Cho học sinh đọc câu hỏi gợi ý phần mở bài và chuyển vào phần I.
GV: Đưa hình vẽ phóng to 31.1 giảng về cấu tạo và hoạt động của đi na mô xe đạp.
Đạt câu hỏi : Có phải nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện?
Chuyển sang phần II.
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
H: Đèn LED có đặc điểm gì ?
Các nhóm học sinh làm thí nghiệm Và trả lời câu hỏi C1, C2.
+Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây: đèn sáng.
+ Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây: đèn không sáng.
+ Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây: đèn không sáng.
+Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây: đèn sáng
Câu C2:Khi ống dây di chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm thì đèn sáng.
H: Qua hai thí nghiệm em có nhận xét gì ?
I. Cấu tạo và hoạt động của đi na mô xe đạp.
- Cấu tạo: Nam châm, cuộn dây, lõi sắt non, núm xoay có trục quay gắn với trục quay.
- Hoạt động.
Khi núm xoay quay, nam châm quay theo trong mạch kín của cuộn dây có dòng điện và đèn sáng.
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
1, Dùng nam châm vĩnh cửu.
a. Thí nghiệm 1: (SGK).
b. Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây hoặc ngược lại.
Ngày /2006. Tiết 33: Hiện tượng cảm ứng điện từ. I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu và nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. - Mô tả được cách tạo ra dòng điện cảm ứng trọng cuộn dây dẫn kín bằng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. - sử dụng đúng hai thuật ngữ mới đó là: dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. II. Chuẩn bị: Của GV: Tranh vẽ hình 31.1 ( chiếc đi na mô xe đạp). Của nhóm HS: ống dây có gắn 2 đèn LED mắc song song và ngược chiều. Nam châm vĩnh cửu có gắn trục quay, nguồn điện, khóa và dây nối. III. Các bước tiến hành dạy học trên lớp: Cho học sinh đọc câu hỏi gợi ý phần mở bài và chuyển vào phần I. GV: Đưa hình vẽ phóng to 31.1 giảng về cấu tạo và hoạt động của đi na mô xe đạp. Đạt câu hỏi : Có phải nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện? Chuyển sang phần II. GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. H: Đèn LED có đặc điểm gì ? Các nhóm học sinh làm thí nghiệm Và trả lời câu hỏi C1, C2. +Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây: đèn sáng. + Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây: đèn không sáng. + Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây: đèn không sáng. +Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây: đèn sáng Câu C2:Khi ống dây di chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm thì đèn sáng. H: Qua hai thí nghiệm em có nhận xét gì ? I. Cấu tạo và hoạt động của đi na mô xe đạp. - Cấu tạo: Nam châm, cuộn dây, lõi sắt non, núm xoay có trục quay gắn với trục quay. - Hoạt động. Khi núm xoay quay, nam châm quay theo trong mạch kín của cuộn dây có dòng điện và đèn sáng. II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện. 1, Dùng nam châm vĩnh cửu. a. Thí nghiệm 1: (SGK). b. Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây hoặc ngược lại. HS: Đọc câu hỏi C3, các nhóm làm thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi C3. + Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện đèn sáng. + Khi dòng điện đã ổn định thì đèn không sáng. + Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện đèn sáng. + Sau khi ngắt mạch điện thì đèn không sáng. H: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì ? dòng điện xuất hiện khi nào ? GV: Thông báo về dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. HS: Đọc và trả lời câu hỏi C4,các nhóm làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình. HS: Đọc và trả lời câu hỏi C5. 2. Dùng nam châm điện. a. Thí nghiệm 2: SGK. b. Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngất mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên. III. Hiện tượng cảm ứng điện từ. - Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm ứng. - Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu C4: Dự đoán đèn sáng tức là có dòng điện trong cuộn dây dẫn kín. Thí nghiệm kiểm tra: Kết quả đúng như dự đoán. Phần củng cố : Có những cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng? Thế nào gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ ? Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong sách bài tập. Ngày 12/1/2006. Tiết 34: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. I. Mục tiêu: 1. xác định được có sự biến đổi ( tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. 2. Dựa trên quan sát thí nghiệm xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng với sự biến đổi của đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. 3. Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. 4. Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng. II. Chuẩn bị: Hình vẽ phóng to 32.1 . III. Các bước tiến hành dạy, học trên lớp. A. Bài cũ: Hãy nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng. B. Các bước tiến hành dạy học kiến thức mới: HS: đọc câu hỏi thắc mắc phầm mở bài. Phần I: GV: Thông bào cho học sinh từ trường đã sinh ra dòng điện. mục tiêu của phần này là xét xem số đường sức xuyên qua tiết diện của vòng dây trong thí nghiệm ở bài trước có thay đổi không. GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ phóng to 32.1 HS: Đọc và trả lời câu hỏi C1. + Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. + Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. + Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. + Đặt nam châm đứng yên, cho cuộn dây dẫn chuyển động lại gần nam châm thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. H: Qua đó em có nhận xét gì về số đường sức từ xuyên qua cuộn dây trong trường hợp nào thì biến thiên. H: Trong thí nghiệm ở bài 31, ta đã biết những trường hợp nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng ? HS: Đọc và trả lời câu hỏi C2: Làm thí nghiệm Có dòng điện cảm ứng hay không số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây có biến đổi không. Đưa nam châm lại gần cuộn dây Có Có Đặt nam châm nằm,yên Không Không Đưa nam châm ra xa cuộn dây Có Có H: Từ bảng trên cho ta thấy điều kiện nào để xuất hiện dòng điện cảm ứng HS: Đọc và trả lời câu hỏi C4: Khi ta đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên. Cho học sinh đọc phần kết luận. I - Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây. Nhận xét 1: Đưa nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm(biến thiên). II - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Nhận xét 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên. Kết luận: SGK. HS: Đọc và trả lời câu hỏi C5 và C6. III – Vận dụng. Câu C5: Quay núm của đi na mô, nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi một cực của nam châm ra xa cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. Câu C6: Tương tự câu C5. Củng cố: Nêu điều kiện để có dòng điện cảm ứng ? Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong sách bài tập. Tiết 35: Kiểm tra học kỳ I (Theo đề ra của sở giáo dục). Ngày 12/1/2006. Tiết 37: Dòng điện xoay chiều. I. Mục tiêu: - Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi. - Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều theo hai cách cho nam châm quay hoặc cuộn dây quay, dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều dòng điện. - Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. II. Chuẩn bị: Với mỗi nhóm học sinh: - 1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn LED mắc song song và ngược chiều, - 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng. - 1 mô hình cuộn dây quay quanh một trục trong từ trường của nam châm. Với giáo viên: 1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn LED mắc song song và ngược chiều, có thể quay quanh một trục trong từ trường của nam châm. III. Các bước tiến hành dạy, học trên lớp. A. Bài cũ: Nêu điều kiện để có dòng điện cảm ứng. GV: Cho học sinh các nhóm làm thí nghiệm SGK. H: Qua thí nghiệm ta thấy đèn nào sáng trong hai trường hợp sau: + Đưa nam châm vào trong ống dây ? + Đưa nam châm ra ngoài ống dây ? H: Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong hai trường hợp có gì khá nhau từ đó nêu lên kết luận về mối quan hệ giữa chiều dòng điện và số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng và giảm. GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm liên tục cho nam châm vào và ra khỏi ống dây để thấy được hai đèn luân phiên thay đổi nhau sáng. GV: Thông báo về dòng điện xoay chiều. H: Hãy phân tích số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi như thế nào khi cho nam châmâm quay quanh một trục thẳng đứng trước nam châm. Từ đó I – Chiều của dòng điện cảm ứng. 1. Thí nghiệm: SGK. 2. Kết luận: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng thì dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại với chiều của dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn giảm. 3.Dòng điện xoay chiều. Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều. II – Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. 1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. B. Dạy học bài mới. GV: Yêu cầu học sinh đọc thắc mắc phần mở bài. Suy ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào trong khi nam châm quay. GV: Yêu càu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. HS: Quan sát hình 33.1 phân tích số đường sức từ thông qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào khi cuộn dây quay ? Từ đó rút ra nhận xét về chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn ? H: Để tạo ra dòng điện xoay chiều ta có những cách nào ? HS: Đọc và trả lời câu hỏi C4 2.Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm. 3. Kết luận: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nam châm quay trước cuộn dây hay cuộn dây quay trong từ trường . III – Vận dụng: Câu C4: Khi khung quay trên nửa vòng tròn thì đường sức từ qua khung tăng một trong hai đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau số đường sức từ giảm, đèn kia lại sáng. Củng cố dặn dò: 1 – Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín có đặc điểm gì khi số đường sức từ xuyên qua cuộn dây đang tăng mà lại chuyển sang giảm hoặc ngược lại ? 2. Có các cách nào để tạo ra dòng điện xoay chiều? Dặn dò : Làm các bài tập trong SBT. Ngày 19/1/2006. Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều. I – Mục tiêu: - Nhận biết được hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy. - Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều. - Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục. II – Chuẩn bị Mô hình máy phát điện xoay chiều. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp. A – Bài cũ: 1. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi nào ? Giải thích vì sao khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều? 2. Nêu hai cách làm xuất hiện dòng điện xoay chiều? Giải thích vì sao khi cho khung dây quay trong từ trường thì lại xuất hiện dòng điện xoay chiều ? B – Dạy bài mới: HS: Đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài. GV: Cho học sinh quan sát mô hình máy phát điện xoay chiều ( hai ... ra kết luận gì? HS: Đọc câu C3, GV hướng dẫn trả lời và giao về nhà làm thí nghiệm. III – Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng. 1. Thí nghiệm 2. Kết luận. Ta có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách trộn ánh sáng ba màu: màu đỏ, màu lục và màu lam. Hoặc trộn ánh sáng các màu đỏ đến tím do lăng kính phân tích ra cũng được ánh sáng trắng. IV - Vận dụng. Câu C3: Do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc nên cho ta cảm giác có màu trắng Củng cố: Học sinh đọc phần ghi nhớ. Dặn dò: Làm các bài tập trong SBT Ngày soạn: /2007 Tiết 61: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu. I – Mục tiêu: - Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt ta khi ta nhìn thấy vật màu đỏ, màu xanh, màu đen. - Giải thích được hiện tượng khi ta đặt vật dưới ánh sáng trắng thì ta thấy các vật màu đỏ, màu xanh, màu đen - Giải thích được hiện tượng khi ta đặt vật dưới ánh sáng đỏ thì các vật đỏ mới giữ nguyên màu, còn các vật màu khác thì có màu bị thay đổi. II – Chuẩn bị: ống đèn nghiên cứu về màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp. A. Bài cũ: HS : Ta có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách nào? nêu các màu cơ bản ? Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào? B. Bài mới: HS Đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài. HS: Đọc và trả lời câu hỏi C1. Khi nhìn thấy thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu lục thì đã có ánh sáng màu trắng, màu đỏ, màu lục truyền vào mắt ta. H: Qua câu hỏi trên em rút ra nhận xét gì? GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm và rút ra nhận xét. I – Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng. Dưới ánh sáng trắng vật màu nào thì có ánh sáng màu đó chiếu vào mắt ta ta gọi đó là màu của vật. II – Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. 1. Thí nghiệm và quan sát. 2. Nhận xét: Dưới ánh sáng đỏ vật màu trắng cũng có màu đỏ vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Dưới ánh sáng đỏ vật màu đỏ cũng có màu đỏ vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Dưới ánh sáng đỏ vật màu đen vẫn có màu đen vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ. Dưới ánh sáng lục vật màu trắng cũng có màu lục vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng lục. Dưới ánh sáng lục vật màu lục cũng có màu lục vậy vật màu lục tán xạ tốt ánh sáng lục . Dưới ánh sáng lục vật màu đen vẫn có màu đen vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng lục. H: Qua cả hai phần trên em có kết luận gì về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật? HS: Đọc và trả lời các câu hỏi phần vận dụng. Dưới ánh sáng lục vật màu đỏ có màu đen vậy vật màu đỏ không tán xạ ánh sáng lục III – Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. - Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác. - Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng các màu. - Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu. IV – Vận dụng: C4: Ban ngày ta thấy các lá cây có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của mặt trời phát ra, còn ban đêm ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng nên chúng không có gì để tán xạ. C5: Đặt tấm kính đỏ trên tờ giấy trắng, chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính ta thấy có màu đỏ. Giải thích: ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắn, tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ lại truyền qua tấm kính đỏ vào mắt ta. Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ. Chú ý không nhìn tờ giấy theo phương phản xạ ánh sáng vì nếu vậy ta thấy lóa và thấy ánh sáng trắng. Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh ta thấy có màu đen vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ. C6: Vì trong chùm sáng trắng có đủ ánh sáng mọi màu nên các vật màu nào thì nó sẽ tán xạ tốt náh sáng màu đó nên ta thấy các vật có màu đó. Củng cố: Học sinh đọc phần ghi nhớ. Dặn dò: Làm các bài tập trong SBT Ngày soạn: /2007 Tiết 62: Các tác dụng của ánh sáng. I – Mục tiêu: - Trả lời được câu hỏi tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? - Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen để giải thích một số hiện tượng thực tế. - Trả lời được câu hỏi tác dụng sinh học của ánh sáng là gì? Tác dụng quang điện của ánh sáng là gì? II – Chuẩn bị: Đèn sợi đốt trên có gắn vật màu trằng và màu đen, hai nhiệt kế, pin mặt trời, quạt điện dùng pin mặt trời. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp. A. Bài cũ: HS: Nêu các kết luận về sự tán xạ ánh sáng của các vật. B. Bài mới: HS Đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài. H: Nêu một số hiện tượng ánh sáng chiếu vào các vật làm các vật nóng lên. H: Kể một số công việc sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng vào sản xuất ? H: Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng gì? HS: Làm thí nghiệm SGK và điền kết quả vào bảng 1. H: Qua thí nghiệm em có kết luận gì ? HS: Đọc thông tin phần II. H: Hãy nêu một số thí dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối? H: Hãy nêu một số thí dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cơ thể người? HS: quan sát pin mặt trời chiếu ánh sáng cho nó hoạt động làm quay quạt điện. H: Muốn cho pin mặt trời hoạt động thì phải làm như thế nào? Khi pin mặt trời hoạt động thì nó có nóng lên không? Điều đó chứng tỏ pin mặt trời hoạt động có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng không? HS: Đọc và trả lời các câu hỏi C8, C9, C10. I - Tác dụng nhiệt của ánh sáng. 1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? Năng lượng của ánh sáng bị biến thành nhiệt năng. 2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen. Vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn vật có màu tối. II .Tác dụng sinh học của ánh sáng. ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. III. Tác dụng quang điện của ánh sáng. 1. Pin mặt trời. 2. Tác dụng quang điện của ánh sáng. Pin mặt trời biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng. IV – Vận dụng: C8: ác - si - met đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời. C9: Bố mẹ đang nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời. C10: Mùa đông trời rét nên mặc áo màu tối để hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, còn về mùa hè nóng nên mặc áo màu sáng để hấp thụ ít năng lượng ánh sáng mặt trời Củng cố: Học sinh đọc phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết. Dặn dò: Làm các