Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2011-2012

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Biểu diễn trọng lực vật có khối lượng 5kg tỉ xích 0,5cm = 10N

 3. Dạy học bài mới:

 Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết nếu một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên.Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hai lực cân bằng

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của hai lực cân bằng

Hoạt động của Giáo viên - Học sinh Nội dung

- Giáo viên đưa ra 2 thí dụ: quan sát đặt trên bàn, quả cầu treo ở dây.

- Treo bảng con HS xác định các lực tác dụng lên 2 vật trên lên bảng con.

? Nhận xét về điểm đặt, cường độ phương chiều của 2 lực tác dụng lên quyền sách quả cầu. I. Lực cân bằng:

1. Hai lực cân bằng là gì?

Hai lực cân bằng là hai lực:

- Cùng đặt lên một vật

- Cường độ lực bằng nhau.

- Phương nằm trên cùng 1 đường thẳng.

- Chiều ngược nhau.

- Quả cầu treo ở dây, quyển sách đặt trên bàn đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/09/2011 Ngày dạy: 20/09/2011
Tiết 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ
	- Quan sát TN thấy được vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật chuyển động thẳng đều, giải thích được hiện tượng quán tính.
	- Thái độ cẩn thận, cần cù, trung thực.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
1.Giáo viên: Bảng phụ, Hình vẽ 5.3, Xe lăn + búp bê, Bộ thí nghiệm về quán tính 
Máy ATút .
 2.Học sinh: Vở ghi, quả bóng bàn có dây treo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Biểu diễn trọng lực vật có khối lượng 5kg tỉ xích 0,5cm = 10N
	3. Dạy học bài mới:
	 Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết nếu một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên.Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hai lực cân bằng
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của hai lực cân bằng
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung
- Giáo viên đưa ra 2 thí dụ: quan sát đặt trên bàn, quả cầu treo ở dây.
- Treo bảng con HS xác định các lực tác dụng lên 2 vật trên lên bảng con.
? Nhận xét về điểm đặt, cường độ phương chiều của 2 lực tác dụng lên quyền sách quả cầu.
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
Hai lực cân bằng là hai lực:
- Cùng đặt lên một vật
- Cường độ lực bằng nhau.
- Phương nằm trên cùng 1 đường thẳng.
- Chiều ngược nhau.
- Quả cầu treo ở dây, quyển sách đặt trên bàn đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về tác dụng của hai lực cân bằng lên cùng một vật
Mục tiêu: HS nắm được t ác d ụng c ủa hai lực cân bằng lên cùng một vật đang chuyển động sẽ làm vật tiếp tục chuyển động
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung
- HS đọc phần dự đoán
- GV chốt lại 1 số ý chính
- GV làm TN với máy Atút hướng dẫn HS quan sát trả lời câu hỏi.
? Trả lời câu C2
? Khi đặt thêm vật A' vì sao A và A' chuyển động.
? Khi A' bị giữ lại A có chuyển động không và lúc này nó chịu tác dụng của những lực nào.
? Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ chuyển động ntn.
? Từ 2 mục trên em rút ra kết luận gì.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a) Dự đoán: SGK.
- Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng thì vận tốc của vật không thay đổi nghĩa là vật chuyển động thẳng đều.
C2: Quả cân A chịu tắc dụng của 2 lực cân bằng. Trọng lực PA = sức căng T của dây.
C3: Đặt thêm A' nên PA + PA' >T nên AA' chuyển động nhanh dần xuống dưới.
C4: Khi A' bị giữ lại A vẫn tiếp chuyển động và chịu tác dụng của 2 lực cân bằng PA = T -> chuyển động A lúc này là chuyển động thẳng đều.
Kết luận: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên đang chuyển động sẽ trực tiếp chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính
Mục tiêu: HS giải thích được hiện tượng quán tính
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung
- HS đọc SGK. Lấy ví dụ
? Tại sao khi có lực tác dụng mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
- HS làm theo nhóm trả lời các câu hỏi C6; C7.
- HS làm thí nghiệm về quán tính với bộ TN về quán tính
II. Quán tính:
1. Nhận xét:
Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
2. Vận dụng:
C5: Ngã về phía sau vì chân búp bê chuyển động cùng xe nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa chuyển động được.
C7: Ngã về trước vì khi xe dừng lại chân búp bê dừng lại với xe còn đầu và thân búp bê vẫn chuyển động về trước.
IV. CỦNG CỐ LUYỆN TẬP:
	? Nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng.
	? Vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động của vật thay đổi như thế nào.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	- Làm câu C8, vận dụng kiến thức phần ghi nhớ để làm bài tập 5.1->5.2 KT về quán tính 5.3; KT biểu diễn lực 5.5 - 5.6.
	- Giáo viên hướng dẫn bài 5.4; 5.8.
	5.4: Lực kéo đầu tàu cân bằng lực cản tác dụng lên đoàn tàu -> vận tốc đoàn tàu không đổi.
	5.8: Linh dương nhảy tạt sang bên, do quán tính báo lao về phía trước.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
DUYỆT CỦA TCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5(1).doc