Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tương cơ và nhiệt - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tương cơ và nhiệt - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương

GV cho HS quan sát bảng 27.1

· Yêu cầu nhóm thảo luận, phân tích hiện tượng xảy ra và hoàn thành chỗ trống trong bảng

· Động năng của hòn bi đã chuyển hoá thành gì của miếng gỗ?

· Vậy hòn bi đã truyền gì cho miếng gỗ?

· Miếng nhôm và nước lạnh thì vật nào nhận thêm nhiệt lượng và vật nào mất bớt nhiệt lượng? Ta nói miếng nhôm đã truyền gì cho nước lạnh?

· Viên đạn đã truyền gì cho nước biển?

GV cho lớp thảo luận thống nhất câu trả lời

· Như vậy trong các hiện tượng trên người ta nói hòn bi, miếng nhôm, viên đạn đã truyền năng lượng cho miếng gỗ, nước lạnh, nước biển

· Yêu cầu cá nhân lấy vd về sự truyền năng lượng như các hiện tượng vừa phân tích

GV nhận xét

Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng không? Ta sang mục II

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tương cơ và nhiệt - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :32
Tiết :32 
TIẾT 32. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
Ngày soạn: 3/4/2010
Ngày dạy : 7/4/2010
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS hiểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt 
HS biết được cơ năng và nhiệt năng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác và từ vật này sang vật khác 
HS biết mô tả các hiện tượng đơn giản về hiện tượng cơ nhiệt 
Kĩ năng:
Quan sát hình, phân tích hiện tượng xảy ra 
Lấy ví dụ về sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng 
Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng trong thực tế 
Thái độ:
Nghiêm túc, tự lực trong học tập 
CHUẨN BỊ:
Gv: bảng 27.1, 27.2
HS : đọc và nghiên cứu bài ở nhà trước 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP _ KIỂM TRA BÀI CŨ
HS trả lời câu hỏi 
HS làm bài tập 
HS chú ýnhận xét 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
HS 1: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? Kí hiệu và đơn vị? Năng suất toả nhiệt của xăng 46.106 J/ kg. Con số đó cho biết ý nghĩa gì?
HS 2: tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 18kg củi và 18kg than đá. Sử dụng nhiên liệu nào tốt hơn. Tại sao?
GV nhận xét câu trả lời của HS 
HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
Cá nhân trả lời 
HS chú ý 
Động năng có thể chuyển hoá thành gì? Lúc đó cơ năng sẽ như thế nào? Nhiệt năng có thể chuyển hoá thành cơ năng không? Trong quá trình truyền như vậy năng lượng có mất đi không? Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi này 
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU SỰ TRUYỀN CƠ NĂNG, NHIỆT NĂNG TỪ VẬT NÀY SANG VẬT KHÁC
HS đọc C1
HS quan sát bảng 
Nhóm thảo luận điền vào chỗ trống 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời câu hỏi 
Lớp thảo luận thống nhất câu trả lời 
HS chú ý 
Cá nhân lấy vd
Yêu cầu HS đọc C1
GV cho HS quan sát bảng 27.1
Yêu cầu nhóm thảo luận, phân tích hiện tượng xảy ra và hoàn thành chỗ trống trong bảng 
Động năng của hòn bi đã chuyển hoá thành gì của miếng gỗ?
Vậy hòn bi đã truyền gì cho miếng gỗ?
Miếng nhôm và nước lạnh thì vật nào nhận thêm nhiệt lượng và vật nào mất bớt nhiệt lượng? Ta nói miếng nhôm đã truyền gì cho nước lạnh?
Viên đạn đã truyền gì cho nước biển?
GV cho lớp thảo luận thống nhất câu trả lời 
Như vậy trong các hiện tượng trên người ta nói hòn bi, miếng nhôm, viên đạn đã truyền năng lượng cho miếng gỗ, nước lạnh, nước biển
Yêu cầu cá nhân lấy vd về sự truyền năng lượng như các hiện tượng vừa phân tích 
GV nhận xét
Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng không? Ta sang mục II
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CÁC DẠNG CỦA CƠ NĂNG, GIỮA CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG
HS đọc C2
HS quan sát 
Nhóm thảo luận 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS hoàn thành bảng 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời câu hỏi 
Lớp thảo luận 
HS trả lời 
HS chú ý 
Yêu cầu HS đọc C2
GV cho HS quan sát bảng 27.2
Yêu cầu nhóm thảo luận phân tích hiện tượng xảy ra và điền vào chỗ trống 
Khi con lắc từ vị trí a tới vị trí b thì động năng và thế năng của con lắc như thế nào? Vậy con lắc đã chuyển hoá từ gì sang gì? 
Khi con lắc từ vị trí b tới vị trí c thì động năng và thế năng của con lắc như thế nào? 
Con lắc đã chuyển hoá từ gì sang gì? 
Yêu cầu HS điền vào bảng 27.2
Miếng đồng nóng lên được là do đâu? Miếng đồng nhận gì từ tay? 
Khi đun nóng không khí và hơi nước thì không khí và hơi nước nhận gì?
Tại sao nút lại bật lên, lúc này hơi nước và không khí sẽ như thế nào?
GV cho lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời
Tóm lại từ các hiện tượng trên thì năng lượng có tính chất gì? 
GV chốt lại và thống nhất năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác và có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác 
Như vậy sự truyền và chuyển hoá năng lượng như vậy gọi là gì ta sang mục III
HOẠT ĐỘNG 5: SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
HS chú ý 
HS nhắc lại và ghi vở 
HS đọc và trả lời C3
HS trả lời câu hỏi 
HS chú ý 
GV thông báo: người ta làm nhiều thí nghiệm khác nhau và chứng tỏ rằng trong hiện tượng cơ và nhiệt: năng lượng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác 
Nội dung này chính là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng 
Yêu cầu HS nhắc lại và ghi nội dung vào vở 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C3
Nói tóm lại qua bài học hôm nay ta cần nắm được gì? 
Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền và chuyển hoá như thế nào? 
Nội dung định luật bảo toàn năng lượng?
GV giới thiệu trong kĩ thuật và tự nhiên, việc chuyển hóa từ cơ năng thành nhiệt năng thường dễ hơn việc chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng. Trong các máy cơ, luôn có 1 phần cơ năng chuyển thành nhiệt năng. Nguyên nhân xuất hiện nhiệt đó là do ma sát. Ma sát không những làm giảm hiệu suất của các máy móc mà còn làm máy móc nhanh hư hỏng. Do đó cần phải làm giảm ma sát cho các máy móc 
Để hiểu rõ hơn về định luật bảo toàn năng lượng ta sang mục IV
HOẠT ĐỘNG 6: VẬN DỤNG _ DẶN DÒ
HS đọc và trả lời C4
HS đọc và trả lời C5
HS đọc và trả lời C6
HS ghi phần dặn dò của GV 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C4
GV gọi 1 vài HS nêu vd và nhận xét 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C5
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C6
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Dặn HS học bài _ đọc có thể em chưa biết 
Làm bài trong sbt
Chuẩn bị bài mới 
Phần ghi bảng
TIẾT32. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG
 CƠ VÀ NHIỆT
SỰ TRUYỀN CƠ NĂNG, NHIỆT NĂNG TỪ VẬT NÀY SANG VẬT KHÁC:
C1. Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ
Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho nước 
Viên đạn truyền cơ năng và nhiệt năng cho nước biển
Nhận xét: năng lượng đã truyền từ vật này sang vật khác 
SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CÁC DẠNG CỦA CƠ NĂNG, GIỮA CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG:
C2. Khi con lắc từ A tới B thì thế năng chuyển hoá dần thành động năng
Khi con lắc từ B tới C thì động năng chuyển hoá dần thành thế năng
Cơ năng của tay đã chuyển hoá thành nhiệt năng của miếng đồng 
Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hoá thành cơ năng của nút 
SỰ BÀO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT:(SGK)
VẬN DỤNG:
C5. Cơ năng đã chuyển thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt, và không khí xung quanh
C6. Cơ năng đã chuyển thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh 
GHI NHỚ: (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuet 26.doc