Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2009-2010

Câu 1. Có một ôtô chuyển động trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng ?

A . ôtô chuyển động so với mặt đường. B . ôtô đứng yên so với người lái xe.

C . ôtô chuyển động so với người lái xe. D . ôtô chuyển động so với cây bên đường.

Câu 2. Nếu biết độ lớn vận tốc của một vật, ta có thể :

A . Biết được quỹ đạo của vật là đường thẳng C . Biết được tại sao vật chuyển động.

hay đường cong.

B . Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm. D . Biết được hướng chuyển động của vật.

Câu 3. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều ?

A . Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. C . Chuyển động của ôtô khi rời bến.

B . Vận động viên chạy 100m đang về đích. D . Chuyển động của đầu cánh quạt máy

khi quạt đang chạy ổn định.

Câu 4. Khi có một lực tác động lên một vật thì :

A . Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn tăng. C . Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn không đổi.

B . Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn giảm. D . Độ lớn vật tốc của vật có thể tăng, giảm

 hoặc không đổi.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/8/2009
Ngày dạy : 16/9/2009
TIẾT 5 : SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I . Mục tiêu .
1 . Kiến thức : Sau bài này, GV giúp HS :
Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ lực.
Giải thích được hiện tượng quán tính.
2 . Kĩ năng :
Nêu dược ví dụ về hai lực cân bằng.
Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.
3 . Thái độ :
Học tập nghiêm túc, tích cự trong các hoạt động nhóm, ham tìm tòi và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
II . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 5 sgk.
Máy A-tút, bảng 5.1 sgk.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 5 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ : 	KIỂM TRA 15 PHÚT
Nội dung càn kiểm tra :
+ Chuyển động cơ học.
+ Vận tốc, công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc.
+ Chuyển động đều, chuyển động không đều, vận tốc trung bình.
MA TRẬN ĐỀ
 Bậc nhận 
 thức
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 1 : Chuyển động cơ học.
1x1đ
1đ
Bài 2 : Vận tốc.
1x1đ
1x1đ
2đ
Bài 3 : Chuyển động đều – Không đề.
1x1đ
1x2đ
1x1đ
1x3đ
2đ
5đ
Tổng 
2đ
2đ
2đ
1đ
3đ
5d
5đ
NỘI DUNG ĐỀ
A . Trắc nghiệm.
Câu 1. Có một ôtô chuyển động trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng ?
A . ôtô chuyển động so với mặt đường.	B . ôtô đứng yên so với người lái xe. 
C . ôtô chuyển động so với người lái xe.	D . ôtô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 2. Nếu biết độ lớn vận tốc của một vật, ta có thể :
A . Biết được quỹ đạo của vật là đường thẳng 	C . Biết được tại sao vật chuyển động.
hay đường cong.
B . Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm.	D . Biết được hướng chuyển động của vật.
Câu 3. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều ?
A . Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.	C . Chuyển động của ôtô khi rời bến. 
B . Vận động viên chạy 100m đang về đích.	D . Chuyển động của đầu cánh quạt máy 
khi quạt đang chạy ổn định.
Câu 4. Khi có một lực tác động lên một vật thì : 
A . Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn tăng. 	C . Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn không đổi.
B . Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn giảm. 	D . Độ lớn vật tốc của vật có thể tăng, giảm 
 	 hoặc không đổi.
Câu 5. Một xe đạp chạy với vận tốc 9km/h. Như vậy xe đạp này đã chạy với vận tốc là bao nhiêu m/s ?
A . 32,4 m/s 	;	B . 2,5 m/s	;	C . 3 m/s	;	D . 12 m/s
B . Tự luận.
Câu 1. Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?
Câu 2. Một người đi xe đạp xuống dốc dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m; đoạn dốc còn lại đi hết 18s. Tính vận tốc trung bình :
Trên mỗi đoạn dốc.
Trên cả dốc. 	
3 . Bài mới :
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. 
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hai lực cân bằng.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau cùng tác dụng vào một vật, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- Quan sát hình 5.2 sgk thảo luận hoàn thành C1 theo hướng dẫn của GV.
P
T
P
Q
P
Q
2,5 N
0,5 N 
1 N
- Lắng nghe.
- Đọc thông tin trong sgk và đưa ra dự đoán : nếu có lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ không thay đổi, nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, thu thập số liệu.
- Thảo luận trả lời C2 => C5 theo hướng dẫn của GV.
+ Chuyển động của quả cân A khi đã qua lỗ A là chuyển động thẳng đều vì vận tốc của nó có độ lớn không đổi.
- Lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về quán tính.
