiểm tra kĩ năng giải bài tập vật lí phần cơ học.
II. CHUẨN BỊ. 
	1. Giáo viên: Đề cương ôn tập cho học sinh.
	Chuẩn bị đề thi và đáp án.
	2. Học sinh: Chủ động ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học
III. ĐỀ THI. 
A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
TỔNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Cơ học
6/2 
1/ 2 
3/1 
1/2 
3/1 
1/2 
15/10 
TỔNG
6/2 
1/ 2 
3/1 
1/2 
3/1 
1/2 
15/10 
B. ĐỀ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Chuyển động cơ học là: 
	A. Sự không thay đổi vị trí của vật so với vật mốc
	B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
	C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.
	D. Sự thay đổi phương và chiều của vật.
Câu 2. Hai lực cân bằng là hai lực:
	A. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.
	B. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.
	C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.
	D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.
Câu 3. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
	A. Ma sát.	B. Trọng lực.
	C. Đàn hồi.	D. Quán tính.
Câu 4. Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
	A. Ma sát trược.	B. Ma sát nghỉ.
	C. Ma sát lăn.	D. Lực quán tính.
Câu 5. Mặt lốp xe ôtô, xe máy, xe đạp, có khía rãnh để:
	A. Tăng ma sát.	B. Giảm ma sát.
	C. Tăng quán tính.	D. Giảm quán tính. 
Câu 6. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
	A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
	B. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
	C. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
	D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 7. Trong các đơn vị đo sau thì đơn vị nào không phải là đơn vị đo áp suất?
	A. N/m2 	B. Pa
	C. mmHg	D. N
Câu 8. Lực đẩy Ác-si-mét có chiều:
	A. Hướng lên trên.	B. Hướng xuống dưới
	C. Hướng theo chiều tăng của áp suất.	D. Hướng theo phương nằm ngang.
Câu 9. Theo nguyên lý Ác-si-mét, lực đẩy lên một vật nhúng trong một chất lỏng bằng:
	A. Trọng lượng của vật.
	B. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
	C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ.
	D. Tỉ số trọng lượng riêng của chất lỏng trên trọng lượng riêng của vật.
Câu 10. Trong trường hợp nào sau đây không có công cơ học:
	A. Một học sinh đang ngồi học bài.
	B. Vận động viên maratông đang chạy trên đường đua.
	C. Cầu thủ bóng đá đang thi đấu trên sân bóng.
	D. Một người đang chèo ghe.
Câu 11. Dụng cụ nào sau đây thực hiện công cơ học khi đang làm việc:
	A. Đèn điện.	B. Động cơ điện.
	C. Bếp điện.	D. Tivi.
Câu 12. Lực đẩy ácsimét lên một vật nằm trong lòng chất lỏng là lớn nhất khi:
	A. Ở đáy bình chứa chất lỏng.	B. Ở dưới mặt chất lỏng.
	C. Ở độ sâu nào thì lực đẩy ácsimét lên vật cũng bằng nhau.
	D. Ở càng sâu trong lòng chất lỏng lực đẩy ácsimét càng lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm)
	Bài 1. a, Khi nào có công cơ học? Lấy ví dụ minh họa. (1 điểm)
b, Phát biểu định luật về công. (1 điểm)
	Bài 2. Bạn Nam đi bộ từ nhà đến trường hết 1,5 giờ với vận tốc trung bình là 4km/h. Hỏi nhà bạn Nam cách trường bao nhiêu km ? (2 điểm)
	Bài 3. Bạn An kéo một vật với một lực 200N đi một quãng đường 20m hết 100 giây.
	a, Tính công mà bạn An đã thực hiện. (1 điểm)
	b, Tình công suất của bạn An trong trường hợp trên. (1 điểm)
C. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM. (4 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
C
7
D
2
B
8
A
3
D
9
C
4
C
10
A
5
A
11
B
6
B
12
C
II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm)
 a, Có công cơ học khi có lực tác dụng và làm cho vật chuyển dời.
	Ví dụ : Tùy học sinh (Học sinh lấy được ví dụ monh họa đúng cho 1 điểm)
b, Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Giải
Nhà bạn Nam cách trường là:
Áp dụng công thức v = s/t s = v.t s = 4.1,5 = 6km
Vậy nhà bạn Nam cách trường là 6km
Bài 2. (2 điểm)
Tóm tắt
t = 1,5h
v = 4km/h
s = ?
Bài 3. (2 điểm)
Giải
a, Công mà bạn An thực hiện được là:
	Áp dụng công thức: A = F.s A = 200.20 = 4000J
b, Công suất của bạ An là:
	Áp dụng công thức: P = A/t P = 4000/100 = 40W
ĐS: 	a, 4000J
b, 40W
Tóm tắt
F = 200N
s = 20m
t = 100s
A = ?
P = ?
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM. 
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
8A4
Tổng
V. RÚT KINH NGHIỆM.
DUYỆT TCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19(1).doc