Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2008-2009

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2008-2009

HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập

- HS đọc tình huống SGK, có thể sau khi đọc tài liệu HS nêu đặc điểm khác nhau.

- GV thông báo cho HS biết trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ nên kéo xe bò rất nặng.

- Vậy trong các ổ trục từ xe bò đến các động cơ, máy móc đều có ổ bi, dầu mỡ. Vậy ổ bi, dầu mỡ có tác dụng gì?

-Hoặc có thể hỏi : Khi đạp xe trên hai đoạn đường : đường gồ ghề và đường tráng nhựa thì đoạn đường nào em đạp xe nặng nề hơn? Vì sao?

 Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải thích được vấn đề trên .

HĐ 2: Tìm hiểu về lực ma sát

GV: Khi nào có lực ma sát ? Các loại lực ma sát thường gặp?

GV: Hai vật tiếp xúc nhau là có ma sát. Có 3 loại ma sát.

GV : yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK nhận xét Fms trượt xuất hiện ở đâu?

- Cá nhân nghiên cứu phát hiện ra c/đ trượt và tính cản trở c/đ cuả ma sát trượt.

GV : Một vật c/đ trượt trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát trượt.

- Lực ma sát trượt có cản trở c/đ không?

Chốt lại: Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật c/đ trượt trên mặt vật khác.

-Nêu một số ví dụ về lực ma sát trượt thường gặp trong thực tế?(C1)

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	 Ngày	19/09/08
Tiết 6	Bài 6
LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
- Làm TN để phát hiện ma sát nghỉ.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
II. CHUẨN BỊ
-Mỗi nhóm HS : 1 lực kế, 1miếng gỗ(có một mặt nhẵn, một mặt nhám), 1 quả cân phục vụ choTN 6.2SGK.
- Tranh vòng bi .
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Ổn định lớp
KTBC (5phút)
- Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng vật đang đứng yên sẽ như thế nào; vật đang chuyển động sẽ chuyển động như thế nào?
- Khi có lực tác dụng mọi vật có thể thay đổi vận tốc ngay không? Vì sao?
 3. Bài mới:
TL
THẦY
TRÒ
GHI BẢNG
5
15
10
10
HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập
- HS đọc tình huống SGK, có thể sau khi đọc tài liệu HS nêu đặc điểm khác nhau.
- GV thông báo cho HS biết trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ nên kéo xe bò rất nặng.
- Vậy trong các ổ trục từ xe bò đến các động cơ, máy móc đều có ổ bi, dầu mỡ. Vậy ổ bi, dầu mỡ có tác dụng gì?
-Hoặc có thể hỏi : Khi đạp xe trên hai đoạn đường : đường gồ ghề và đường tráng nhựa thì đoạn đường nào em đạp xe nặng nề hơn? Vì sao?
 Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải thích được vấn đề trên .
HĐ 2: Tìm hiểu về lực ma sát
GV: Khi nào có lực ma sát ? Các loại lực ma sát thường gặp?
GV: Hai vật tiếp xúc nhau là có ma sát. Có 3 loại ma sát.
GV : yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK nhận xét Fms trượt xuất hiện ở đâu?
- Cá nhân nghiên cứu phát hiện ra c/đ trượt và tính cản trở c/đ cuả ma sát trượt.
GV : Một vật c/đ trượt trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát trượt. 
- Lực ma sát trượt có cản trở c/đ không?
Chốt lại: Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật c/đ trượt trên mặt vật khác.
-Nêu một số ví dụ về lực ma sát trượt thường gặp trong thực tế?(C1)
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
 - Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi có phải ma sát trượt không?
-Chuyển động trên là chuyển động gì?
GV: Một vật c/đ lăn trên bề mặt của một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát lăn .
-Fms lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt đất khi nào?
-Lực ma sát lăn có cản trở c/đ không?
Chốt lại:Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
- Nêu ví dụ về lực ma sát lăn trong thực tế?
- Cho HS phân tích hình 6.1 và trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu HS làm TN nhận xét như hình 6.1
Fk trong trường hợp có ma sát trượt và có ma sát lăn.
-Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H6.2
-Phát dụng cụ, yêu cầu HS làm TN theo nhóm.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+Mặc dù lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên (không thay đổi vận tốc) chứng tỏ điều gì? 
GV : Lực cân bằng với lực kéo ở trên gọi là lực ma sát nghỉ
-Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện trong trường hợp nào?
-Khi tăng lực kéo thì số chỉ của lực kế tăng dần, vật vẫn đứng yên,chứng tỏ lực cản lên vật cũng có cường độ tăng dần. Điều này cho biết : lực ma sát nghỉ có cường độ như thế nào?
- Nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ trong thực tế?
HĐ 3: Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
- Treo hình 6.3; 6.4, kẻ bảng :
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
-Gọi đại diện nhóm điền vào bảng.
-Hướng dẫn HS sửa sai (nếu có)
-Sau khi làm riêng từng phần, GV chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát.
+Biện pháp tra dầu mỡ có thể giảm ma sát từ 8-10 lần.
+Biện pháp lắp ổ bi giảm từ 20-30lần.
-cho HS xem tranh vẽ ổ bi và yêu cầu HS nêu tác dụng và ý nghĩa.
- Tương tự, HS nêu được lợi ích của ma sát và biện pháp tăng ma sát.
HĐ 4: Vận dụng
- Yêu cầu HS nghiên cứu C8: trả lời vào vở BT ngay tại lớp trong 5 ph. Sau đó GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, GV chuẩn lại cho ghi vở.
+Cách làm tăng Fms , chân phải đi dép xốp.
+Rải cát trên bùn, đường.
+ Không thể làm giảm được.
+Ô tô và xe đạp, vật nào có quán tính lớn hơnvật nào dễ thay đổi vận tốc hơn?
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C9.
Củng cố:
- Có mấy loại ma sát, hãy kể tên.
- Fms trong trường hợp nào có hại- cách làm giảm.
- Fms trường hợp nào có lợi- cách làm tăng..
Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ.
- Làm lại C8, C9 SGK.
-Làm bài tập từ 6.1-6.5SBT.
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biệt”.
- Đoạn đường gồ ghề đạp xe nặng nề hơn.
- HS đọc thông tin trong SGK.
+ Fms trượt xuất hiện ở má phanh ép vào bánh xe ngăn cản c/đ của vành.
+ Fms trượt xuất hiện ở giữa bánh xe và mặt đường.
-Có cản trở c/đ.ù 
C1: làm cá nhân:
-Ma sát giữa dây cung ở cần kéo của đàn nhị, violon.với dây đàn. 
- HS đọc thông tin trong SGK 
- Không phải vì không có c/đ trượt.
- chuyển động lăn.
- Fms lăn xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt sàn.
-có cản trở c/đ.
-Khi dịch chuyển vật nặng có thể kê những thanh hình trụ làm con lăn. Ma sát giữa con lăn với mặt trượt là ma sát lăn .
C3:
+ Fms trượt là hình 6.1a.
+Fms lăn là hình 6.1b.
Nhận xét: 
Fk vật trong trường hợp có Fmslăn nhỏ hơn trường hợp có Fms trượt.
(Fms lăn < Fms trượt)
- Đọc thông tin và quan sát H 6.2.
-Nhận dụng cụ, làm TN theo nhóm: đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa c/đ
Fk =
-Thảo luận nhóm.
+Vật không thay đổi vận tốc: chứng tỏ vật chịu t/d của hai lực cân bằng, lực cản cân bằng với lực kéo.
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu t/d của lực mà vật vẫn đứng yên..
- Lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi theo tác dụng lực lên vật, luôn giữ vật ở trạng thái cân bằng.
-HS nêu ví dụ:trong dây chuyền sx của nhiều nhà máy các sản phẩm di chuyển cùng với băng truyền tải nhờ lực ma sát nghỉ.
+Trong đời sống nhờ lực MSN người ta mới đi lại được, MSN giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.
- Lực ma sát có thể có hại. Làm C6.
a) MST làm mòn xích đĩa; khắc phục: tra dầu.
b) MST làm mòn trục cản trở c/đ bánh xe; khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu.
c) Cản trở c/đ của thùng; khắc phục: lắp bánh xe con lăn.
- Lực ma sát có thể có ích.làm C7.
- Fms giữ phấn trên bảng.
- Fms làm cho ốc và vít giữ chặt vào nhau.
- Fms làm nóng chỗ tiếp xúc để đốt diêm.
- Fms giữ cho ô tô trên mặt đường.
* Cách làm tăng lực ma sát:
- Bề mặt sần sùi, gồ ghề.
-Oác vít có rãnh.
-Lốp xe, đế dép có khía cạnh.
- Làm bằng chất như cao su.
- Tự làm C8.
+Sàn gỗ, sàn đá hoa khi lau, nhẵn Fms nghỉ ít chân khó bám vào sàn, dễ ngã. Fms nghỉ có lợi.
+ Bùn trơn, Fms lăn giữa lốp xe và đất giảm, bánh xe bị quay trượt trên đấtFms có lợi.
+Ma sát làm đế giày mòncó hại.
+ Ô tô lớnquán tính lớnkhó thay đổi vận tốclực ma sát nghỉ phải lớn để bánh xe bám vào mặt đường, do đó bề mặt lốp phải khía rãnh sâu hơn.
+ Bôi nhựa thông để tăng lực ma sát giữa dây cung với dây đàn.
C9: Biến Fms trượtFms lăngiảm Fms máy móc c/đ dễ dàng.
-HS ghi phần ghi nhớ.
Kết luận toàn bài:
- Có 3 loại lực ma sát: lực MST, lực MSL, lực MSN (phân biệt theo tính chất c/đ của vật).
- Lực ma sát có thể có hại: mài mòn, vật nóng lên, c/đ chậm lại. Cần có biện pháp giảm ma sát như: bôi trơn, lắp vòng bi, làm nhẵn bề mặt.
-Lực ma sát có thể có ích: Khi cần mài mòn vật, giữ vật đứng yên, làm vật nóng lên
Cần có biện pháp làm tăng ma sát: Tăng độ ráp bề mặt, thay đổi chất liệu tiếp xúc
Bài 6
LỰC MA SÁT
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT?
1. Lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
2. Ma sát lăn:
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
3. Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
- Để đo lực ma sát người ta có thể dùng lực kế.
GHI NHỚ: SGK tr.24
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc