Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 7: Áp suất - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 7: Áp suất - Năm học 2009-2010

- Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún và sa lầy trên chính quãng đường này? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.

- Yêu cầu HS quan sát hình 7.2 sgk.

- GV phân tích lực mà cái tủ tác dụng lên sàn nhà, từ đó thông báo khái niệm về áp lực : Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C1.

+ H : Trong các lực sau : lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường, lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ, lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh, lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ thì lực nào là áp lực?

- GV nhận xét và chốt lại về áp lực

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 7: Áp suất - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/10/2009
Ngày dạy : 5/10/2009
TIẾT 7 : ÁP SUẤT
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này giáo viên giúp HS :
Phát biểu được định nghĩa áp lực, áp suất.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
2 . Kĩ năng :
Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
3 . Thái độ : 
Tích cực trong các hoạt động nhóm, yêu thích môn học, thích tìm tòi và khám phá thực tế.
II . Chuẩn bị.
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 7 sgk.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : ba tấm kim loại có cùng kích thước, một khay đựng bột mì.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 7 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ : 
HS1 : Làm bài tập 6.1 ; 6.2 ; 6.3 SBT.
HS2 : Hãy nêu các đặc điểm của các loại lực ma sát? Lực ma sát có hại hay có lợi? Lấy ví dụ minh hoạ?
3 . Bài mới :
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Đọc phần in nghiêng đầu bài theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe. 
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm áp lực.
- Quan sát hình 7.2 sgk.
- Quan sát, tiếp thu.
- Quan sát hình 7.3, thảo luận trả lời C1 theo hướng dẫn của GV. 
+ C1. Trên hình 7.3 những lực là áp lực :
lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường, lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh, lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình 7.4 thảo luận tìm hiểu phương án làm thí nghiệm theo yêu cầu của GV.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, hoàn thành bảng 7.1.
+ Trả lời các câu hỏi của GV.
Áp lực (F)
Diện tích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2 > F1
S2 = S1
h2 > h1
F3 = F1
S3 < S1
h3 > h1
- Kết luận :
C3. Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
- Lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu công thức tính áp suất.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Quan sát, tiếp thu.
- Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức theo yêu cầu của GV.
-Lắng nghe.
Hoạt động 5 : Vận dụng – Tổng kết.
- Thảo luận trả lời C4 theo yêu cầu của GV.
C4. Để tăng, giảm áp suất, người ta giảm, tăng diện tích tiếp xúc giữa các vật; hoặc tăng, giảm áp lực tác dụng của vật.
Ví dụ : Lưỡi dao càng mỏng thì càng sắc, vì dưới tác dụng của cùng một áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao mài mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn.
 - Lắng nghe.
- Đọc C5.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần in nghiêng đầu bài. 
- Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún và sa lầy trên chính quãng đường này? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.2 sgk. 
- GV phân tích lực mà cái tủ tác dụng lên sàn nhà, từ đó thông báo khái niệm về áp lực : Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C1.
+ H : Trong các lực sau : lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường, lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ, lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh, lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ thì lực nào là áp lực?
- GV nhận xét và chốt lại về áp lực.
- GV giới thiệu : Để tìm hiểu tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Người ta đã tiến hành thí nghiệm như hình 7.4 sgk để kiểm tra.
- Cho HS quan sát hình 7.4 thảo luận tìm hiểu phương án làm thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm hoàn thành bảng 7.1 sgk.
+ H : Em có nhận xét gì về kết quả tác dụng của áp lực khi :
Giữ nguyên diện tích tiếp xúc, thay đổi cường độ tác dụng của áp lực?
Giữ nguyên cường độ tác dụng của áp lực, thay đổi diện tích tiếp xúc?
- Từ bảng kết quả thí nghiệm, yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
- GV nhận xét và chốt lại về các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của áp lực. 
- GV giới thiệu : Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất. Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- GV đưa ra công thức tính áp suất như trong sgk : 
- Yêu cầu HS nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- GV nhận xét và chốt lại khái niệm về áp suất và đơn vị của áp suất.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C4.
+ H : Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong tực tế?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu 1HS đọc C5.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt trả lời C5 và câu hỏi đầu bài.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài. 
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 8 sgk.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 7 : ÁP SUẤT
I . Áp lực là gì ?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C1. 
Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
Cà hai lực.
II . Áp suất.
1 . Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
C2.
Kết luận :
C3. (1) càng mạnh; (2)càng nhỏ
2 . Công thức tính áp suất. 
Công thức tính áp suất : trong đó : p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là s.
III . Vận dụng.
C4. Để tăng, giảm áp suất, người ta giảm, tăng diện tích tiếp xúc giữa các vật; hoặc tăng, giảm áp lực tác dụng của vật.
Ví dụ : Lưỡi dao càng mỏng thì càng sắc, vì dưới tác dụng của cùng một áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao mài mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn.
Giải .
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là :
pxt = Fxt/Sxt = 340000/1,5 = 226666,6 N/m2
Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là :
pot = Fot/Sot = 20000/250.10-4 = 800000N/m2
so sánh ta thấy : áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang còn nhỏ hơn nhiều lần áp suất của ôtô. Do đó xe tăng chạy được trên đất mềm.
C5. Tóm tắt :	
Fxt = 340000 N
Sxt = 1,5 m2
Fot = 20000 N
Sot = 250 cm2 = 250.10-4 m2
So sánh : pxt và pot 
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 7.doc