Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 9, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 9, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

* Hoạt động 2: tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình

GV: giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nêu rõ mục đích của thí nghiệm, yêu cầu học sinh dự đoán khi ta đổ nước vào bình.

HS: làm việc theo nhóm

- Phát phiếu dự đoán của nhóm trước cá nhân.

- Nhận dụng cụ, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán kết luận trả lời câu hỏi C1: màng cao su biến dạng điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.

GV: có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không ? Dẫn sang thí nghiệm 2

* Hoạt động 3: tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng

GV: chất lỏng có gây áp suất trong lòng nó không thí nghiệm

GV: mô tả dụng cụ thí nghiệm, mục đích thí nghiệm và cho học sinh dự đoán hiện tượng.

HS: hoạt động theo nhóm

- Nhận dụng cụ thí nghiệm.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 9, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs rờ kơI 	Giáo viên: Hoàng Văn Chiến
Tuần:09	Ngày soạn:14/10/2008 
Tiết: 09	Ngày dạy: 14/10/2008 
Bài 8: áp suất chất lỏng - bình thông nhau
I. Mục tiêu:
 - Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng trong lòng chất lỏng.
 - Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
 - Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập đơn giản.
 - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
 - Rèn kuyện kỹ năng sử dụng công thức để giải bài tập.
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và hợp tác trong học tập của mỗi học sinh.
II. Chuẩn bị:
* Cho mỗi nhóm học sinh:
 - Một bình trụ có đáy C và hai lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng.
 - 1 bình trụ thủy tinh có đáy đĩa D tách rời.
 - Một bình thông nhau.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập
GV: mở bài như SGK
Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu áp suất lớn.
* Hoạt động 2: tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình
GV: giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nêu rõ mục đích của thí nghiệm, yêu cầu học sinh dự đoán khi ta đổ nước vào bình.
HS: làm việc theo nhóm
- Phát phiếu dự đoán của nhóm trước cá nhân.
- Nhận dụng cụ, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán ị kết luận trả lời câu hỏi C1: màng cao su biến dạng điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
GV: có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không ? Dẫn sang thí nghiệm 2
* Hoạt động 3: tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng
GV: chất lỏng có gây áp suất trong lòng nó không ị thí nghiệm
GV: mô tả dụng cụ thí nghiệm, mục đích thí nghiệm và cho học sinh dự đoán hiện tượng.
HS: hoạt động theo nhóm
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Dự đoán.
- Làm thí ngiệm kiểm tra dự đoán trả lời câu hỏi C3.
- C3: chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên các vật ở trong nó.
GV: yêu cầu học sinh điền từ thích hợp vào ô trống để hoàn thành kết luận C4.
HS: C4: (1) thành; (2) đáy; (3) trong lòng
* Hoạt động 4: xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
GV: yêu cầu học sinh dựa vào công thức P = (1) để chứng minh công thức P = d.h
HS: ta có d = = ị F = d.h.s
Thay F = d.h.s vào (1) ta được:
P = ị P = d.h
GV: yêu cầu học sinh làm bài tập tính áp suất tác dụng tại một điểm trong lòng chất lỏng ở một bể nước độ cao của cột nước là 1,5m.
HS: 
Biết: dnước = 1000N/m3
 h = 1,5m
Tính: P = ?
áp dụng công thức: P = d.h = 1000N/m3. 1,5m = 1,5 (Pa)
* Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau
GV: giới thiệu cấu tạo bình thông nhau, yêu cầu học sinh dự đoán trạng thái của chất lỏng ở 3 trạng thái mô tả trong SGK.
HS dự đoán: (hoạt động theo nhóm) kết quả thí nghiệm, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán ị kết luận: bằng cách tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
HS: ......... cùng một ..........
* Hoạt động 6: Vận dụng
GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C5, C6, C7, C8, C9 trong SGK và học thuộc phần ghi nhớ đóng khung
Bài tập về nhà: trong sách bài tập từ bài 8.1 đến 8.6; đọc kỹ phần em có thể chưa biết.
I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng trong lòng chất lỏng:
1. Thí nghiệm 1:
* Kết luận: chất lỏng gây ra áp suất tác dụng lên đáy bình và thành bình.
2. Thí nghiệm 2:
3. Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và ở các vật trong lòng chất lỏng
II. Công thức tính áp suất chất lỏng:
 P = d.h
Trong đó: 
P: áp suất ở đáy cột chất lỏng.
d: trọng lượng riêng của chất lỏng.
h: chiều cao của cột chất lỏng.
P tính bằng Pa
d tính bằng N/m3
h tính bằng m
III. Bình thông nhau:
* Kết luận: trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
IV. Vận dụng:
 (Ghi nhớ)
4. Dặn dò: 
-Về nhà học phần ghi nhớ .
-Làm bài tập: 8.1 đến 8.6/SBT
-Đọc phần có thể em chưa biết và đọc trước bài mới
5. Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc9 Ap suat chat long.doc