Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4: Biểu diễn lực - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4: Biểu diễn lực - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên

Hoạt động 1( 5 phút): Tổ chức tình huống học tập :

GV nêu vấn đề: Một vật có thể chịu tác động của một hoặc đồng thời nhiều lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực?.

Hoạt động 2 (10 phút) : Ôn lại khái niệm lực, mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc:

GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tác dụng của lực.

HS: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật.

GV: Yêu cầu các nhóm HS trả lời C1

HS: Các nhóm thảo luận và trả lời C1.

GV: Nhận xét, bổ xung nếu sai sót.

Hoạt động 3 (15phút): Biểu diễn lực:

GV: Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của lực ở lớp 6.

HS: Lực có 3 yếu tố: Độ lớn, phương và chiều.

GV: Đại lượng mà có 3 yếu tố trên là một đại lượng véc tơ. Vậy lực là một đại lượng véc tơ.

GV: Để biểu diễn véctơ lực người ta dùng một mũi tên.

- Gốc là điểm mà lực t/d lên vật (điểm đặt của lực).

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 4: Biểu diễn lực - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Lâm Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 8A: ./9/2008
Lớp 8B: ./9/2008
Tiết4:
Biểu diễn lực
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. 
Nhận biết được lực là đại lượng véc tơ . Biểu diễn được véc tơ lực. 
Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng biểu diễn lực
Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác nhóm, yêu thích môn học. 
Chuẩn bị:
Giáo viên: Quả bóng.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
Tiến trình tổ chức dạy học:
ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Lớp 8A: Tổng số:  Vắng: 
Lớp 8B: Tổng số:  Vắng: 
Kiểm tra bài cũ 5 phút): 
Câu hỏi: Chuyển động thẳng đều, không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
Trả lời: Ghi nhớ SGK
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1( 5 phút): Tổ chức tình huống học tập : 
GV nêu vấn đề: Một vật có thể chịu tác động của một hoặc đồng thời nhiều lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực?. 
Hoạt động 2 (10 phút) : Ôn lại khái niệm lực, mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc: 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tác dụng của lực.
HS: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật.
GV: Yêu cầu các nhóm HS trả lời C1
HS: Các nhóm thảo luận và trả lời C1.
GV: Nhận xét, bổ xung nếu sai sót.
Hoạt động 3 (15phút): Biểu diễn lực: 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của lực ở lớp 6.
HS: Lực có 3 yếu tố: Độ lớn, phương và chiều.
GV: Đại lượng mà có 3 yếu tố trên là một đại lượng véc tơ. Vậy lực là một đại lượng véc tơ.
GV: Để biểu diễn véctơ lực người ta dùng một mũi tên.
- Gốc là điểm mà lực t/d lên vật (điểm đặt của lực).
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ (Độ lớn) của lực theo một tỉ lệ xích.
HS: Nhận thức vấn đề.
GV thông báo ký hiệu véc tơ lực, cường độ lực.
GV:Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK và chỉ ra các yếu tố của vectơ lực.
HS nghiên cứu tài liệu và tự mô tả lại thí dụ trong SGK.
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng:
GV yêu cầu h/s thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C2, C3 
HS: Đại diện các nhóm trả lời. Và nhận xét chéo nhau.
GV: Nhận xét chung và chuẩn hoá kiến thức
I. Ôn lại khái niệm lực: 
 C1: 
+Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên . 
+Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng . 
II . Biểu diễn lực: 
1. Lực là một đại lượng véc tơ.
* Lực là một đại lượng véctơ vì nó có độ lớn, có phương và chiều. 
2. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực. 
* Ký hiệu: - Véc tơ lực.
 - Độ lớn của lực: F.
* Ví dụ: 
 SGK.
III. Vận dụng : 
 C2: 
+ Độ lớn của trọng lực là: 
P=10.m= 5.10=50N ; F=15000N
P
C3: (H4.4- SGK)
a, , theo phương thẳng đứng , chiều hướng từ dưới lên.
b, theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
c, có phương chếch với phương nằm ngang một góc 300. chiều hướng lên.
Củng cố (2 phút). Khắc sâu kiến thức bài bằng cách yêu cầu 3 HS đọc lại phần ghi nhớ.
Hướng dẫn học ở nhà (2 phút).
Học thuộc phần ghi nhớ . 
Làm bài tập từ 4.1 đến 4.5 – SBT; Chuẩn bị bài : Sự cân bằng lực – quán tính .

Tài liệu đính kèm:

  • docT4 Bieu dien luc.doc