Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 20, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 20, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

-GV cho HS quan sát H17.1 và nêu vấn đề.

+ Tại điểm A quả nặng có thế năng không ?

+ Khi quả nặng rơi từ điểm A xuống điểm B, tại B vật có thế năng hay động năng?

+ Nếu tại B quả nặng có động năng thì động năng này do đâu mà có?

+ Giữa thế năng và động năng của quả nặng có quan hệ với nhau như thế nào?

 Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng học bài 17.

*HĐ2 : Tiến hành TN nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong quá trình cơ học

-GV: thả quả bóng rơi từ trên cao xuống, y/c HS quan sát thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1, C2

-GV: Để thay rõ sự thay đổi vận tốc của quả bóng, HS xem H17.1 SGK.

-GV: Vận tốc quả bóng thay đổi như thế nào? Độ cao quả bóng tăng hay giảm? Hãy rút ra kết luận khi quả bóng rơi xuống, động năng và thế năng của nó tăng giảm như thế nào?

-HS: C1: (1) giảm, (2) tăng

 C2: (1) giảm, (2) tăng

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 20, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§17. SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Tiết 20
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
 a/ Kiến thức :
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ biểu đạt như trong SGK; biết nhận ra, lấy VD về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
 b/ Kĩ năng : 
- Rèn luyện các kĩ năng thực hiện thí nghiệm, quan sát và phân tích TN.
 c/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
2. CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án + SGK + SBT + H17.1SGK
 Mỗi nhóm: Con lắc đơn và giá treo + Quả bóng bàn.
HS : SGK + VBT + SBT + Vở ghi bài + kiến thức hướng dẫn tự học ở nhà - tiết 19.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại. 
- Thực nghiệm, trực quan.
4. TIẾN TRÌNH : 
 4.1/ Ổn định tổ chức:
 4.2/ KTBC: 
GV nêu câu hỏi:
HS1: TN hấp dẫn là gì? TNHD phụ thuộc những yếu tố nào? Cho VD? 	 (5đ)
 Thế năng đàn hồi là gì? 	 (5đ)
HS2: Động năng là gì? Động năng phụ thuộc những yếu tố nào? Cho VD? (5đ)
 Bài tập 16.4/22SBT(16.4: Nhờ năng lượng của búa. Đó là động năng)(5đ)	HS: Trả lời
HS: HS khác nhận xét.
GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV cho HS quan sát H17.1 và nêu vấn đề. 
+ Tại điểm A quả nặng có thế năng không ?
+ Khi quả nặng rơi từ điểm A xuống điểm B, tại B vật có thế năng hay động năng? 
+ Nếu tại B quả nặng có động năng thì động năng này do đâu mà có? 
+ Giữa thế năng và động năng của quả nặng có quan hệ với nhau như thế nào?
 Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng học bài 17.
*HĐ2 : Tiến hành TN nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong quá trình cơ học
-GV: thả quả bóng rơi từ trên cao xuống, y/c HS quan sát thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1, C2
-GV: Để thay rõ sự thay đổi vận tốc của quả bóng, HS xem H17.1 SGK.
-GV: Vận tốc quả bóng thay đổi như thế nào? Độ cao quả bóng tăng hay giảm? Hãy rút ra kết luận khi quả bóng rơi xuống, động năng và thế năng của nó tăng giảm như thế nào?
-HS: C1: (1) giảm, (2) tăng
 C2: (1) giảm, (2) tăng 
-HS: Nhóm khác nhận xét. 
-GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
-GV: GV thả quả bóng rơi và y/c HS quan sát sự nảy lên của quả bóng sau khi chạm đất y/c HS thảo luận nhóm và trả lời C3, C4
-HS: C3: (1) tăng, (2) giảm, 
 (3) tăng, (4) giảm
-GV: Hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi của động năng và thế năng khi quả bóng nảy lên ?
-GV: Vậy động năng của quả bóng ở điểm B do đâu mà có, thế năng giảm đi đâu ? Giữa phần động năng và thế năng ấy có quan hệ như thế nào?
-HS: Thế năng -> động năng 
 Động năng -> thế năng
-GV: chuyển ý: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa thế năng và động năng chúng ta cùng nghiên cứu TN2
-GV: Y/C HS đọc thông tin thực hiện TN trong SGK.
- GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm.
- GV: Y/c HS chỉ ra : 
 + Vị trí thấp nhất của con lắc
 + Kéo con lắc đến vị trí A, tại A năng lượng của con lắc tồn tại ở dạng nào? 
 + Thả con lắc và quan sát:
- GV: Y/C HS thảo luận trả lời C5, C6, C7, C8
- GV: Xử lý kết quả báo cáo và nhận xét báo cáo của các nhóm.
-GV: Từ TN 1 và TN2 rút ra kết luận gì?
-HS: Nêu kết luận.
*HĐ3: Thông báo định luật bảo toàn cơ năng 
- GV: Y/C HS trả lời câu hỏi của đầu bài : Trong chuyển động cơ học, động năng và thế năng có tự nhiên sinh ra và mất đi hay không?
- HS: Trả lời 
- GV khẳng định : Thế năng và động năng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia, đó là sự bảo toàn cơ năng
-GV: Gọi HS đọc nội dung định luật
- HS: Đọc chú ý SGK.
*HĐ4: Vận dụng
- GV: Gọi HS đọc C9 và Y/C HS suy nghĩ cá nhân trả lời C9.
- HS: Cá nhân trả lời 
- HS: HS khác nhận xét.
- GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CÁC DẠNG CƠ NĂNG
 1/ Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi
(SGK)
 2/ Thí nghiệm 2 : Con lắc dao động
(SGK)
 3/ Kết luận
(SGK)
II. SỰ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
 Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn.
III. VẬN DỤNG
C9: a) TN của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên.
b) Thế năng chuyển hoá thành động năng.
c) Khi vật đi lên, động năng chuyển hoá thành thế năng. Khi vật rơi xuống thì thế năng chuyển hoá thành động năng.
 4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: Hãy nêu một vài VD trong thực tế có sự chuyển hóa cơ năng từ dạng này sang dạng kia?
- HS: VD : Con lắc đồng hồ đang dao động , quả táo đang rơi
- GV: Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau :
	+ Vận động viên trượt patin lòng máng 
	+ Chơi xích đu
- HS: 	Thế năng -> động năng và Động năng -> thế năng
	Thế năng -> động năng và Động năng -> thế năng
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Học ghi nhớ + vở ghi bài. 
- Làm bài tập 17.1 " 17.6/23,24 SBT.
- Bài mới : §18. “Tổng kết chương I : Cơ học”.
	 + Trả lời các câu hỏi phần A và làm bài tập phần B.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet20-L8.doc