Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào?

GV: Nước trong cái ly này giống như liền một khối.

 . Cây thước nhựa này giống như liền một khối.

 . Không khí xung quanh ta cũng giống như liền một khối có đúng không?

- GV: Nếu ta nói không khí liền một khối. Vậy chứ trong không khí gồm có những chất gì?

- GV: Vậy không khí có liền một khối không?

- GV: Rõ ràng là nó không liền một khối. Nếu liền một khối thì trong không khí đâu có lộn xộn. Vậy nó được cấu tạo từ những hạt riêng biệt. Trong chất lỏng như rượu và nước: nếu nó liền một khối thì không thể hòa nhập nhau được.

- GV: yêu cầu HS đọc SGK phần I

- GV: Cách đây trên 2000 năm, người ta đã biết vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, nhưng không chứng minh được. Ngày nay, nhờ các kính hiển vi hiện đại có thể phóng đại lên hàng nghìn triệu lần, người ta có thể chụp được ảnh của các hạt riêng biệt cấu tạo nên các chất và ai cũng có thể nhận biết được điều mà con người trước đây không thể nào khẳng định được. Các hạt đó gọi là nguyên tử, phân tử.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được các chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
 - Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử cĩ khoảng cách.
 - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mơ hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mơ hình và thí nghiệm cần giải thích.
 2. Kỹ năng:
 Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử cĩ khoảng cách
 3. Thái độ:
 Yêu thích mơn học, cĩ ý thức vận dụng kiến thức đã học và giải thích một số hiện tượng vật lý đơn gian trong thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
 GV : Cho cả lớp: 2 bình chia độ hình trụ đường kính khoảng 20mm, 1 bình đựng 50cm3 rượu, 1 bình đựng 50cm3 nước
	 Cho mỗi nhĩm: 1 bình đựng 50cm3 ngơ, 1 bình đựng 50cm3 cát
 HS: Nghiên cứu bài ở nhà
III. Hoạt động học của HS 
 1.On định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
Hđ1: Tạo tình huống học tập.(5’)
HS: 100cm3
Cả lớp quan sát
HS đọc kết quả
- HS: thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
GV giới thiệu chương mới
GV cho HS giải bài toán đơn giản sau: có 50cm3 rượu và 50cm3 nước, đổ vào nhau ta sẽ được bao nhiêu cm3 hỗn hợp rượu và nước?
GV tiến hành TN
Yêu cầu 2 HS lên quan sát đọc kết quả.
GV: Hãy so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước?
GV: Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó đã biến đi đâu? Bài học này giúp ta giải thích hiện tượng trên.
HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất(15’)
- HS: đúng
- HS: gồm có: khí CO2, 02, hơi nước.
- HS: không liền một khối
- HS: đọc SGK phần I
- HS: silic được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
- HS: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- HS: vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ
- HS đọc “ Có thể em chưa biết”
-HS: giữa các nguyên tử silic có khoảng cách.
GV: Nước trong cái ly này giống như liền một khối.
 . Cây thước nhựa này giống như liền một khối.
 . Không khí xung quanh ta cũng giống như liền một khối có đúng không?
- GV: Nếu ta nói không khí liền một khối. Vậy chứ trong không khí gồm có những chất gì?
- GV: Vậy không khí có liền một khối không?
- GV: Rõ ràng là nó không liền một khối. Nếu liền một khối thì trong không khí đâu có lộn xộn. Vậy nó được cấu tạo từ những hạt riêng biệt. Trong chất lỏng như rượu và nước: nếu nó liền một khối thì không thể hòa nhập nhau được.
- GV: yêu cầu HS đọc SGK phần I
- GV: Cách đây trên 2000 năm, người ta đã biết vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, nhưng không chứng minh được. Ngày nay, nhờ các kính hiển vi hiện đại có thể phóng đại lên hàng nghìn triệu lần, người ta có thể chụp được ảnh của các hạt riêng biệt cấu tạo nên các chất và ai cũng có thể nhận biết được điều mà con người trước đây không thể nào khẳng định được. Các hạt đó gọi là nguyên tử, phân tử.