- Đưa ra những nhận xét về hiện tượng đã thấy trong thực tế mà GV nêu ra => hình thành khái niệm về quán tính như trong sgk.
Hoạt động 4 : Vận dụng – Tổng kết.
- Quan sát hình vẽ, thảo luận trả lời C6, C7 theo yêu cầu của GV.
+ C6. Bút bê đang đứng yên trên xe. Khi đẩy xe, chân bút bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngả về phía sau.
+ C7. Khi xe và búp bê đang chuyển động, nếu bất chợt dừng xe lại thì búp bê ngả về phía trước. Vì chân búp bê dừng lại cùng với xe, trong khi thân và đầu búp bê có quán tính không dừng lại ngay được nên vẫn chuyển động về phía trước.
- Lắng nghe.
- Đọc và trả lời C8 theo hướng dẫn của GV.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- GV giới thiệu : Ở lớp 6 các em đã biết một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy nếu vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em biết về điều này.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về hai lực cân bằng đã học ở lớp 6.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 sgk thảo luận hoàn thành C1.
- GV hướng dẫn HS biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu và quả bóng.
- GV nhận xét : Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật vẫn đứng yên, nghĩa là vận tốc của vật không thay đổi. Vậy nếu có lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và đưa ra dự đoán.
- GV hướng dẫn HS các bước quan sát thí nghiệm và thu thập số liệu.
- GV tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát.
- Cho HS thảo luận trả lời C2 => C5.
+ H : Em có nhận xét gì về chuyển động của quả cân A khi đã qua lỗ K?
- GV nhận xét và chốt lại : Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- GV làm thí nghiệm vui : Lấy tờ tiền giấy và đưa ra một số hiện tượng liên quan đến quán tính mà HS thường gặp, từ đó đi đến kết luận : Khi có lực tác dụng, vật không thể thay đổi vận tốc ngay lập tức vì vật có quán tính.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận trả lời C6, C7.
+ H : Búp bê đang đứng yên trên xe, nếu bất chợt đẩy xe về phía trước thì búp bê xẽ ngả về phía nào? Vì sao?
+ H : Nếu xe và búp bê đang chuyển động, ta dừng xe lại thì búp bê ngả về phía nào? Tại sao?
- GV nhận xét và nêu thêm vài ví dụ về quán tính, yêu cầu hS về nhà giải thích.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C8.
- Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
- GV dặn dò : Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 6 sgk.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 5 : SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I . Hai lực cân bằng .
1 . Hai lực cân bằng là gì ?
0,5 N 
1 N
P
Q
P
T
2,5 N
P
Q
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.
C1. 
2 . Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a) Dự đoán : sgk.
b) Thí nghiệm kiểm tra : sgk.
C2. Quả cân A chịu tác dụng của hai lực cân bằng : trọng lực P và sức căng T của sợi dây. 
C3. Đặt thêm vật lặng A’ lên A, khi đó PA + PA’ lớn hơn T nên vật AA’ chuyển động nhanh dần đi xuống.
C4. Khi đi qua lỗ K, vật A’ bị giữ lại. Lúc này quả cân A lại chịu tác dụng của hai lực cân bằng : Trọng lực P và sức căng của sợi dây T. Nhưng quả cân A vẫn tiếp tục chuyển động.
C5. 
Thí nghiệm trên chứng tỏ một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
II . Quán tính.
1 . Nhận xét.
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc ngay được vì mọi vật có quán tính.
2 . Vận dụng.
C6. Bút bê đang đứng yên trên xe. Khi đẩy xe, chân bút bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngả về phía sau.
C7. Khi xe và búp bê đang chuyển động, nếu bất chợt dừng xe lại thì búp bê ngả về phía trước. Vì chân búp bê dừng lại cùng với xe, trong khi thân và đầu búp bê có quán tính không dừng lại ngay được nên vẫn chuyển động về phía trước.
C8.
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm : 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
A . Trắc nghiệm : 5đ; mỗi câu đúng 1đ.
Câu 1. C	;	Câu 2. B	;	Câu 3. D	;	Câu 4. D	Câu 5 : B
	B . Tự luận : 5đ.
	Câu 1. 2đ. Mỗi ý đúng được 1đ.
	Câu 2. 3đ.
Giải :
a. + Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường đầu là:
 Ta có : vtb1 = s1/t1 = 30/12 = 2,5 (m/s) : (0,75đ)
 + Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường sau là:
Độ dài quãng đường sau : s2 = s – s1 = 120 – 30 = 90 (m) : (0,5đ)
 Ta có : vtb2 = s2/t2 = 90/18 = 5 (m/s) : (0,75đ)
b. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn dốc là:
 Ta có : vtb = s/t = : (1đ)
Đáp số : 	a. vtb1 = 2,5 m/s ; vtb2 = 5 m/s (0,25đ)
	 	b. vtb = 4 m/s
	Tóm tắt : 0,25đ
	s = 120m
	t1 = 12s
	s1 = 30m
	t2 = 18s
	Hỏi :
vtb1 ; vtb2 = ? m/s
vtb = ? m/s
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Lớp
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm > 5
SL 
%
8A6
8A10
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5.doc