Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Sự nổi - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Sự nổi - Năm học 2010-2011

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

-GV làm thí nghiệm: Thả 1 chiếc đinh, 1 mẩu gỗ, 1 ống nghiệm đựng cát có nút đậy kín vào cốc nước. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm (12 ph)

-GV hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ HS trả lời C1

-Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để thống nhất câu trả lời

-GV treo H12.1, hướng dẫn HS trả lời C2. Gọi 3 HS lên bảng biểu biễn véc tơ lực ứng với 3 trường hợp

-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời

Hoạt động 3: Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (10ph)

-GV làm thí nghiệm: Thả một miếng gỗ vào cốc nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay

-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, trả lời câu C34, C4, C5. Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm trình bày

GV thông báo : Khi vật nổi : FA > P , khi lên mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong nước giảm nên FA giảm ( P = FA2)

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Sự nổi - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày soạn: / / 200
Tiết 13 : Sự nổi
 A.Mục tiêu
-Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Nêu được điều kiện nổi của vật
Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
-Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng
-Thái độ nghiêm túc trong học tập, thí nghiệm và yeu thích môn học
 B.Chuẩn bị
-Cả lớp : 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín
 C.Tổ chức hoạt động dạy học
1.Tổ chức
Ngày dạy: ......... ......... 
Lớp: 8A: 8B: 8C :
2.Kiểm tra
-Khi vật bị nhúng chìm trong chất lỏng, nó chịu tác dụng của những lực nào? Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3.Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
-GV làm thí nghiệm: Thả 1 chiếc đinh, 1 mẩu gỗ, 1 ống nghiệm đựng cát có nút đậy kín vào cốc nước. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm (12 ph)
-GV hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ HS trả lời C1
-Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để thống nhất câu trả lời
-GV treo H12.1, hướng dẫn HS trả lời C2. Gọi 3 HS lên bảng biểu biễn véc tơ lực ứng với 3 trường hợp
-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
Hoạt động 3: Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (10ph)
-GV làm thí nghiệm: Thả một miếng gỗ vào cốc nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay
-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, trả lời câu C34, C4, C5. Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm trình bày
GV thông báo : Khi vật nổi : FA > P , khi lên mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong nước giảm nên FA giảm ( P = FA2)
Hoạt động 4: Vận dụng (11ph)
-Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời các câu C6, C7, C8, C9
-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
Với C9: yêu cầu HS nêu điều kiện vật nổi, vật chìm
ý 1 : HS dễ nhầm là vât M chìm thì 
FAM > FAN 
GV chuẩn lại kiến thức cho HS :FA phụ thuộc vào d và V
-HS quan sát vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong cốc nước
(Có thể giải thích theo sự hiểu biết của bản thân )
1.Điều kiện để vật nổi, vật chìm
-HS trả lời câu C1, thảo luận để thống nhất
C1: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực : trọng lực P và lực đẩy Acsimet FA ,hai lực này có cùng phương nhưng ngược chiều....
-HS quan sát H12.1, trả lời câu C2, HS lên bảng vẽ theo hướng dẫn của GV
-Thảo luận để thống nhất câu trả lời
 P > FA P = FA P < FA
a)Vật sẽ chìm xuống đáy bình
b)Vật sẽ đứng yên(lơ lửng trong chất lỏng
c)Vật sẽ nổi lên mặt thoáng
2.Độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
-HS quan sát thí nghiệm: Miếng gỗ nổi lên trên mặt thoáng của chất lỏng
-HS thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời C3, C4, C5
C3: Miếng gỗ nổi, chứng tỏ : P < FA
C4:Miếng gỗ đứng yên, chứng tỏ: P = FA2
 FA= d.V
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
C5 :B.V là thể tích của cả miếng gỗ
3.Vận dụng
-HS làm việc cá nhân trả lời C6 đến C9
-Thảo luận để thống nhất câu trả lời
C6:a) Vật chìm xuống khi :
 P > FA hay dV.V > dl.V dV > dl
b) Vật lơ lửng khi :
 P = FA hay dV.V = dl.V dV = dl
c) Vật nổi lên khi :
 P < FA hay dV.V < dl.V dV < dl
C7: dbi thép > dnước nên bi thép chìm
 dtàu < dnước nên tàu nổi
C8: dthép = 78 000N/ m3
 dthuỷ ngân= 136 000 N/ m3
dthép < dthuỷ ngân nên bi thép nổi trong Hg
C9: FAM = FAN
 FAM < PM
 FAN = PN
 PM > P
4.Củng cố
 -Nhúng vật vào trong chất lỏng thì có thể xảy ra những trường hợp nào 
 với vật ?So sánh P và FA ?
 -Vật nổi lên mặt chất lỏng thì phải có điều kiện nào ?
 -GV giới thiệu mô hình tàu ngầm.
 -Yêu cầu HS đọc mục: Có thể em chưa biết và giải thích khi nào tàu nổi 
 lên, khi nào tàu chìm xuống ?
5.Hướng dẫn về nhà
 -Học bài và làm bài tập 12.1- 12.7 (SBT)
 -Đọc trước bài 13: Công cơ học
 __________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc