Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập.
GV: móc một vật nặng vào lực kế theo phương thẳng đứng cho HS quan sát.
Hỏi: em hãy cho biết vật nào đã tác dụng vào móc của lực kế làm cho lò xo giản ra?
Hỏi: nguyên nhân nào làm cho vật nặng lại kéo lò xo xuống?
GV: trọng lực “kéo” vật nên vật sẽ kéo móc của lò xo làm lò xo giản ra.Bây giờ ta cũng dùng lực kế kéo vật nhưng theo phương ngang trong các trường hợp sau đây: (treo tranh vẽ 3 trường hợp làm TN)
-Móc lực kế vào xe lăn lật ngữa lên kéo nhẹ nhưng không CĐ.(a)
-Móc lực kế vào xe lăn rồi kéo cho nó CĐ (b)
-Lật ngữa xe lăn lên rồi kéo. (c)
Yêu cầu các nhóm làm TN và đọc số đo lực kế trong từng trường hợp.
Hỏi: khi kéo vật thì lò xo của lực kế cũng giản ra, qua 3 trường hợp này em rút ra được kết luận gì?
Vào bài: lực xuất hiện trong 3 trường hợp trên là lực gì? Chúng có ích lợi và tác hại gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay: “lực ma sát”
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát.
Thông báo: lực tác dụng làm cản trở CĐ của xe lăn trong 3 trường hợp: (a), (b) và (c) gọi là lực ma sát.Cụ thể:
+(a): Lực ma sát nghỉ.
+(b): Lực ma sát lăn.
+(c): Lực ma sát trượt.
Hỏi: Vậy, các nhóm hãy thảo luận xem các lực ma sát trên xuất hiện khi nào, xuất hiện ở đâu và có tác dụng gì đối với vật
Ngày soạn: 18/9/2009 BÀI 6: LỰC MA SÁT Tiết: 6 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1/Kiến thức: Nêu được điều kiện xuất hiện của các lực ma sát. -Nêu được lực ma sát trượt có cường độ lớn hơn lực ma sát lăn. -Nêu được một số ví dụ về lực ma sát có lợi, có hại và các biện pháp làm tăng có lợi, giảm tác hại của ma sát. HS khá: Biểu diễn được lực ma sát bằng véctơ lực. 2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, vận dụng kiến thức, kỹ năng đo lực. 3/Thái độ: nghiêm túc trong học tập, liên hệ kiến thức vào thực tế. II/CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Thầy: hình vẽ các trường hợp làm TN để vào bài mớ; tranh vẽ phóng to vòng bi. Trò: mỗi nhóm: một xe lăn; một khúc gỗ, một lực kế. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Oån định tổ chức: Trật tự + Sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: (gọi cả 3 em lên bảng trình bày) -7 phút +HS1:Nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Làm các bài tập: 5.1,5.2 và 5.4 SBT +HS2: Quán tính là gì? Làm các bài tập: 5.3 và 5.8 SBT +HS3: Làm các bài tập: 5.5 và 5.6 SBT Trả lời: +HS1:hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau. +HS2: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. Hay nói cách khác: quán tính là tính bảo toàn trạng thái ban đầu của vật. 3/Bài mới: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: T/gian HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 5 ph 15 ph 10 ph 5ph 3 ph Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập. GV: móc một vật nặng vào lực kế theo phương thẳng đứng cho HS quan sát. Hỏi: em hãy cho biết vật nào đã tác dụng vào móc của lực kế làm cho lò xo giản ra? Hỏi: nguyên nhân nào làm cho vật nặng lại kéo lò xo xuống? GV: trọng lực “kéo” vật nên vật sẽ kéo móc của lò xo làm lò xo giản ra.Bây giờ ta cũng dùng lực kế kéo vật nhưng theo phương ngang trong các trường hợp sau đây: (treo tranh vẽ 3 trường hợp làm TN) -Móc lực kế vào xe lăn lật ngữa lên kéo nhẹ nhưng không CĐ.(a) -Móc lực kế vào xe lăn rồi kéo cho nó CĐ (b) -Lật ngữa xe lăn lên rồi kéo. (c) Yêu cầu các nhóm làm TN và đọc số đo lực kế trong từng trường hợp. Hỏi: khi kéo vật thì lò xo của lực kế cũng giản ra, qua 3 trường hợp này em rút ra được kết luận gì? Vào bài: lực xuất hiện trong 3 trường hợp trên là lực gì? Chúng có ích lợi và tác hại gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay: “lực ma sát” Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát. Thông báo: lực tác dụng làm cản trở CĐ của xe lăn trong 3 trường hợp: (a), (b) và (c) gọi là lực ma sát.Cụ thể: +(a): Lực ma sát nghỉ. +(b): Lực ma sát lăn. +(c): Lực ma sát trượt. Hỏi: Vậy, các nhóm hãy thảo luận xem các lực ma sát trên xuất hiện khi nào, xuất hiện ở đâu và có tác dụng gì đối với vật? GV: hoàn thiện kiến thức và cho ghi vỡ GV: y/c các nhóm làm TN và so sánh độ lớn của các lực ma sát? Hỏi: các lực ma sát có những đặc điểm gì giống nhau, khác nhau? Chuyển ý: vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm của lực ma sát. Vậy, lực ma sát có ích lợi hay tác hại gì trong kỹ thuật và đời sống? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật GV: yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK cho biết: Tác hại và biện pháp khắc phục? Hỏi: Ích lợi và biện pháp tăng cường? Hoạt động 4: Vận dụng GV: +tổ chức cho HS trả lời câu C8 +yêu cầu HS về nhà trả lời C9 Hoạt động 6: Củng cố Hỏi: có mấy loại lực ma sát, điều kiện xuất hiện của từng loại lực ma sát, các lực ma sát có chung tác dụng gì? Hỏi: nêu một số ví dụ về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong cuộc sống? HS-yếu: vật nặng HS-TB: do trọng lực tác dụng lên vật. HS: làm TN theo nhóm và ghi kết quả vào bảng con. HS-khá: có lực khác tác dụng vào móc theo chiều ngược lại làm lò xo giản ra. HS: thảo luận nhóm: + Lực ma sát lăn: xuất hiện tại mặt tiếp xúc khi có vật này lăn trên vật khác và cản trở CĐ của vật. +Lực ma sát trượt: xuất hiện tại mặt tiếp xúc khi có vật này trượt trên vật khác và cản trở CĐ của vật. +Lực ma sát nghỉ: xuất hiện tại mặt tiếp xúc và cản trở CĐ của vật khi có lực tác dụng vào vật. HS: làm TN theo nhóm:Lực ma sát trượt>Lực ma sát nghỉ>Lực ma sát lăn HS-Khá: +Giống: xuất hiện tại mặt tiếp xúc và cản trở CĐ của vật. +Khác: khác nhau về độ lớn. HS-Khá: +Tác hại: cản trở CĐ của vật và làm mòn các vật tại bề mặt tiếp xúc. +Khắc phục: thay thế ổ bi tại mặt tiếp xúc giữa 2 vật. HS-TB: +Ích lợi: giúp các vật bám chặt vào nhau. + Biện pháp tăng cường: tăng độ nhám của hai vật tại mặt tiếp xúc. HS-yếu: trả lời. HS-yếu: nêu 1 số ví dụ trong đời sống và kỹ thuật. 1/Khi nào có lực ma sát: + Lực ma sát lăn: xuất hiện tại mặt tiếp xúc khi có vật này lăn trên vật khác và cản trở CĐ của vật. +Lực ma sát trượt: xuất hiện tại mặt tiếp xúc khi có vật này trượt trên vật khác và cản trở CĐ của vật. +Lực ma sát nghỉ: xuất hiện tại mặt tiếp xúc và cản trở CĐ của vật khi có lực tác dụng vào vật 2/Ma sát trong đời sống và kỹ thuật: ma sát vừa có ích nhưng cũng vừa có hại. 4/Dặn dò: Làm các bài tập trong SBT và xem trước bài: “Aùp suất” IV/RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------- =============================== Ngày soạn: 25/9/2009 BÀI 7: ÁP SUẤT Tiết: 7 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1/Kiến thức: Nêu được áp lực, áp suất là gì? viết được công thức tính áp suất và nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. -Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất và áp dụng vào một số trường hợp thường gặp trong thực tế. 2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, vận dụng kiến thức, kỹ năng đo lực. 3/Thái độ: có ý thức hợp tác trong công việc. II/CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Thầy: tranh vẽ các hình 7.1; 7.3-SGK và bảng phụ kẻ bảng 7.1; 7.4-SGK. Trò: mỗi nhóm: một khe đựng cát và 3 miếng kim loại hình hộp chữ nhật. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Oån định tổ chức: Trật tự + Sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: (gọi cả 3 em lên bảng trình bày) -7 phút +HS1:lực ma sát sinh ra khi nào? Hãy biểu diễn lực ma sát khi một vật được kéo trên mặt đất CĐ đều (GV vẽ sẵn hình) Làm các bài tập: 6.1,6.2 SBT +HS2: Làm bài tập: 6.4- SBT +HS3: Làm bài tập:6.5- SBT Trả lời: +HS1: Lực ma sát xuất hiện khi có vật này CĐ trượt trên mặt một vật khác và cản trở CĐ của vật. +HS2:lên bảng giải. +HS3: lên bảng giải 3/Bài mới: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: T/gian HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 5 ph 7 ph 18 ph 8 ph 2 ph Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập. GV: đặt các viên gạch trên một nền đất mềm trong hai trường hợp như sau: Hỏi: trong hai trường hợp trên thì trường hợp nào đất bị lún nhiều hơn, vì sao? Hỏi: quan sát hình 7.1-SGK, tại sao máy kéo nặng hơn ôtô rất nhiều nhưng khi cả hai đi trên nền đất mềm thì ôtô bị lún mà máy kéo không bị lún? Vào bài:đúng là do bánh của máy kéo to hơn nên không bị lún. Nhưng tại sao bánh to thì không bị lún mà bánh nhỏ thì bị lún? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Hoạt động 2: Tìm hiểu về áp lực. GV: vẽ hình: GV: gọi 1 học sinh lên bảng biểu diễn các lực tác dụng của cây lau nhà và viên gạch lên nền nhà bằng mũi tên trong hai hình vẽ trên. Thông báo: lực trong hai trường hợp trên đều có tác dụng ép vât lên nền nhà nên gọi chung là lực ép và nền nhà chịu tác dụng của lực ép tại mặt tiếp xúc gọi là mặt bị ép. Hỏi: trong hai trường hợp trên thì trường hợp nào lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép? Thông báo: lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép gọi là Áp lực Hỏi: Vậy, áp lực có điểm đặt và phương, chiều như thế nào? GVù: yêu cầu HS xác định áp lực trong các trường hợp ở hình 7.3-SGK và trường hợp vật đặt trên mp nằm nghiêng. Hoạt động 3: Tìm hiểu về áp suất. GV: yêu cầu HS quan sát hình 7.4-SGK và cho biết: áp lực gây ra hiện tượng gì đối với mặt bị ép? GV khẳng định: Đúng, hay nói tổng quát hơn là làm biến dạng mặt bị ép. (nhắc lại K/n lực) Đặt vấn đề: bây giờ chúng ta hãy xét xem tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào những yếu tố nào nhé? GV: treo bảng phụ hình 7.4 và bảng 7.1-SGK, yêu cầu HS đọc câu hỏi C2 và thảo luận theo các nội dung sau: +Biểu diễn các véc tơ áp lực lên hình vẽ. +So sánh độ lớn của các áp lực. +So sánh diện tích mặt bị ép. +So sánh độ lún của vật. Điền kết quả vào bảng 7.1 Hỏi: dựa vào độ lún, em hãy cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc như thế nào vào độ lớn áp lực và diện tích của mặt bị ép? GV thông báo: như vậy, tác dụng của áp lực không những phụ thuộc vào độ lớn của áp lực mà còn phụ thuộc vào diện tích của mặt bị ép.Do đó, để so sánh tác dụng của áp lực gây ra trên các mặt bị ép khác nhau người ta dùng đại lượng vật lý mới gọi là Áp suất. GV: yêu cầu HS tự đọc mục 2-Công thức tính áp suất. Hỏi: -áp suất là gì? -theo công thức: , p quan hệ về mặt toán học như thế nào với F và S? Thông báo: -quan hệ này cũng thể hiện được ý nghĩa vật lý về sự phụ thuộc của p vào F ,S. -đơn vị của p có hai tên gọi tương đương nhau là N/m2 hay Pa (Paxcan) Hoạt động 4: Vận dụng GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời các câu C4 và C5. Hoạt động 6: Củng cố Hỏi: +áp lực là gì? đơn vị đo áp lực? +Áp suất là gì? tính áp suất theo công thức nào? đơn vị đo của áp suất? HS-yếu: trường hợp b, vì hai viên gạch sẽ nặng hơn nên lún nhiều hơn. HS: thảo luận, trả l ... ønh khách đang đứng trên sân ga. Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho ta biết thông tin gì về chuyển động của vật? (chọn câu trả lời đúng) a. Cho biết hướng chuyển động của vật. b. Cho biết vật chuyển động theo hướng nào. c. Cho biết vật đang chuyển động nhanh hay chậm. d. Cho biết vì sao vật lại chuyển động. Câu 3: Một vật chuyển động không đều trên đoạn đường AB với vận tốc trung bình là 30 (km/h) trong thời gian 4 giờ. Kết quả nào sau đây là đúng: a. Trong 2 giờ đầu tiên vật đi được 60 (km) b. Quãng đường AB dài 120 Km c. Sau 3 giờ vật đi được 90 km c. Cứ mỗi giờ vật đi được 30 km Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng: a. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động. b. Lực chỉ làm cho vật thay đổi vận tốc. c. Lực là nguyên nhân làm cho vật biến dạng. d. Cả a và c Câu 5: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Kết quả nào sau đây là đúng? a. Vận tốc của vật không thay đổi. b. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần c. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. c. Vận tốc của vật có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Câu 6: Phương án nào sau đây có thể tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang? a. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép. b. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. c. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. d. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 7: Khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển, phát biểu nào sau đây là đúng? a. Áp suất khí quyển có được do khí quyển có trọng lượng. b. Áp suất khí quyển có được do khí quyển có độ cao so với mặt đất. c. Áp suất khí quyển có được do khí quyển có khí Oxy, Nitơ... d. Áp suất khí quyển có được do khí quyển rất nhẹ. 2/Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đảm bảo ý nghĩa của câu (1,5 điểm) Câu 1: Ở tại một nơi, người ta đo áp suất khí quyển là 70 (Cm Hg) thì áp suất đó được tính ra là ....................N/m2 (Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.000 (N/m3) Câu 2: Áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào..............................cột chất lỏng và...........................của chất lỏng đó. Câu 3: Lực và vận tốc là hai đại lượng................................................ Câu 4: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của ..............................và ................................bị ép. II/TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Một ôtô chuyển động trên quãng đường AC gòm 2 đoạn: Đoạn đường đầu từ A đến B ôtô chuyển động với vận tốc 32,5 (km/h) hết thời gian 2 giờ; đoạn đường còn lại từ B đến C dài 90 (km) ôtô đi hết 1 giờ 30 phút.Tính: a. Độ dài quãng đường từ A đến B. b. Vận tốc trung bình của ôtô trên quãng đường BC và trên cả quãng đường AC Câu 2: (1 điểm) Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng một lực có cường độ 80 (N) theo phương ngang có chiều từ trái sang phải. Hãy biểu diễn lực này tác dụng lên vật theo tỉ xích: 1 (cm) ứng với 20(N)- Hình1 Câu 3: (1,5 điểm) Hai bình thông nhau chứa thủy ngân. Người ta đổ vào nhánh A cột dầu cao 30 cm và nhánh B cột nước sao cho mực thủy ngân trong hai nhánh như nhau. Tính độ cao cột nước, biết khối lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 1000 (kg/m3) và 800 (kg/m3) (Hình 1) (Hình 2) BÀI LÀM: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN I/TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 1/Lựa chọn phương án trả lời đúng:(3,5 điểm) -Mỗi câu đúng: 0,5 điểm 2/Điền vào chổ trống: (1,5 điểm) Câu 1: 95.200 (N/m2) - 0,5 điểm Từ câu 2-4: mỗi câu 0,25 điểm II/TỰ LUẬN: (5 Điểm) Câu 1: (2,5 điểm) a/Tính đúng: SAB = 65 (km) - 0,5 điểm b/Tính đúng: +VBC = 60 (km/h) - 0,5 điểm +- 1,5 điểm Câu 2: vẽ đúng như hình bên dưới: 1 điểm Câu 3: -Vẽ hình và ghi ký hiệu: 0,5 điểm -Lập luân: PA = PB -(0.5 điểm) -Tính toán đúng: h = 0,24 (m)- (0,5 điểm) THỐNG KÊ ĐIỂM Điểm Lớp 0-< 2 2-< 3,5 3,5-< 5 5-< 6.5 6,5-< 8 8-10 8A1 8A3 8A4 8A8 8A9 RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ==============================
Tài liệu đính kèm: