Giáo án Vật lý 9 - Chương 1

Giáo án Vật lý 9 - Chương 1

Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN

I. MỤC TIÊU:

-Nêu được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn.

- Biết vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

II. CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhĩm :

- Nguồn điện, dây dẫn, khoá K, vôn kế, ampe kế,điện trở mẫu

Đối với GV :

_Bảng phụ 1 &2

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. ( 3 phút )

 

doc 44 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Chương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I. MỤC TIÊU:
-Nêu được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn.
- Biết vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhĩm :
- Nguồn điện, dây dẫn, khoá K, vôn kế, ampe kế,điện trở mẫu 
Đối với GV :
_Bảng phụ 1 &2
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. ( 3 phút )
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
Ở lớp 7, chúng ta đã biết khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì độ sáng của bóng đèn càng như thế nào?(đèn càng sáng).vậy cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn cĩ tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn khơng ?Muốn trả lời câu hỏi này cơ trị ta cùng nghiên cưu bài học hơm nay.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn:( 15 phút )
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động cá nhân theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên nhận và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
- HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Từ bảng 1 trả lời C1
- Các em thảo luận nhóm và rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây dẫn.
+GVâ yêu cầu HS quan sát hình 1.1:
*Cho biết sơ đồ mạch điện đó gồm các bộ phận nào? Công dụng của từng bộ phận? Cho biết cách mắc ampe kế và vônkế vào mạch điện?
* Hãy đánh dấu (+), dấu (-) vào dụng cụ đo điện trong sơ đồ.
+Tiến hành thí nghiệm:
- GV yêu cầu mỗi nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và mắc mạch điện theo sơ đồ đó.
-GV hướng dẫn HS thay đổi hiệu điện thế và đo cường độ dòng điện tuơng ứng với các hiệu điện thế đó. Ghi kết quả vào bảng 1.
- GV yêu cầu HS trả lời C1
* Từ kết quả thí nghiệm, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
I. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn:
1.Sơ đồ mạch điện
2.Tiến hành thí nghiệm
Bảng 1
C1:U tăng(giảm) bao nhiêu lần thì I cũng tăng (giảm) báy nhiêu lần.
NX:
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn đó
Hoạt động 3:Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu 
điện thế :( 10 phút )
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo sự hướng dẫn của GV.
- Từng HS làm câu C2. 
– HS thảo luận nhóm, từ đó rút ra nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS đọc mục 1, trả lời câu hỏi :
+Nêu đặc điểm đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U
+Dựa vào đồ thị cho biết :
U=1,5V→I=?
U=4,5V→I=?
- Yêu cầu HS thực hiện câu C2
- Từ đồ thị này các em có thể rút ra kết luận gì?
II. Đồ thị:
1.Dạng đồ thị
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là 1 đường thẳng đi qua gốc toạ độ (U=0,I=0)
2.Kết luận:(sgk)
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố - Hướng dẫn về nhà:( 10 phút )
Đọc C3 &C4
Cá nhân suy nghĩ trả lời
- Yêcầu HS lần lượt đọc C3 &C4
III Vận dụng
 * Về nhà học bài và làm bài tập trong sách bài tập.
*đọc mục “cĩ thể em chưa biết ”& chuẩn bị trước bài 2
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Bài 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
I. MỤC TIÊU:
Hiểu được nội dung định luật ôm: Mối quan hệ của cường độ dòng điện với hiệu điện thế và điện trở của dây dẫn.
Biết tính điện trở của dây dẫn.
Nắm được đơn vị của điện trở.
Vận dụng định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
Các số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài 1 và bảng ghi giá trị thương số 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:( 7 phút )
Nêu mối quan hệ của cường độ dòng điện với hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn? Sửa bài tập số 1 trong sách bài tập.
Sửa bài tập số 3 và 4 trong sách bài tập.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập:( 3 phút )
 Yêu cầu 1 HS đọc phần đầu bài rồi GV nêu câu hỏi: Ngoài việc phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn, cường độ dòng điện còn phụ thuộc vào yếu tố nào? 	Để trả lời câu hỏi trên chúng ta vào bài mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về điện trở (20 phút )
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.
- Từng HS trả lời C2 và thảo luận với cả lớp.
- Từng HS đọc phần thông báo khái niệm điện trở trong SGK.
Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
- GV yêu cầu HS dựa vào các số liệu trong bảng 1 và bảng 2 để tính thương số đối với mỗi dây dẫn và đối với hai dây dẫn khác nhau.
- Từ kết quả thu được, yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
- GV lưu ý HS: Trong các thí nghiệm trên, với cùng 1 hiệu điện thế, dây nào có điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua dây càng nhỏ và ngược lại.
- Khi nhiệt độ của dây dẫn thay đổi thì điện trở của dây dẫn cũng thay đổi.
- GV cho giá trị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế rồi yêu cầu HS tình điện trở tương ứng.
- Yêu cầu HS đổi đơn vị của điện trở.
I. Điện trở của dây dẫn:
 1. Nhận xét: Thương số có giá trị như nhau đối với mỗi dây dẫn và có giá trị khác nhau đối với 2 dây dẫn khác nhau.
 2. Điện trở:
Điện trở của dây dẫn được xác định bằng công thức R=. Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
3. Đơn vị điện trở:
-Đơn vị của điện trở là ôm (W )
+1 kilôôm ( kW ) =1000W 
+1 mêgaôm (M W ) =1000000 W
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật Ôm:( 5 phút )
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV
- Từ biểu thức R= , GV yêu cầu HS suy ra biểu thức tính I? Và cho HS biết đó chính là biểu thức định luật Ôâm.
- Dựa vào biểu thức I=, yêu cầu HS phát biểu thành nội dung định luật Ôâm?
II. Định luật Ôâm:
 1. Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây.
 2.Công thức:
 I= . Trong đó:
* I: Cường độ dòng điện qua dây dẫn ( A )
* U: Hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây dẫn (V )
*R: Điện trở của dây (W )
5.Hoạt động 5: Vận dụng- Củng cố - Hướng dẫn về nhà:( 10 phút )
Hs đọc và làm C3
Yc hs đọc C3 và goi 1 hs lên bảng làm
Yc hs 
C3: Tóm tắt
R=12Ω 
I=0,5A
U= ?
Ngày soạn :
Ngày dạy:
 Bài 3: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
I. MỤC TIÊU:
Nêu được cách xác định điện trở của 1 dây dẫn bằng vônkế và ampe kế.
Rèn luyện tính chính xác, kỹ năng thực hành thí nghiệm.
Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của 1 dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
II. CHUẨN BỊ: 
 Đối với mỗi nhóm HS:
Một dây điện trở chưa biết giá trị.
Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 đến 6V.
Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất 0,1V.
Một ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
Bảy đoạn dây dẫn, mỗi đoạn dài 30cm.
Một công tắc.
Chuẩn bị mẫu báo cáo.
Đối với GV:
 Chuẩn bị ít nhất một đồng hồ đo điện đa năng.
 III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV
1. Hoạt động 1: 
Trình bày phần trả lời câu hỏi trong báo cáo thực hành:( 10 phút )
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, các HS khác kiểm tra đúng sai.
- 1 HS khác thực hiện theo yêu cầu của GV, các HS khác nhận xét.
2. Hoạt động 2:
Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo: ( 35 phút )
- Mỗi nhóm cử đại diện lên nhận và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
-HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
- HS hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm và nộp cho GV.
- HS nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm cho bài sau.
- GV yêu cầu 1 HS vẽ sơ đồ mạch điện dùng để đo điện trở của 1 vật dẫn bằng vônkế và ampekế lên bảng.
- Gọi 1 HS khác lên bảng đánh dấu chốt (+ ) và chốt (- ) của ampekế và vônkế trong sơ đồ đã vẽ.
- GV nêu rõ nội dung thực hành, những việc phải làm trong tiết thực hành.
- Yêu cầu HS nêu công thức tính điện trở.
- Yêu cầu HS trả lời câu b và c.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Hướng dẫn các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
- GV hướng dẫn các nhóm lần lượt đặt các hiệu điện thế khác nhau từ 0-5V vào 2 đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào mẫu báo cáo .
- Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra các nhóm mắc mạch điện, đặc biệt là mắc vôn kế và ampe kế.
- Theo dõi, nhắc nhở tất cả HS tham gia hoạt động tích cực.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng báo cáo kết quả thí nghiệm. 
- Nhận xét kết quả, tinh thần và thái độ thực hành của một vài nhóm.
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Bài 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I. MỤC TIÊU:
Ôân lại các hệ thức tính cường độ dòng điện, tính hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp và hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và điện trở của dây dẫn.
Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN kiểm tra các hệ thức suy ra từ lí thuyết.
Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 -Nguồn đ ... iểm tra bài cũ:
Cho biết các công thức tính điện trở của dây dẫn khi biết các yếu tố của bản thân dây dẫn? Công thức định luật Oâm? Công thức tính điện năng sử dụng?
Phát biểu và viết công thức của định luạt Jun- Lenxơ?
Hoạt động 2: Bài tập 1:
Hoạt đôïng của HS 
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
- 1 HS giải bài tập trên lên bảng.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
+ Cho biết công thức tính nhiệt lương do bếp toả ra?
+ Công thức tính nhiệt lượng do ấm nước thu vào?
+ Công thức tính hiệu suất của bếp?
+ Tính điện năng sử dụng dựa vào công thức nào?
Tóm tắt:
R= 8W ; I= 2,5A ;
a/ t= 1s ; Q= ? 
b/ V= 1,5l ;t10 =200C ; t20=1000C ;c=4200J/kg.K ;
t=20ph=1200s ; H=?
c/ t=3.30h ; 700đ/1kW.h :
A =?
Giải
a/ Nhiệt lượng của bếp toả ra trong 1s:
Q = I2Rt = 2,52.80.1 = 500J
b/ Nhiệt lượng cần cung cấp để nước sôi :
Qi=cm(t20 - t10)
=1,5.4200.(100-25) =472500J
Nhiệt lượng mà bếp toả ra:
Q= I2Rt= 2,52.80.1200 =600000J
Hiệu suất của bếp:
H=.100% =78,75%.
c/ Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày:
A= UIt =I2Rt =2,52.80.3.3600.30J 
=45kW.h
Tiền điện phải trả trong 30 ngày:
700.45=31500(đ).
3. Hoạt động 3: Bài tập 2:
Hoạt đôïng của HS 
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
-1 HS giải bài tập trên lên bảng.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Có nhận xét gì về hiệu điện thế của ấm điện và hiệu điện thế sử dụng? Khi đó, ta có thể kết luận gì về công suất của ấm?
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
+ Công thức tính nhiệt lượng do ấm nước thu vào? Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu?
+ Công thức tính hiệu suất của bếp?
+ Tính điện năng sử dụng dựa vào công thức nào?
Tóm tắt:
Ấm điện(220V-1000W);
U=220V; V=2l; t1=200C;
t2=1000C; H=90%.
a/ c=4200J/kg.K; Qi=?
b/ Qt=?
c/ t=?
Giải:
a/ Nhiệt lượng cần cung cấp để nước sôi:
Qi=cm(t2-t1) 
=4200.2.(100-20) =672000J.
Nhiệt lượng mà ấn điện toả ra:
Từ : H=
Qt=
 »746700J
c/ Điện trở của bếp:
từ: P=UI= suy ra:
R=
Thời gian đun nước sôi:
Từ: A=UIt=t suy ra:
t =
Hoạt động 4: Bài tập 3:
Hoạt đôïng của HS 
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
-1 HS giải bài tập trên lên bảng.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
+ Cho biết công suất tính điện trở của dây dẫn theo các yếu tố của bản thân dây dẫn?
+ Cường độ dòng điện qua dây dẫn được xác định bằng công thức nào? 
+ Công thức tính nhiệt lượng do bếp toả ra theo đơn vị kW.h?
Tóm tắt:
l=40m; U=220V; P=165W;
s=0,5mm2=0,5.10-6m2; 
r=1,7.10-8 Wm;
a/ R=?
b/ I=?
c/ t= 3.30h; Q=?
Giải
a/ Điện trở của toàn bộ dây dẫn từ mạng điện chung tới nhà:
b/ Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn:
P=UI suy ra: 
c/ Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn:
Q=I2Rt= 0,752.1,36.3.30
=68,85J=0,06885kW.h
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 18: THỰC HÀNH: KIỂM NGHIỆM MỐI QUAN HỆ Q – I2 TRONG ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị điện, các dụng cụ như ampe kế , biến trở, nhiệt kế.v.v...
Kiểm tra lại các kết quả tính toán bằng thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
 Đối với mỗi nhóm HS:
Nguồn điện không đổi 12V-2A
Ampe kế có giới hạn đo 2A và độ chia nhỏ nhất 0,1A
Biến trở loại 20(W)-2A.
Nhiệt lượng kế 250ml, dây đốt có điện trở 6(W) bằng nicrom, que khuấy, nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C đến 1000C và độ chia nhỏ nhất 10C.
170ml nước sạch.
Đồng hồ bấm giây để đo thời gian có giới hạn đo 20 phút và độ chia nhỏ nhất 1 giây.
Năm đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 40cm
Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV
- HS nhắc lại mục đích của buổi thực hành.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện mỗi nhóm lên nhận và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
- 2 HS đọc to các bước tiến hành thí nghiệm.
- Các nhóm hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm và nộp cho GV.
- GV nêu mục đích của buổi thực hành.