- GV: cho HS xem kính hiển vi hiện đại và ảnh các nguyên tử silic.
- GV: Quan sát h.19-3 cho biết silic được cấu tạo như thế nào?
Từ đó rút ra kết luận về cấu tạo của các chất?
- GV: tại sao các chất nhìn có vẽ như liền một khối?
- GV: cho HS đọc phần:” có thể em chưa biết” để biết nguyên tử, phân tử nhỏ như thế nào?
- GV: Quan sát h.19-3 còn thấy giữa các nguyên tử silic có gì nữa?
- GV: Vậy nguyên tử, phân tử nói chung có khoảng cách hay không?
I/ Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
 HĐ3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử.(10’)
- Các nhóm làm TN- trả lời c1
- HS: c1: Thể tích hỗn hợp cát và ngô nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát và ngô.
- HS: vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên các hạt cát đã xen vào khoảng cách này làm thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
- HS: sự hụt thể tích của hai TN
HS: vì giữa các hạt nước cũng như các hạt rượu đều có khoảng cách khi trộn rượu với nước, các hạt rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các hạt nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích hỗn hợp rượu – nước giảm
-HS: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
- GV: Để tìm cách giải đáp câu hỏi nêu ra ở đầu bài bằng cách dùng một TN tương tự như TN trộn rượu với nước, được gọi là TN mô hình.
- GV: Các nhóm tiến hành TN. Thảo luận trả lời c1
-GV: Tại sao nhỏ hơn
- GV: các em có thấy sự tương tự nào trong TN đổ cát vào ngô mà các em vừa làm với TN đổ rượu vào nước mà các em được xem ở đầu tiết không?
- GV: Bây giờ các em thử dùng cách tương tự như cách đã dùng trong việc giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp ngô và cát để giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước.
- GV: từ đó ta rút ra kết luận gì về giữa các nguyên tử, phân tử?
-GV: vì các nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy được. Nên trong cách giải thích trên ta đã dùng các hạt ngô và các hạt cát thay cho các hạt nước các hạt rượu, rồi dùng TN trộn cát vào ngô và cách giải thích TN này để suy ra cách giải thích TN trộn rượu vào nước. Các hạt ngô và hạt cát được coi là mô hình của các phân tử rượu và phân tử nước. TN trộn cát vào ngô được coi là TN mô hình
II/ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
 Hđ4: Vận dụng.(15’)
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
-HS: nêu VD
- HS: giải bài tập
- HS: nguyên tử là liền một khối
- HS: nó là hạt nhỏ nhất, không có hạt nào xen vào được.
- HS phát biểu phần ghi nhớ
- GV: yêu cầu HS trả lời c3, c4, c5
- GV: yêu cầu HS tìm VD ứng dụng vào đời sống thực tế?
- GV: cho thêm 3 bài tập trên bảng phụ
- GV: qua bài học ta kết luận được là các chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Vậy trong phạm vi bài học này: có cái gì được xem là liền một khối?
- GV: vì sao?
- GV: Nhưng thực ra nguyên tử được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn nữa. Nên nó cũng không phải liền 1khối. Đến nguyên tử cũng không liền khối, nên trên đời này không có vật chất nào là liền 1 khối, như SGK đã khẳng định ở phần ghi nhớ. 
- HS phát biểu lại phần ghi nhớ của bài.
 4. Hướng dẫn về nhà.( 2’)
 - Học thuộc phần ghi nhớ của bài.
 - Hồn thành lại các câu c vào vở bài tập.
 - Giải bài tập ở SBT.
 - Tìm VD thực tế ứng dụng về cấu tạo của các chất.
 -Đọc – tìm hiểu bài mới: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?”
 + Trả lời các câu c
 + Làm TN về hiện tượng khuếch tán
 IV. Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet22.doc