Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10, 11 - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10, 11 - Năm học 2011-2012

Nêu cách tiến hành thí nghiệm?

Dựa vào kết quả TN hãy cho biết: Các màng cao su có bị biến dạng không ? Nếu có thì nó chứng tỏ được điều gì?

- Màng cao su bị biến dạng phồng ra, chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và lên thành bình

? Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất răn không?

- Chất lỏng tác dụng áp suất không theo một phương như chất rắn mà gây áp suất theo mọi phương.

? Các vật đặt trong chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra không?

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10, 11 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – Tiết 10
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 
NS:28/10/2011	ND:
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải được các bài tập đơn giản.
- Biết tác hại của việc sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
2. Kĩ năng : Quan sát hiện tượng thí nghiệm và rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Rèn tính tự giác, trung thực, tích cực, hợp tác với bạn trong công việc. Có ý thức tuyên truyền và ngăn chăn việc dùng thuốc nổ đánh bắt cá.
II-CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm học sinh :
 - Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng mcs. 
 - Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
 - Một bình chứa nước, 1 cốc múc, giẻ khô sạch.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập(5’)
1.Kiểm tra bài cũ : 
HS1. Áp suất là gì? Biểu thức tính áp suất, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức. Chữa bài tập 7.1 và 7.2
HS2. Chữa bài tập 7.6
2.Tổ chức tình huống học tập : Như SGK
Hoạt động 2: Nghiên cứu áp lực là gì?(20’)
HS đọc thông tin
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
Dựa vào kết quả TN hãy cho biết: Các màng cao su có bị biến dạng không ? Nếu có thì nó chứng tỏ được điều gì?
- Màng cao su bị biến dạng phồng ra, chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và lên thành bình
? Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất răn không?
- Chất lỏng tác dụng áp suất không theo một phương như chất rắn mà gây áp suất theo mọi phương.
? Các vật đặt trong chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra không?
- HS làm TN, nêu kết quả TN.
? Đĩa D chịu tác dụng của những lực nào?. Nhận xét?
Từ TN 2 hãy rút ra kết luận.
- HS hoàn thành kết luận. HS khác nhận xét.
Sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái ntn? Nêu biện pháp khắc phục?
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
1.Thí nghiệm 1: SGK
2. Thí nghiệm 2: SGK
- Cách tiến hành: SGK
- Kết quả thí nghiệm: Đĩa D trong nước không bị rời hình trụ.
Kết luận:
 Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng(5’)
HS đọc thông tin
? Hãy lập luận để tính áp suất chất lỏng?
Nếu không trả lời được thì GV gợi ý
?Giải thích các đai lượng trong biểu thức?
 A B C
So sánh PA, PB, Pc?
? Giải thích? Rút ra nhận xét?
II. Công thức tính áp suất chất lỏng
 p = d.h
Trong đó :
 p : áp suất ở đáy cột chất lỏng
d : trọng lượng riêng của chất lỏng
h : chiều cao của cột chất lỏng
Chú ý : Chất lỏng đứng yên, tại các điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng như nhau.
Hoạt động 5 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(7’)
1.Vận dụng :
- HS làm việc cá nhân các câu hỏi C6, C7.
- GV lần lượt gọi HS trả lời C6,C7. HS khác nhận xét cuối cùng GV chốt lại. Nêu các biện pháp để ngăn chặn việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm C7. HS ở dưới làm vào vở.
- Đọc phần ghi nhớ SGK
3. Hướng dẫn về nhà :
	Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
	Làm hết các bài tập trong SBT. 
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. 
Đọc trước phần III: Bình thông nhau(SGK).
TUẦN 11 – TIẾT 11
BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THUỶ LỰC
NS:04/11/2011	ND:05/11/2011
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
- Nêu được các mặt thoáng trong bỡnh thụng nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thỡ ở cựng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Biết tác hại của việc sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
2. Kĩ năng : Quan sát hiện tượng thí nghiệm và rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Rèn tính tự giác, trung thực, tích cực, hợp tác với bạn trong công việc. Có ý thức tuyên truyền và ngăn chăn việc dùng thuốc nổ đánh bắt cá.
II-CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm học sinh :
 - Một bình thông nhau có thể thay bằng ống cao su nhựa trong.
 - Một bình chứa nước, 1 cốc múc, giẻ khô sạch.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập(5’)
1.Kiểm tra bài cũ : 
HS1. Chất lỏng gây áp suất như thế nào? Biểu thức tính áp suất chất lỏng, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức?. 
HS2. Chữa bài tập 7.1,2.
2.Tổ chức tình huống học tập : Như SGK
Hoạt động 2 : Nghiên cứu bình thông nhau(15’)
GV: Yêu cầu HS đọc C5, nêu dự đoán của mình?
? Lớp nước ở D sẽ chịu tác dụng của những áp suất nào?
? So sánh pA và pB
HS làm thí nghiệm để chứng minh kết quả.
Qua thí nghiệm hãy rút ra kết luận bằng cách chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
I. Bình thông nhau
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu về máy nén thuỷ lực(15’)
GV; Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết, nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy.
Từ nguyên tắc HĐ của máy GV dẫn dắt HS: pít tông lớn có S lơn hơn pít tông nhỏ bao nhiêu lần thì lực nâng F có độ lớn lớn hơn lực đẩy f bấy nhiêu lần. Nhờ đó mà có thể dừng tay để nâng cả một chiếc ôtô.
II. Máy nén thuỷ lực
1. Cấu tạo:
- Gồm 2 bình (xi lanh) có tiết diện khác nhau được nối thông đáy với nhau
- Hai pít tông có tiết diện khác nhau s, S.
2. Nguyên tắc hoạt động: 
Tác dụng một lực f lên pít tông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất p = f/s lên chất lỏng . áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pít tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pít tông này:
 F = p.S = f.S : s. 
Suy ra:
 F/f = S/s.
Hoạt động 4 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(7’)
1.Vận dụng :
- HS làm việc cá nhân các câu hỏi C8, C9.
- GV lần lượt gọi HS trả lời C8, C9. 
- HS khác nhận xét, GV chốt lại để HS chữa bài vào vở.
C8: ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau nên mực chất nước ở ấm và vòi luôn cao bằng nhau.
C9: Mực chất lỏng trong bình kín luôn bằng mực chất lỏng mà mắt ta nhìn thấy trong bình trong suốt. Thiết bị này là ống đo mực chất lỏng.
- Đọc phần ghi nhớ SGK
3. Hướng dẫn về nhà :
	Học thuộc toàn bộ phần ghi nhớ (SGK)
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
	Làm hết các bài tập trong SBT. 
Xây dựng bản đồ tư duy cho nội dung kiến thức của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docly8tiet1011.doc