Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011

Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thi bằng véc tơ lực.

- Từ kiến thức đã nắm được từ lớp 6, HS dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán khẳng định được "Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.

- Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác; biết suy đoán.

- Có thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.

 B. Chuẩn bị

- Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ.

- Cả lớp: Bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1, bút dạ; 1 máy Atút, 1 đồng hồ bấm giây.

 C. Tổ chức hoạt động dạy học

I. Tổ chức

Lớp:

II. Kiểm tra

HS1: Véc tơ lực biểu diễn như thế nào? Chữa BT 4.4 SBT.

HS2: Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của vật là 1500N, tỷ lệ xích tuỳ chọn, vật A?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/9/2010
Ngày giảng:
Tiết 5: Sự cân bằng lực- Quán tính.
 A. Mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thi bằng véc tơ lực.
- Từ kiến thức đã nắm được từ lớp 6, HS dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán khẳng định được "Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.
- Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác; biết suy đoán.
- Có thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
 B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ.
- Cả lớp: Bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1, bút dạ; 1 máy Atút, 1 đồng hồ bấm giây.
 C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Tổ chức
Lớp: 
II. Kiểm tra
HS1: Véc tơ lực biểu diễn như thế nào? Chữa BT 4.4 SBT.
HS2: Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của vật là 1500N, tỷ lệ xích tuỳ chọn, vật A?
III. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
- Yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK 
Gọi 1 vài HS nêu dự đoán của mình.
đ Vào bài mới.
Hoạt động 2: Nghiên cứu lực cân bằng (20p)
- Hai lực cân bằng là gì? Tác dụng của hai lực cân bằng khi tác dụng vào vật đang đứng yên sẽ làm vận tốc của vật đó có thay đổi không?
- Phân tích lực tác dụng lên quyển sách và quả bóng. Biểu diễn các lực đó? (C1)
GV vẽ sẵn 3 vật lên bảng để HS lên biểu diễn lực.
Yêu cầu HS trình bày trên bảng: 
+ Biểu diễn lực.
+ So sánh điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.
- Qua 3 VD trên em có nhận xét gì về vật khi chịu tác dụng của hai lực cbằng?
- Cho HS chốt lại đặc điểm của hai lực cân bằng:+ Tác dụng vào cùng một vật.
+ Cùng độ lớn.
+ Ngược hướng (cùng phương, ngược chiều)
- Vậy vật đang CĐ mà chịu t/d của hai lực cb thì trạng thái chuyển động của chúng thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân của sự thay đổi vận tốc là gì?
- Nếu lực t/d lên vật mà cb nhau (F = 0) thì vận tốc của vật có thay đổi không?
- Yêu cầu HS đọc nội dung TN h.5.3.
- Yêu cầu mô tả cách bố trí và quá trình làm TN.
GV mô tả lại quá trình TN lưu ý hình d.
Yêu cầu HS làm TN kiểm chứng.
đ Cho HS trả lời từ C2 đến C5.
Vậy, vật đang CĐ chịu tác dụng của hai cb thì có thay đổi CĐ không? Vận tốc có thay đổi không?
Hoạt động 3: Nghiên cứu quán tính là gì? Vận duẹng quán tính trong đời sống và kĩ thuật. (20p)
- Yêu cầu HS đọc nhận xét và phát biểu ý kiến của mình về Nxét đó
- Yêu cầu HS làm TN như C6, C7:
+ Kết quả
+ Giải thích
- Yêu câu HS làm việc cá nhân với C8
Gọi HS trình bày câu trả lời, hướng dẫn HS trao đổi để đi đến giải thích.
- HS đọc tìng huống trong SGK.
Nêu dự đoán: + Tiếp tục CĐ
+ CĐ bị biến đổi
+Không CĐ nữa. 
- Ghi đầu bài
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
- HS trả lời bằng kiến thức đã học ở L6.
- Vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn đứng yên đ vận tốc không đổi bằng 0.
- Xem hình 5.1
- Phân tích các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng.
- Cùng một lúc 3 HS lên bảng, mỗi HS biểu diễn một tỷ lệ xích tuỳ chọn.
- Nhận xét:
+ Khi vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi: v = o
+ Đặc điểm của hai lực cân bằng:
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động:
a) HS dự đoán những phương án trả lời câu hỏi của GV.
b) TN kiểm chứng:
- Đọc TN theo hình
- Đại diện nhóm mô tả TN
- Làm TN theo nhóm
 Trả lời C2 đến C5.
C2: Quả nặng A chịu tác dụng của hai lực: Trong lực PA và sức căng dây T, hai lực đó cân bằng.
C3: Đặt thêm vật A' lên A: PA + PA' > T nên vật AA' chuyển động nhanh dần xuống, B chuyển động đi lên.
C4: A chịu tác dụng của hai lực: PA và T cân bằng với nhau nhưng A vẫn CĐ đ CĐ của A là thẳng đều.
C5: HS ghi kết quả TN vào bảng và rút ra kết luận:
"Một vật đang chuyển động mà, nếu chịu tác dụng của các lực cb thì sẽ tiếp tục CĐ thẳng đều".
II. Quán tính:
1. Nhận xét:
- Khi có F t/d không thể làm vận tốc của vật thay đổi đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
2. Vận dụng:
Mỗi học sinh tự làm TN C6, C7.
C6: Búp bê ngã về phía sau. Khi đẩy xe, chân búp bê CĐ với xe nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp CĐ, vì vậy búp bê ngã về phía sau.
C7: Giải thích tương tự.
C8: HS làm theo yêu cầu của GV
a) Ôtô đột ngột rẽ phải, do có quán tính hành khách vẫn CĐ theo hướng cũ nên bị nghiêng người sang trái.
b) Chân chạm đất dừng lại, nhưng người tiếp tục CD thep qt' nên chân bị gập lại.
c) Vẩy mạnh, khi bút dừng lại nhưng do có qt' mực vẫn CĐ.
d) Cán búa đột ngột dừng lại, do qt đầu búa tiếp tục CĐ nên gập chặt vào cán búa
e) Do qt nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy.
IV. Củng cố:
	- Hai lực cân bằng có đặc điểm như thế nào?
	- Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động sẽ như thế nào?
	- Tại sao một vật chịu tác dụng của một lực không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
V. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học phần ghi nhớ
	- Làm lại C8 SGK
	- Làm BT từ 5.1 đến 5.5 SBT
	- Đọc mục "Có thể em chưa biết"

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5 - Sự cân bằng lực , quán tính ..doc