- Yêu cầu HS cho biết các dụng cụ cần thiết để có thể tiến hành thí nghiệm.
- Gọi đại diện mỗi nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Gọi 2 HS đọc to các bước thí nghiệm.
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước trong SGK.
- GV kiểm tra các nhóm làm thí nghiệm và giúp đỡ các nhóm còn yếu.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm.
- HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Nắm được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Nắm được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị các thiết bị trong hình 19.1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu và viết công thức của định luật Jun- Lenxơ.
Sửa các bài tập trong SBT.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện năng:
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
- HS đọc các câu hỏi và chú ý nghe sự phân tích của GV.
1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc các câu C1,C2, C3, C4 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trên.
2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện:
- GV yêu cầu HS đọc lần lượt các câu C5, C6 và phân tích trong từng trường hợp cho HS hiểu vì sao khi ta làm như thế thì được an toàn khi sử dụng điện.
I. An toàn khi sử dụng điện:
Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
 Hoạt động 3: Sử dụng tiết kiệm điện năng:
Hoạt động của HS 
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu của GV
- HS tự tìm thêm các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng:
GV cho HS đọc to các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng; Đối với mỗi lợi ích mà HS nêu lên, GV đặt câu hỏi vì sao lại có các lơiï ích đó?
- GV yêu cầu HS đọc câu C7 và yêu câu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi này.
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- GV yêu cầu HS đọc câu C8: Như vậy muốn tiết kiệm điện năng ta phải làm như thế nào?
- Gọi 2 HS đọc to câu C9 và yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trên.
II. Sử dụng tiết kiệm điện năng:
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng:
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
Hoạt động 4: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu Hs đọc câu C10 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi này.
- Gọi 2 HS đọc to câu C11 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi này
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trog câu C12 và chú ý phân tích cho HS hiểu khi nào sử dụng bóng đèn nào có lợi hơn bóng đèn nào?
- Dặn dò: Về nhà học bài và làm hết bài tập trong SBT.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
I. MỤC TIÊU:
Củng cố các kiến thức đã học trong chương I.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
II. CHUẨN BỊ: 
 GV yêu cầu HS trả lời trước phần tự kiểm tra, có nghĩa là phải ôn lại các kiến thức trong phần lí thuyết đã được học trong chương.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1. Tự kiểm tra:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chú ý lắng nghe phần sửa chửa những sai sót của GV.
2.Vận dụng:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và cùng nhau giải các bài tập 17, 18 theo sự hướng dẫn của GV.
Bài tập 17:
Tóm tắt:
Unt=12V; Int=0,3A; 
Uss=12v;Iss=1,6A;
R1 =?;R2=? 
Giải
Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2
Rnt= 
Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2
Rss= 
Mà điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2:
 Rnt= R1+R2=40W
và điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2:
 Suy ra :
Vậy: R1+R2=40W
 R1.R2=300W 
Ta giải được:R1=30W vàR2=10W
Hay R1=10W vàR2=30W
Bài 18:
Giải
a/ 
b/ Điện trở của ấm điện khi hoạt động bình thường:
từ: P=UI=
c/ Tiết diện của dây dẫn:
từ: 
 =0,05mm2 
Đường kính tiết diệncủadây dẫn
 từ:S=
 1. Tự kiểm tra:
- GV lần lượt cho HS đọc các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và yêu cầu các em hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi này.
- GV cần sửa chửa những sai sót khi HS trả lời các câu hỏi bày và chú ý phân tích vì sao lại có những sai sót đó.
2. Vận dụng:
- Gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm từ câu 12 đến câu 16 và cho các em trả lời tại lớp các câu hỏi này.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập 17 và 18 tại lớp.
- Dặn dò: Về nhà làm bài tập 19, 20 và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docga vat ly 9.doc