Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận

 - HS biết chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó.

 2. Kĩ năng:

 - HS mô tả được các thí nghiệm và viết được công thức tính áp suất chất lỏng.

 - Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.

 3. Thái độ:

 - Rèn ý thức tự giác trong học tập và khi làm thí nghiệm.

 II. chuẩn bị:

- GV: Phấn màu, thước thẳng, dụng cụ thí nghiêm theo hình 8.3, 8.4, 8.6.

- HS: Đọc trước SGK.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 8 Ngày soạn: 26 / 9 / 2010
 Tiết : 8 Ngày dạy : 01 / 10 / 2010
Bài 8
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - HS biết chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó.
 2. Kĩ năng:
 - HS mô tả được các thí nghiệm và viết được công thức tính áp suất chất lỏng.
 - Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
 3. Thái độ:
 - Rèn ý thức tự giác trong học tập và khi làm thí nghiệm.
 II. chuẩn bị:
GV: Phấn màu, thước thẳng, dụng cụ thí nghiêm theo hình 8.3, 8.4, 8.6.
HS: Đọc trước SGK.
 III. Phương pháp:
 - Gợi mở, vấn đáp và làm việc cá nhân.
 IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Kiểm tra sĩ số:
 - 8A1
 - 8A2.
 - 8A3.
Kiểm tra 15 phút:
 Câu1: Áp lực là gì? 
 Câu 2: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 180 000N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính áp lực mà người đó tác dụng lên mặt sàn?
Tạo tình huống: (Như SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Sự tồn tại của áp suất trong chất lỏng
HS quan sát thí nghiệm và thảo luận trả lời C1,C2
HS quan sát thí nghiệm và làm C3,C4 theo nhóm. 
HS đại diện trình bày
HS nghe và ghi nhớ kết luận.
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng và trả lời C1, C2.
GV nhận xét và khắc sâu.
GV làm thí nghiệm thứ hai, yêu cầu HS quan sát và trả lời C3,C4
GV nhận xet và khắc sâu.
Hoạt động 2: Công thức tính áp suất chất lỏng
HS nghe và ghi nhớ công thức tính áp suất chất lỏng và đơn vị của các đại lượng trong công thức
HS đọc mục thông tin.
GV giới thiệu công thức tính áp suất chất lỏng như (SGK/29)
GV yêu cầu HS đọc mục thông tin (II) 
Hoạt động 3: Bình thông nhau
HS đọc và thảo luận làm C5
HS đưa ra dự đoán về trạng thái cân bằng của hai bình thông nhau 
HS nghe và rút ra kết luận về trạng thái cân bằng của hai bình thông nhau.
GV yêu cầu HS thảo luận làm C5
GV yêu cầu HS đưa ra dự đoán
GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận.
GV nhận xét và khắc sâu.
Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng và hướng dấn về nhà
HS nghe và ghi nhớ (HS đọc ghi nhớ)
Áp suất tăng lên.
HS thảo luận trả lời C6
HS làm C8 theo nhóm.
HS đại diện trình bày
GV củng cố toàn bài
Áp suất như thế nào khi ta lặn sâu dưới nước?
GV nhận xét và yêu cầu HS làm C6
GV nhận xét và yêu cầu HS làm C7 theo nhóm.
GV yêu cầu HS đại diện trình bày
GV nhận xét và khắc sâu.
GV yêu cầu HS và nhà đọc lại bài làm C8,9và bài 8.1 đến 8.5.
GHI BẢNG
Tiết 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
Sự tồn tại của suất trong lòng chất lỏng
Thí nghiệm1
 C1:
 C2:
Thí nghiệm 2
 C3:
 C4: (1) – đáy bình (2) – thành bình (3) - ở trong lòng
II. Công thức tính áp suất chất lỏng
 p là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2).
 p = d.h trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
 h là chiều cao của cột chất lỏng (m).
III. Bình thông nhau
 C5:
 Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.
Vận dụng
 C6:
 C7: Tóm tắt Giải
 h1 = 1,2 m Áp dụng công thức p = dh ta có:
 d = 10000 N/m3 Áp suất đáy bình là 
 h2 = 1,2 – 0.4 = 0,8m p1 = d.h1 = 1,2 . 10000 = 12000 N/m2
 p1 = ? Áp suất tại điểm cách đáy bình 0,4m là:
 p2 = ? p2 = d . h2 = 0,8 . 10000 = 8000 N/m2 
 Ghi nhớ (SGK)
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docthuan li 8 tuan 8 tiet 8.doc