bài tập trong SBT Ngày soạn: /2007 Tiết 63: thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa cd. I – Mục tiêu: - Trả lời được câu hỏi thế nào là ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc. - Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc. II – Chuẩn bị: 1. Đối với mỗi nhóm học sinh : 1 đèn phát ra ánh sáng trắng, các tấm lọc màu đỏ, lục, lam, 1 đĩa CD. Một số nguồn sáng đơn sắc như đèn LED, đèn laze, nguồn điện. 2. Đối với cả lớp: Dụng cụ dùng để che tối. 3. Đối với mỗi học sinh: Viết báo cáo theo mẫu. III – Các bước tiến hành thí nghiệm: 1. Ôn về lý thuyết: HS: Trả lời các câu hỏi vào bản báo cáo. - ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích các ánh sáng đó thành các màu khác nhau được. - ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng tuy cũng có một màu nhất định nhưng có thể phân tích các ánh sáng đó thành các màu khác nhau được. - Có nhiều nhiều cách phân tích ánh sáng như: dùng lăng kính, dùng đĩa CD Trong bài này ta phân tích ánh sáng bằng đĩa CD. Cách làm: Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD, quan sát ánh sáng phản xạ, nghiêng đi nghiên lại để thay đổi góc tới của chùm sáng trên mặt đĩa (chú ý chỉ cho ánh sáng cần phân tích lên mặt đĩa). Nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu vào mặt đĩa CD là ánh sáng đơn sắc. Nếu thấy ánh sáng phản xạ có nhiều màu khác nhau thì ánh sáng chiếu vào mặt đĩa CD là ánh sáng không đơn sắc. 2. Nội dung thực hành. a. Lắp ráp thí nghiệm. Lần lượt đưa các tấm lọc màu chắn trước đèn rồi đưa đĩa CD vào chùm tia sáng ló ra. Phải cầm đĩa trong tay sao cho có thể thay đổi độ nghiêng của đĩa một cách dễ dàng. Quan sát và rút ra nhận xét và ghi vào báo cáo thí nghiệm. Thí nghiệm phải làm trong phòng tối, nếu phòng không tối thì nên làm trong hộp giấy cứng b. Phân tích kết quả. Trong ánh sáng phân tích được có những màu nào? từ đó rút ra ánh sáng chiếu lên đĩa CD là đơn sắc hay không đơn sắc. c. Thay đèn sợi đốt bằng các đèn LED phát ra ánh sáng các màu và đèn laze. Quan sát kết quả và đưa ra nhận xét. IV – Tổng kết thực hành: Giáo viên cho các nhóm học sinh thu báo cáo thực hành và đồ dùng thí nghiệm. Nhận xét giờ thực hành. Ngày soạn: /2007 Tiết 64: Tổng kết chương III: Quang học. I – Mục tiêu: Trả lời được những câu hỏi phần tự kiểm tra, vận dụng được các kiến thức đã chiếm lĩnh được để giải thích được các câu hỏi trong phần vận dụng. II – Chuẩn bị: Trả lời trước các câu hỏi phần tự kiểm tra. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp: 1. Học sinh các nhóm trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra. 2. Giáo viên hướng dẫn trả lời các câu hỏi phần vận dụng. Câu 18: Chọn phương án B. Câu 19 : Chọn phương án B. Câu 20 : Chọn phương án d. Câu 21: a. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ. b. Vật màu xanh có khả năng ýan xạ mạnh ánh sáng xanh. c. Trộn ánh sáng màu vàng với ánh sáng màu xanh da trời ta được ánh sáng màu lục. d. mọi ánh sáng đều có tác dụng nhiệt. A F I B A’ B’ F’ ã O Câu 22: Cho OA = 20 cm, f = 20 cm. a. Vẽ ảnh của AB qua thấu kính. b. Đó là ảnh thật hay ảnh ảo? c. ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? Giải: a. Dựng ảnh như hình vẽ. b. ảnh A’B’ là ảnh ảo. c. Vì điểm A trùng với điểm F nên BO và AI là hai đường chéo của hình chữ nhật BAOI. Điểm B’ là giao điểm của hai đường chéo. A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO. Ta có OA’ = . Vậy ảnh cách thấu kính 10 cm. Câu 23: B’ A’ A ã F B ã F’ Phim ảnh O I Cho f = 8 cm. AB = 1,2 cm. OA = 1,2m = 120cm. a. Dựng ảnh của vật AB. b. Tính A’B’. Giải: a. Dựng ảnh như hình vẽ. b. Tam giác ABO đồng dạng với tam giác A’B’O nên hay Vì AB = OI nên : . (1) hay (2). Từ 1 và 2 ta có: Hay : Thay số ta có: B’ A’ A ã F B ã F’ O I Hay: ảnh cao 2,86cm. Câu 24: AB = 5m = 500cm. OA = 2m =200m. OA’ = 2cm. Tính A’B’. Giải: Ta có : Hay: . Vậy: ảnh cao 0,8cm. Câu 25: a. Nhìn ngọn đèn dây tóc qua tấm lọc đỏ ta thấy ánh sáng đỏ. b. Nhìn ngọn đèn dây tóc qua tấm lọc màu lam ta thấy ánh sáng màu lam. c. Chập hai kính lọc màu đỏ và lam rồi nhìn ngọn đèn dây tóc nóng sáng ta thấy màu đỏ sẫm. đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam mà là thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi tấm lọc có thể cản được. Câu 26: Hiện tượng này cho thấy tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời. Không có ánh sáng để duy trì sự sống cho cây cảnh đó.
Tài liệu đính kèm: