Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?

HS: Ma sát trượt

GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

HS: Vật này trượt lên vật kia

GV: Hãy lấy ví dụ về lực ma sát trượt

HS: Tuỳ HS

GV: Khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại (GV làm mẫu với quả bóng), lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?

HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia

GV: Hãy lấy thêm ví dụ về lực ma sát lăn

HS: Lấy ví dụ

GV: Hãy quan sát hình 6.1 SGK và cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt? Nhận xét về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

HS: Trả lời

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về ma sát nghĩ

 + Bố trí TN hình 6.2

 + Tiến hành TN: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kếo từ từ lực kế theo phương nằm ngang. Ghi số chỉ của lực kế khi vật còn chưa chuyển động.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 06 
Ngày soạn: /09/2011
BÀI 6: LỰC MA SÁT
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về lực ma sát nghĩ, trượt, lăn
 2. Kĩ năng : Đề ra được cách làm tăng lực ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống kĩ thuật.
 3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS bộ TN hình 6.2. Tranh vẽ phóng to các hình 6.1; 6.3; 6.4; 6.5. 1 quả bóng chuyền 
 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài học
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: (1’) 
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 HS1: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? 
 Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật?
 HS2: Bút tắc mực, ta vẫy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được. Giải thích tại sao?
 III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (1’) Lốp xe đạp đi lâu ngày sẽ bị mòn và chúng ta thường thay bằng một lốp mới. Làm như vậy nhằm mục đích gì?
 HS: Trả lời theo hiểu biết
 GV: Để biết câu trả lời của các em đúng hay sai ta đi vào nghiên cứu bài mới
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khi nào có lực ma sát (18’) 
GV: Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
HS: Thực hiện đọc
GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?
HS: Ma sát trượt
GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
HS: Vật này trượt lên vật kia
GV: Hãy lấy ví dụ về lực ma sát trượt
HS: Tuỳ HS
GV: Khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại (GV làm mẫu với quả bóng), lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia
GV: Hãy lấy thêm ví dụ về lực ma sát lăn
HS: Lấy ví dụ
GV: Hãy quan sát hình 6.1 SGK và cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt? Nhận xét về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về ma sát nghĩ 
 + Bố trí TN hình 6.2
 + Tiến hành TN: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kếo từ từ lực kế theo phương nằm ngang. Ghi số chỉ của lực kế khi vật còn chưa chuyển động.
HS: Hoạt đọng theo nhóm
 + Nhận dụng cụ và bố trí TN như hình 6.2
 + Tiến hành TN theo hướng dẫn
 + Ghi kết quả và trả lời C4
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN và trả lời câu hỏi.
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả TN và câu C4
GV: Hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất kết quả.
GV: Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên được gọi là lực ma sát nghĩ. Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghĩ trong đời sống và kĩ thuật.
HS: Nêu ví dụ vào vở
I. Khi nào có lực ma sát
 1. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác
 Ví dụ: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh.
 2. Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác
Ví dụ: Khi dịch chuyển những vật nặng ta kê những thanh hình trụ làm con lăn.
C3: 
+Hình a: Xuất hiện lực ma sát trượt
+Hình b: Xuất hiện lực ma sát lăn
+ Độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt.
Ma sát nghĩ
Lực ma sát nghĩ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Ma sát nghĩ giữ cho chân không bị trượt khi bước trên đờng
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật (10’) 
GV: Treo tranh hình 6.3
HS: Quan sát từng hình một và cho biết
+ Tên lực ma sát
+ Tác hại của lực ma sát
+ Biện pháp làm giảm lực ma sát
GV: Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi
GV: Treo tranh hình 6.4
HS: Quan sát từng hình một và cho biết:
+ Tên lực ma sát 
+ Nếu không có lực ma sát thì xãy ra hiện tượng gì?
+ Cách làm tăng lực ma sát
GV: Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
Lực ma sát có thể có hại
Ha: Lực ma sát trượt làm mòn đĩa xe và xích nên cần tra dầu để giảm ma sát
Hb: Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe. Muốn giảm ma sát thì thay bằng trục quay có ổ bi
Lực ma sát có thể có ích
Ha: Bảng trơn. nhẵn quá, không thể dùng phấn viết lên bảng. Biện pháp là tăng độ nhám của bảng.
Hc: Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ôtô không dừng lại được. Biện pháp là tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô.
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng (5’) 
GV: gọi từng HS trả lời các câu a,b,c của C8
HS: Trả lời theo yêu cầu
GV: Hướng dẫn và chốt
HS: Trả lời C9
GV: Hướng dẫn và chốt câu trả lời
III. Vận dụng
C8: 
a) Vì lực ma sát nghĩ giữa sàn nhà với chân người rất nhỏ. Ma sát có ích
b) Do lực ma sát lên lốp ôtô quá nhỏ nên bánh xe ôtô bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát có ích.
c) Vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế. Ma sát có hại
C9: 
Ổ bi có tác dụng giảm lực ma sát. Nhờ sử dụng ổ bi nên nó làm giảm được lực ma sát khiến cho các máy móc họat động dễ dàng.
 IV. Củng cố: (4’) HS: Đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết
 GV: Hướng dẫn HS trả lời C8d,e 
 V. Dặn dò : (2’) Học bài cũ, làm bài tập C8 d và e
 Nghiên cứu bài mới: Áp suất
 Câu hỏi soạn bài: 
 - Áp suất là gì?
 - Công thức tính áp suất? Đơn vị áp suất?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc