Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 16: Kiểm tra học kì I - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 16: Kiểm tra học kì I - Năm học 2011-2012

• Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

• Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động của vật.

• Nêu được lực là đại lượng vectơ .

• Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

• Nêu được quán tính của một vật là gì.

• Nêu được ví du về lực ma sát.

• Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

• Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đởi sống, kĩ thuật.

• Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

• Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

• Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong long một chất lỏng.

• Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ac- si-mét .

• Nêu được điều kiện nổi của vật.

• Vận dụng được các công thức p = ; p = h.d ; F = v. d để giải bài tập.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ac-si-mét.

• Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực công.

• Viết và sử dụng được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

• Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.

 1

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 16: Kiểm tra học kì I - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:18 Tiết: 16
NS: 
ND:
Mục tiêu:
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị vận tốc.
Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.
Vận dụng được công thức v = .
Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động của vật.
Nêu được lực là đại lượng vectơ .
Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
Nêu được quán tính của một vật là gì.
Nêu được ví du về lực ma sát.
Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đởi sống, kĩ thuật.
Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong long một chất lỏng.
Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ac- si-mét .
Nêu được điều kiện nổi của vật.
Vận dụng được các công thức p =; p = h.d ; F = v. d để giải bài tập.
Biết cách tiến hành thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ac-si-mét.
Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực công.
Viết và sử dụng được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.
 1.Tính tỉ lệ thực dạy và trọng số:
Số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
4
3
2.1
1.9
13. 1
11.9
12
7
4.9
7.1
30.6
44.4
Tổng: 16
10
7.0
9.0
43.7
56.1
MA TRAÄN ÑEÀ KIEÅM TRA.
 Nội dung
Cấp độ nhận thức
tổng
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
1.Chuyển động và lực(6t)
- Chuyển động- vận tốc
- Lực 
- Quán tính 
1,9,27, Câu3 (2,25đ)
3,7,11 (0,75đ)
2,4,5,8
10 (1,25đ)
6,12 (0,5đ)
4,75đ
2. Ap suất ( 6t )
- Ap suất
- Định luật Ac-si-mét
- Điều kiện vật nổi, vật chìm
23 (0,25đ)
15,16,18,20, 21,22,24,26
( 2đ) 
17,19, Câu1
(1đ)
13,14, Câu2
(1,5đ)
4,75đ
3. Công (1 t )
 Khái niệm
28(0,25đ)
25(0,25đ)
0,5đ
Tổng
2,75đ
3đ
2,25đ
2đ
10đ
ĐỀ KIỂM TRA
I.Trắc nghiệm khách quan: (7đ)
Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu (Mỗi câu đúng 0,25đ)
Câu 1: Chuyển động cơ học là: 
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác
B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác	
D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2:Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Va li:
A. chuyển động so với thành tàu	B. chuyển động so với đầu máy
C. chuyển động so với người lái tàu	D. chuyển động so với đường ray
Câu 3: Công thức tính vận tốc là:
A. v=	 B.v=C. 	D. 
Câu 4: 108 km/h = ...m/s
A. 30 m/s	 B. 20 m/s	 C. 15m/s	D. 10 m/s
Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cách quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
Câu 6: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ. Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:
A.v=	B.v=	
C.v=	D.v=	
Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 8: Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?
A. Xe đi trên đường	
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống
C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung	
D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất
Câu 9: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc	
B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đột ngột rẽ sang phải	
D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Câu 10: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống	B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống	D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Câu 11: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. Ma sát trượt B. Ma sát nghỉ C. Ma sát lăn	 D. Lực quán tính
Câu 12: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
Viên bi lăn trên cát	 B. Bánh xe đạp chạy trên đường
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động	D. Khi viết phấn trên bảng
Câu 13: Chọn câu đúng.
A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng.
B. Mũi đinh phải làm nhọn để làm giảm áp suất khi đóng đinh..
C Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.
D. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn đất.
Câu 14: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy? 
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 15: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên	B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên	D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 16: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. 	B. p= d.h	C. p = d.V	D. 
Câu 17: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
A. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
B. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
C. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
D. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Câu 18 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.
Câu 19:Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
A. 76N/m2	B.760N/m2	C.103360N/m2	 D.10336000N/m2
Câu 20:Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ 
B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi	 
 D. Uống nước trong cốc bằng ống hút 
Câu 21: Trong các câu sau, câu nào đúng?
 A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 22: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
Câu 23: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?
A.N/m2	B.Pa	C.N/m3	D.N
Câu 24: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Acsimét	 B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
C. Trọng lực	 D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Câu 25: Công thức tính công cơ học:
A. A=F/s	B. A=F.s	C. F=A.s	D. F=A/s
Câu 26: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V	B. FA= Pvật	C. FA= d.V	D. FA= d.h
Câu 27.Trường hợp nào sau đây ma sát có lợi?
A.Xe chạy lâu ngày bị mòn lốp	B.Giày đi mãi đế bị mòn
C.Xích xe lâu ngày bị mòn và dãn 	D.Sàn nhà bị ướt đi dễ bị trượt
Câu 28.Đơn vị của công là:
A.N	B.N/m	C.N.m2	D.N.m
II.Tự luận: (3đ)
Câu1: Thả một hòn bi thép vào thuỷ ngân thì viên bi nổi hay chìm? Tại sao? (Cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 và trọng lượng riêng của thép là 7800 N/m3(0,5đ).
Câu 2: Một thùng cao 2,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 1,2m. biết trọng lượng riêng của chất lỏng là 10.000N/m3.(1đ) 
Câu 3:Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? (1,5 đ)
ÑAÙP AÙN VAØ BIEÅU ÑIEÅM
I.Trắc nghiệm khách quan: 7đ
Mỗi câu đúng 0,25đ
1/C, 2/D, 3/B, 4/A, 5/C, 6/B, 7/A, 8/B, 9/D, 10/D, 11/C, 12/D, 13/A, 14/C, 15/D, 16/B, 17đ/C, 18/A, 19/C, 20/A, 21/C. 22/D, 23/D, 24/D, 25/B, 26/C, 27/D, 28/D
II.Tự luận: (3đ)
1/Hòn bi nổi (0,25đ)
Vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của hòn bi (0,25đ)
2/ (1đ)
Tóm tắt: (0,25đ)
 h= 2,2m
 h0= 1,2m
	 dn= 10000 N/m3
 p=?, p1=?
Giải (0,75đ)
Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là:
P= d.h=10000.2,2=22000 (N/m2)
Áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy thùng 1,2m là:
P1 =d.h=d.(h-h0)= 10000.1=10000 (N/m2)
Đáp số:
P=22000 N/m2
P1= 10000 N/m2
3/(1,5đ)
 Chuyển đông đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian
 Chuyển đông không đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian
Lớp
SS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
Trên Tb
Dưới 
Tb
81
82
83
Tổng
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet17thiHKI.doc