Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên

- Thế nào là hai lực cân bằng?

- Biểu diễn các véctơ lực tác dụng lên một vật nặng 0,2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Chọn tỉ xích 1N ứng vơi1cm.

 Dự kiến: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

 HS2:

 + Khi có hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động thì vật đó sẽ như thế nào?

+ Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau:

Xe đang chuyển động nhanh gặp trở ngại thắng gấp, hành khách bị ngã về phía nào? Tại sao?

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2010
Ngày dạy: 20/9/2010
Tuần: 06 – Tiết: 06
BÀI 06
LỰC MA SÁT
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Nêu được vía dụ về lực ma sát trượt.
Nêu được vía dụ về lực ma sát lăn.
Nêu được vía dụ về lực ma sát nghỉ.
2. Kĩ năng: 
Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 
3.Thái độ: 
- Yêu thích bộ môn Vật lí, yêu khoa học. 	
II- CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh vẽ H6.3, 6.4 và một số ổ bi các loại 
Đối với mỗi nhóm: 
1 lực kế
1 miếng gỗ (có một mặt nhẵn, một mặt nhám)
1 quả cân.
2.Chuẩn bị của học sinh: 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
HS vắng: 8a1 . . . . . . . . . . . . 8a2 . . . . . . . . . . . . .8a3 . . . .. . . . . . . . 8a4 . . . . . . . . . . . . . 
 8a5 . . . . . . . . . . . . . . 8a6 . . . . . . . . . . . . . . 8a7 . . . . . . . . . . . . . . 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
HS1: 
	- Thế nào là hai lực cân bằng? 
Biểu diễn các véctơ lực tác dụng lên một vật nặng 0,2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Chọn tỉ xích 1N ứng vơi1cm.
 Dự kiến: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
 HS2: 
 	+ Khi có hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động thì vật đó sẽ như thế nào?
+ Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau:
Xe đang chuyển động nhanh gặp trở ngại thắng gấp, hành khách bị ngã về phía nào? Tại sao?
Dự kiến: Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. 
3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) 
+ GV tiến hành thí nghiệm H6.2 SGK 
Nêu vấn đề: 
? Tại sao có lực kéo tác dụng lên vật nặng mà vật nặng vẫn đứng yên ?
 Qua bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được vấn đề này. 
Tiến trình bài dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15/
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực ma sát
+ GV thông báo khi nào có lực ma sát. Các loại ma sát thường gặp trong thực tế.
+ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
+ Yêu cầu HS chỉ ra chuyển động trượt trong thông tin trên.
+ Lực ma sát trượt sinh ra khi nào?
Chú ý: Sự thay đổi vận tốc (bánh xe quay chậm dần) -> Ma sát trượt
+ Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về ma sát trượt trong thực tế cuộc sống và kỹ thuật, hoàn thành C1
+ Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. 
? Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi có phải ma sát trượt không
? Chuyển động trên là chuyển động gì?
+ Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
Chú ý: Sự thay đổi vận tốc (hòn bi lăn chậm dần) 
 -> Ma sát lăn
+ Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về ma sát lăn trong thực tế cuộc sống và kỹ thuật, hoàn thành C2
+ Yêu cầu HS quan sát H 6.1 trả lời C3
+ Củng cố: Điểm giống nhau và khác nhau giữa ma sát trượt và ma sát lăn -> So sánh sự cản trở chuyển động của ma sát trượt và ma sát lăn -> Giải quyết vấn đề ở đầu bài
+ Yêu cầu HS trả lời C4 theo các câu hỏi:
. Có lực kéo tác dụng nhưng vật nặng vẫn đứng yên chứng tỏ giữa vật nặng và mặt bàn có lực gì?
. Lực cản này như thế nào so với lực kéo?
. Lực cân bằng với lực kéo trên gọi là lực ma sát nghỉ.
. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật thế nào?
+ Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và kỹ thuật, hoàn thành C5.
+C: Nghiên cứu phát hiện ra chuyển động trượt:
. Vành bánh xe trượt qua má phanh
. Bánh xe chuyển động trượt trên mặt đường.
+ C: 
-Trong đời sống: 
+ Masát giữa đế dép với mặt đường, mặt sàn, ma sát giữa dây cung ở cần kéo đàn cò, đàn violon với dây đàn, 
+ Trong kỹ thuật: Ma sát giữa các chi tiết máy: giữa đĩa và xích, pít tông và xi lanh của động cơ, ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục...
+ C : 
. Không phải vì không có chuyển động trượt.
. Chuyển động lăn
+ C: 
- Đời sống: Ma sát giữa bóng và mặt sàn khi quả bóng lăn trên mặt sàn, ma sát giữa lớp xe với mặt đường
- Kỹ thuật: masát giữa các viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục, các con lăn hình trụ... 
+ C: Độ lớn của ma sát lăn nhỏ hơn độ lớn của ma sát trượt. 
+ N:
. Có lực cản giữa mặt bàn và vật nặng
. Lực cản cân bằng với lực kéo.
. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật...
+ C: 
-Đời sống: Khi đặt một quyển sách trên mặt bàn, nếu mặt bàn hơi nghiêng thì cuốn sách vẫn không bị trượt xuống, khi cầm các vật trên tay, nhờ có ma sát nghỉ mà các vật không bị trượt ra khỏi tay, ma sát nghỉ giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường ...
-Kỹ thuật: Các sản phẩm như xi măng, bao đường ... có thể chuyển động cùng với băng chuyền mà không bị trượt...
I.Khi nào có lực ma sát:
1. Lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
2. Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn sinh ra khi khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác
3. Ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác
10/
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
+ Treo hình 6.3, 6.4 cho HS quan sát, kẻ bảng
+ Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
+ Gọi đại diện các nhóm điền vào bảng
+ Hướng dẫn HS sửa sai (nếu có)
+ Cho HS quan sát một số ổ bi và yêu cầu HS nêu tác dụng và ý nghĩa
+ HS thực hiện C6, C7 theo nhóm điền vào bảng phụ kẽ sẵn 
II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật:
Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích
10/
Hoạt động 3: Vận dụng
+ HS quan sát ổ bi và trả lời C9.
C9: 
-Ổ bi có tác dụng làm giảm ma sát giữa trục quay và ổ đỡ trong các chi tiết máy.
-Sử dụng ổ bi đã thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn
III. Vận dụng:
C8:
Ma sát có ích: a, b, d, e
Ma sát có hại: c
4. Tổng kết, giao nhiệm vụ: (1 phút)
+ Điều kiện vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều là các lực tác dụng lên vật cân bằng.
+ Vật đang đứng yên, muốn chuyển động thì ban đầu lực kéo phải lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại.
+ Khi vật đã chuyển động, muốn chuyển động thẳng đều thì lực kéo chỉ cần cân bằng với lực cản.
5.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) 
Hình
Loại MS
Lợi
Hại
Biện pháp làm tăng hoặc giảm
6.3a
b
c
6.4a
b
c
Trượt
Trượt
Trượt
Trượt
Trượt
Trượt
x
x
x
x
x
x
Tra dầu, mỡ vào xích xe
Thay bằng trục quay có ổ bi
Dùng bánh xe chuyển động lăn
Tăng độ nhám của bảng
Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm
Tăng độ sâu của khía rãnh mặt lớp xe
Học phần ghi nhớ . Tìm thêm ví dụ : ma sát có lợi, ma sát có hại
Về nhà làm các bài tập 6.1 -> 6.11 Sách bài tập . Đọc phần: Có thể em chưa biết.
Chuẩn bị C1;C2;C4;C4 – Bài ÁP SUẤT.
IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 06.doc